Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Vật lí có đáp án (phần 2)

2.7 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Vật lí gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Vật lí. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Vật lí (Phần 2)

Bài 1: Để truyền công suất P = 40 kW từ nơi có điện áp U1 = 2000 V, người ta dùng dây dẫn bằng đồng. Biết điện áp cuối đường dây U2 = 1800 V. Điện trở của dây là

A. 200 Ω.

B. 50 Ω.

C. 40 Ω.

D. 10 Ω.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Ta có: ΔPP=ΔUUΔP=2002000.40000=4kW

Mặt khác: ΔP=RP2U2R=ΔP.U2P2=4000.20002400002=10Ω

Bài 2: Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 (đường nét đứt) và t2=t1+0,3s  (đường nét liền). Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm N trên dây là

Tài liệu VietJack

A. -39,3 cm/s.

B. 65,4 cm/s.

C. -65,4 cm/s.

D. 39,3 cm/s.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

6 ô = 30 cm ⇒ 1 ô = 5 cm, bước sóng: λ=8 ô = 40 cm

Mặt khác trong khoảng thời gian Δt=0,3s  sóng truyền đi được một đoạn Δx=30cm

 Tốc độ truyền sóng trên dây là v=ΔxΔt=300,3=100cm/s

Tại thời điểm t2 điểm N ở VTCB theo chiều dương nên

vN=Aω=2πv.Aλ=2π.100.580=39,3cm/s

Bài 3: Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây Sai?

A. Những phần tử môi trường cách nhau một số lần bước sóng thì dao động cùng pha.

B. Hai phần tử môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 900.

C. Những phần tử môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.

D. Hai phần tử môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

A sai, C đúng vì những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha:

Δφ=2πdλ=2πd=kλ

B đúng vì Δφ=2πdλ=2πλ4λ=π2

D đúng vì Δφ=2πdλ=2πλ2λ=π

Bài 4: Hai điểm M, N cùng nằm trêm một phương truyền sóng cách nhau λ3.  Tại thời điểm t, khi li độ dao động tại M là uM=+3cm  thì li  độ dao động tại N là uN=3cm.  Biên độ sóng bằng

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Hai điểm cách nhau d=λ3 ⇒ Độ lệch pha giữa hai điểm là

φ=2πdλ=2πλ3λ=2π3.

Hai điểm đối xứng qua nút nên mỗi bên cách nút π3 .

⇒ Cách bụng sóng hay chính là cách biên π6

x=Acosπ63=A32A=23 cm.

Bài 5: Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào

A. công suất của nguồn phát ra âm đó.

B. độ đàn hồi của nguồn âm.

C. số lượng nguồn âm.

D. tính đàn hồi và khối lượng riêng của môi trường.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và khối lượng riêng của môi trường.

Bài 6: Máy biến áp là thiết bị

A. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

B. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.

C. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.

D. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.

Bài 7: Một vật dao động điều hòa có phương trình là x=5cos2πtπ6 cm. Vận tốc của vật khi đi qua vị trí có x = 3 cm là

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Ta có: x2+v2ω2=A2v=±ωA2x2

Khi li độ của vật là x = 3 cm, suy ra vận tốc của vật là

v=±2π5232=±25,13 cm/s.

Bài 8: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.

B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm cùng pha.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Bài 9: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ trong một môi trường vật chất.

B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất (nơi sóng truyền qua) cùng truyền đi theo sóng.

C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.

D. Sóng dọc có phương dao động của các phần tử vật chất trùng với phương truyền sóng.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

B sai vì sóng cơ học là loại sóng lan truyền dao động cơ học của các phần tử môi trường vật chất. Trong khi sóng có thể di chuyển và truyền năng lượng trên quãng đường dài, thì các phần tử môi trường chỉ dao động quanh vị trí cân bằng của nó.

Bài 10: Hai con lắc làm bằng hai hòn bi có bán kính bằng nhau, treo trên hai sợi dây có cùng chiều dài. Khối lượng của hai hòn bi là khác nhau. Hai con lắc cùng dao động trong một môi trường với cùng biên độ. Thì con lắc nào tắt nhanh hơn?

A. Con lắc nhẹ.

B. Con lắc nặng.

C. Tắt cùng lúc.

D. Chưa thể kết luận.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Ta có: Cùng độ cao ban đầu, con lắc nặng tích trữ năng lượng (dạng thế năng) lớn hơn năng lượng tích trữ (dạng thế năng) của con lắc nhẹ vì thế năng trọng trường phụ thuộc khối lượng vật và vị trí của vật. Do CĐ trong cùng 1 môi trường, cùng kích thước ⇒  Fc bằng nhau ⇒ Con lắc nhẹ tắt nhanh hơn.

Bài 11: Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

D. hệ số lực cản tác dụng lên vật.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật mà phụ thuộc vào hệ số lực cản, biên độ và tần số của ngoại lực.

Bài 12: Chọn phát biểu sai khi nói về sóng dừng?

A. Điểm bụng là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ cùng pha.

B. Điểm nút là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ ngược pha.

C. Trong sóng dừng có sự truyền pha từ điểm này sang điểm khác.

D. Các điểm nằm trên một bó thì dao động cùng pha.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Trong sóng dừng không có sự truyền pha, không truyền năng lượng.

Bài 13: Cảm giác về âm phụ thuộc vào

A. nguồn âm và tai người nghe.

B. môi trường truyền âm.

C. nguồn âm và môi trường truyền âm.

D. tai người nghe và môi trường truyền âm.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Cảm giác về âm phụ thuộc vào nguồn âm và tai người nghe.

Bài 14: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u = 2cos40πt và u = 2cos(40πt + π) (u tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là:

A. 19.         

B. 18.          

C. 20.          

D. 17.

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Ta có: λ=vf=1,5cm

BM=AB2+AM2=202cm

Hai nguồn ngược pha nên để một điểm P trên BM dao động với biên độ cực đại thì nó phải thỏa mãn:

d1d2=k+0,5λ20202k+0,5.1,52006,02k12,8

 ⇒ Có 19 giá trị của k thỏa mãn hay có 19 điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM.

Bài 15: Chọn phát biểu sai về dao động duy trì.

A. Có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của hệ.

B. Năng lượng cung cấp cho hệ đúng bằng phần năng lượng mất đi trong mỗi chu kỳ.

C. Có tần số dao động không phụ thuộc năng lượng cung cấp cho hệ.

D. Có biên độ phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kỳ.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

D sai vì năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kỳ chỉ để bổ sung phần năng lượng đã mất, giúp hệ vẫn dao động với biên độ như ban đầu chứ không quyết định biên độ dao động, biên độ dao động phụ thuộc cách kích thích.

Bài 16: Khi một điện trở R được nối vào nguồn điện có suất điện động E  và điện trở trong r. Để công suất trên R đạt cực đại thì giá trị của nó bằng:

A. r.            

B. 2r.          

C. 4r.          

D. r2.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Ta có:

PR=RI2=R.E2R+r2=E2R+r2R+2r

Do R+r2R2r  nên PRmax=E22r  khi và chỉ khi R=r

Bài 17: Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì

A. tần số sóng không đổi, vận tốc của sóng tăng.

B. tần số sóng không đổi, vận tốc của sóng giảm.

C. tần số sóng tăng, vận tốc của sóng tăng.

D. tần số sóng giảm, vận tốc của sóng giảm.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì tần số của sóng là không đổi, vận tốc truyền sóng tăng.

Bài 18: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở dòng điện một chiều.

B. Điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn thuần cảm và cường độ dòng điện qua nó có thể đồng thời bằng một nửa các biên độ tương ứng của chúng.

C. Cảm kháng của cuộn cảm tỉ lệ nghịch với chu kỳ của dòng điện xoay chiều.

D. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm tỉ lệ với tần số dòng điện.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

A sai vì cuộn cảm thuần chỉ cản trở dòng xoay chiều còn cuộn cảm có r thì cản trở cả dòng 1 chiều.

B sai vì cuộn cảm thuần có i, u vuông pha nên không thể đồng thời bằng 1 nửa giá trị biên độ được.

C đúng vì ZL=2πf.L=2πT.L

D sai vì I tỉ lệ nghịch với tần số dòng điện: I=UZLZL=UZLL.ω=UZLL.2πf

Bài 19: Một ô tô khởi hành lúc 7 giờ. Nếu chọn mốc thời gian là 5 giờ thì thời điểm ban đầu là

A. t0 = 7 h.

B. t0 = 12 h.

C. t0 = 2 h.

D. t0 = 5 h.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Chọn mốc thời gian lúc 5h thì tại thời điểm ban đầu (lúc 7h) thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian là: t0 = 7h - 5h = 2h.

Bài 20: Hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương vuông góc với bề mặt chất lỏng với phương trình uA=uB=4cos40πt  cm, t tính bằng s. Tốc độ truyền sóng là 50 cm/s. Biên độ sóng coi như không đổi. Tại điểm M trên bề mặt chất lỏng với AMBM=103  cm, phần tử chất lỏng có tốc độ dao động cực đại bằng:

A. 120π cm/s.

B. 100π cm/s.

C. 80π cm/s.

D. 160π cm/s.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Bước sóng: λ=2πvω=2,5cm

Biên độ dao động của M: aM=2acosπAMBMλ=4cm

Tốc độ dao động cực đại của M: vmax=ωaM=160πcm/s

Bài 21: Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước thì:

A. Bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi.

B. Bước sóng và tần số đều thay đổi.

C. Bước sóng và tần số không đổi.

D. Bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước thì bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi.

Bài 22: Tốc độ truyền sóng trong một môi trường đồng tính và đẳng hướng phụ thuộc vào

A. bản chất môi trường và cường độ sóng.

B. bản chất môi trường và biên độ sóng.

C. bản chất và nhiệt độ của môi trường.

D. bản chất môi trường và năng lượng sóng.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Tốc độ truyền sóng trong một môi trường đồng tính và đẳng hướng phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của môi trường.

Bài 23: Sóng cơ lan truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình là u = 4cos(20πt – 0,4πx) mm; x tính bằng xentimét, t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng trong môi trường là

A. 2 m/s.

B. 0,5 m/s.

C. 20 m/s.

D. 50 m/s.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Từ phương trình ta có:

ω=20π2πλ=0,4πT=0,1sλ=5cmv=λT=50cm/s

Bài 24: Một sóng cơ có bước sóng λ, tần số f và biên độ a không đổi, lan truyền trên một đường thẳng từ điểm M đến điểm N, cách M một đoạn 7λ /3. Tại một thời điểm nào đó, tốc độ dao động của M bằng 2πfa, lúc đó tốc độ dao động của điểm N bằng

A. 2πfa.

B. πfa.

C. 0.

D. 3πfa.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Hai điểm M và N dao động lệch pha nhau:

Δφ=2πdλ=2π7λ3λ=14π3=4π+2π3

Vậy 2 dao động lệch pha nhau 2π3 .

Khi tốc độ của M là:  2πfa=aω=vmax

⇒ Pha dao động của vận tốc điểm M là 0.

⇒ Pha dao động của vận tốc điểm N là φN=±2π3 .

⇒ vN=vmaxcos±2π3=πfa .

Bài 25: Một âm thoa có tần số dao động riêng 850 Hz được đặt sát miệng một ống nghiệm hình trụ đáy kín đặt thẳng đứng cao 80 cm. Đổ dần nước vào ống nghiệm đến độ cao 30 cm thì thấy âm được khuếch đại lên rất mạnh. Biết tốc độ truyền âm trong không khí có giá trị nằm trong khoảng 300 m/s ≤ v ≤ 350 m/s. Hỏi khi tiếp tục đổ nước thêm vào ống thì có thêm mấy vị trí của mực nước cho âm được khuếch đại mạnh?

A. 1.           

B. 2.            

C. 3.            

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Ta có sóng dừng một đầu kín một đầu hở nên ta có

l=2k+1λ4=2k+1v4fv=4lf2k+1

 với l = 0,5 m và 300v350k=2

Tại vị trí nước ở độ cao 30 cm thì chiều cao cột không khí bằng 50 cm và trên cột khí này có 3 bụng sóng. Nếu tiếp tục đổ nước vào thì chiều cao cột không khí sẽ giảm, tức k giảm từ 2 về 1, 0; có nghĩa là sẽ có 2 vị trí nữa của mực nước cho âm khuếch đại mạnh.

Bài 26: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:

Tài liệu VietJack

Biết E = 15V, r = 1Ω, R1 = 2Ω, R là biến trở. Tìm R để công suất tiêu thụ trên là cực đại? Tính giá trị công suất cực đại khi đó?

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Ta có: PR=U2R

Mặt khác:

UR=I.RN=ER1RR1+R+R.R1RR1+R=30R3R+2

Vậy PR=900R23R+22.R=9003R+2R2

Theo bất đẳng thức Cosi: 3R+2R26

dấu “=” xảy ra khi 3R=2RR=23Ω

Vậy PRmax=900262=37,5W

Bài 27: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(2πt)cm. Nếu tại một thời điểm nào đó vật đang có li độ x = 3 cm và đang chuyển động theo chiều dương thì sau đó 0,25 s vật có li độ là

A. - 2 cm.

B. 4 cm.

C. -3 cm.

D. 3 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Tại thời điểm t = 0,25s thì phương trình li độ của vật có dạng:

x2=5cos2πt+π4cm

⇒ Ta thấy dao động của vật tại thời điểm ban đầu và thời điểm t = 0,25s là 2 dao động vuông pha với nhau, nên ta có biểu thức:

x12A2+x22A2=1x2=±4cm

Mặt khác tại thời điểm t = 0 thì vật đang ở vị trí x = 3 cm và chuyển động theo chiều dương, nên sau 0,25 s = T/4 thì vật sẽ ở vị trí x = 4 cm và chuyển động ngược chiều dương.

Bài 28: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình: x = 4cos(4πt + π/3) (cm). Trong thời gian 1,25 s tính từ thời điểm t = 0 vật đi qua vị trí có li độ x = - 1 cm.

A. 3 lần.

B. 4 lần.

C. 5 lần.

D. 6 lần.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Tại thời điểm ban đầu: t=0x=2cmv<0

Vì T = 0,5 s nên 1,25s=2T+T2

Trong khoảng thời gian 2T vật qua vị trí có li độ x=1cm  là 4 lần.

Trong khoảng thời gian T2  tiếp theo vật đi từ x=2v<0  đến  x=2v>0

vật qua vị trí x = - 1 thêm 1 lần nữa.

Do đó, trong 1,25 s vật qua x = - 1 (cm) 5 lần.

Bài 29: Đại lượng nào sau đây của sóng không phụ thuộc môi trường truyền sóng?

A. Tốc độ truyền sóng.

B. Tần số, tốc độ truyền sóng và bước sóng.

C. Tần số.

D. Bước sóng.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Tần số không phụ thuộc môi trường truyền sóng.

Bài 30: Một nhạc cụ phát ra âm có tần số cơ bản f0 thì hoạ âm bậc 4 của nó là:

A. f0.           

B. 2f0.         

C. 3f0.         

D. 4f0.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Một nhạc cụ phát ra âm có tần số cơ bản f0 thì hoạ âm bậc 4 của nó là 4f0.

Bài 31: Chọn câu đúng. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là vận tốc truyền sóng, T là chu kỳ của sóng. Nếu d = n.v.T (n = 0,1,2,....) thì hai điểm đó:

A. dao động ngược pha.

B. dao động vuông pha.

C. dao động cùng pha.

D. Không xác định được.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

d=n.v.T=n.λ.f.T=n.λ

Suy ra hai điểm đó luôn dao động cùng pha.

Bài 32: Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số, cùng biên độ a và cùng pha ban đầu, các điểm nằm trên đường trung trực của AB

A. có biên độ sóng tổng hợp bằng a.

B. có biên độ sóng tổng hợp bằng 2a.

C. dao động với biên độ trung bình.

D. đứng yên không dao động.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Trong dao động hai nguồn kết hợp cùng pha, để M là cực đại giao thoa thì d1d2=kλ

Các điểm nằm trên đường trung trực của AB đều cách đều hai nguồn do vậy dao động với biên độ cực đại là 2a.

Bài 33: Trong giờ thực hành, để tiến hành đo điện trở Rx của dụng cụ, người ta mắc nối tiếp điện trở đó với biến trở R0 vào mạch điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng không đổi, tần số xác định. Kí hiệu ux, uR0 lần lượt là điện áp giữa hai đầu Rx và R0. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa ux, uR0 là:

A. Hình elip.

B. Đường hypebol.

C. Đường tròn.

D. Đoạn thẳng.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Do ux và uRo đều chỉ chứa R nên chúng cùng pha với nhau và cùng pha với I

=> là 1 đường thằng hoặc 1 đoạn thẳng.

Mặt khác lại có ux+uR0=u là một hằng số nên nó là một đoạn thẳng.

Bài 34: Khi gắn vật nặng có khối lượng m1 = 0,9 kg vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, hệ dao động điều hòa với chu kì T1 = 1,5(s). Khi gắn một vật khác có khối lượng m2 vào lò xo thì hệ dao động với chu kì T= 0,5(s). Khối lượng m bằng

A. m2 = 0,1 kg.

B. m2 = 0,3 kg.

C. m2 = 8,1 kg.

D. m2 = 2,7 kg.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Ta có: T1T2=m1m2=1,50,5=3m2=m19=0,1kg

Bài 35: Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM nối tiếp MB. Đoạn mạch AM gồm điện trở R nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB có cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở r. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều u = U2 cosωt (V). Biết R = r = LC ; điện áp hiệu dụng giữa hai đầu MB lớn gấp n = 3  điện áp hai đầu AM. Hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị là:

A. 0,887.    

B. 0,755.     

C. 0,866.     

D. 0,975.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Ta có: R2=ZL.ZC1

ZL2+r2=3R2+ZC2ZL23ZC2=2R22

Từ (1) và (2) ZC=R3;ZL=3R

Z=R+r2+ZLZC2=4R2+3RR32=43R

cosφ=R+rZ=0,866

Bài 36: Cho một sợi dây đang có sóng dừng với tần số góc ω = 20 rad/s. Trên dây A là một nút sóng, điểm B là bụng sóng gần A nhất, điểm C giữa A và B. Khi sợi dây duỗi thẳng thì khoảng cách AB = 9 cm; AB = 3AC. Khi sợi dây biến dạng nhiều nhất thì khoảng cách giữa A và C là 5 cm. Tốc độ dao động của điểm B khi nó đi qua vị trí có li độ bằng biên độ của điểm C là:

A. 1603 cm/s.

B. 803 cm/s.

C. 160 cm/s.

D. 80 cm/s.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Bước sóng: λ=4AB=36cm

Biên độ dao động của điểm C:

AC=ABsin2πACλ=AB2

Khi sợi dây biến dạng nhiều nhất, điểm C đang ở biên, khi đó ta có:

AC=5232=4cmAB=8cm

Khi B ở VT có li độ bằng biên độ của điểm C sẽ có tốc độ

v=32vmax=32ABω=803 cm/s

Bài 37: Trên đường thẳng nối hai nguồn khoảng cách từ một gợn lồi đến gợn lồi thứ 6 bên phải của nó là 30 cm. Tần số của hai nguồn là 20 Hz. Vận tốc truyền sóng là:

A. 2 m/s.

B. 0,2 m/s.

C. 0,24 m/s.

D. 2,4 m/s.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Khoảng cách từ gợn lồi đến gợn lồi thứ 6 bên phải của nó là:

6λ2=30λ=10cm

Vận tốc truyền sóng: v=λ.f=200cm/s=2m/s

Bài 38: Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A và B cách nhau 16 cm, dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình: u = 2cos40πt(cm) và u = 2cos(40πt + π) (cm) . Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. Gọi M là một điểm thuộc mặt chất lỏng, nằm trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, cách A một đoạn ngắn nhất mà phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách AM bằng:

A. 1,03 cm.

B. 2,14 cm.

C. 4,28 cm.

D. 2,07 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Tài liệu VietJack

Bước sóng: λ=vf=2cm

Hai nguồn dao động ngược pha. M dao động cực đại nên ta có:

d2d1=2k+1λ2=2k+11

Lại có: ABλ12kABλ128,5k7,5

M nằm gần A nhất nên ta có kmax, tức là k =7.

Từ (1) d2d1=152

Mặt khác, theo định lý Pytago, ta có: MB2=MA2+AB2d22=d12+1623

Từ (2) và (3) d1=1,03cm;d2=16,03cm

Bài 39: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 40 V. Chọn câu chắc chắn đúng.

A. Điện thế ở M là 40 V.

B. Điện thế ở N bằng 0.

C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trj

âm.

D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N là 40 V

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Theo định nghĩa: UMN = VM – VN = 40V > 0 nên VM > VN tức là điện thế tại M cao hơn điện thế tại N là 40 V.

Bài 40: Đối với âm cơ bản và họa âm bậc 2 của cùng 1 dây đàn phát ra thì

A. họa âm bậc 2 có cường độ lớn gấp 2 lần cường độ âm cơ bản.

B. tần số họa âm bậc 2 lớn gấp đôi tần số âm cơ bản.

C. tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm bậc 2.

D. vận tốc truyền âm cơ bản gấp đôi vận tốc truyền họa âm bậc 2.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Họa âm bậc n có: fn= nf1

Họa âm bậc 2: f2= 2f1

Bài 41: Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có biểu thức: i = 23 cos200πt (A) là:

A. 23 A.

B. 6 A.

C. 32 A.

D. 2 A.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều: I=I02=232=6A .

Bài 42: Khi nói về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là sai?

A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.

B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.

C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

C sai vì 2 thanh nhựa giống nhau khi cọ xát như nhau sẽ tích điện cùng loại và chúng sẽ phải đẩy nhau.

Bài 43: Một con lắc đơn có chiều dài 1 m khối lượng 100 g dao động trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo tại nơi có g = 10 m/s2. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Bỏ qua mọi ma sát. Khi sợi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 30° thì tốc độ của vật nặng là 0,3 m/s. Cơ năng của con lắc đơn là

A. 0,12 J.

B. 0,13 J.

C. 0,14 J.

D. 0,5 J.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

W=mgl1cosα+mv22=0,1.10.1.1cos300+0,1.0,322=0,14J

Bài 44: Chất phóng xạ pôlôni 84210Po  phát ra tia α và biến đổi thành chì 82206Pb.  Cho chu kì bán rã của 84210Po là 138 ngày. Ban đầu (t = 0) có một mẫu pôlôni nguyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là 13 . Tại thời điểm t= t1+ 276 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Áp dụng định luật phóng xạ ta có:

Tại thời điểm t1NPoNPb=NPoN0PoNPo=12t1T1=13t1T=2

Tại thời điểm t2NPoNPb=NPoN0PoNPo=12t1+276T1=115

Bài 55: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật m = 100 (g). Kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng một đoạn rồi buông nhẹ. Vật dao động với phương trình x = 5cos(4πt) cm. Chọn gốc thời gian là lúc buông vật. Lấy g = π= 10 m/s. Lực dùng để kéo vật trước khi dao động có cường độ

A. F = 0,8 N.

B. F = 1,6 N.

C. F = 3,2 N.

D. F = 6,4 N.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Ta có: k=mω2=16N/m

Lực dùng để kéo vật trước khi dao động có cường độ

Fk=kA=16.0,05=0,8N

Bài 56: Điều nào sau đây đúng khi nói về bước sóng.

A. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.

B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm dao dộng cùng pha nhau trên phương truyền sóng.

C. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha.

D. Cả A và C.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

A, C đúng.

B – sai, thiếu “gần nhau nhất”.

Bài 47: Một cuộn dây có lõi thép, độ tự cảm L = 318 (mH) và điện trở thuần 100 Ω. Người ta mắc cuộn dây vào mạng điện không đổi có điện áp 20 V thì cường độ dòng điện qua mạch là

A. 0,2 A.

B. 0,14 A.

C. 0,1 A.

D. 1,4 A.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Cuộn cảm thuần không cho dòng điện không đổi đi qua, nên

Tổng trở: Z=R=100Ω 

Cường độ dòng điện chạy qua mạch là: I=UZ=20100=0,2A

Bài 48: Một cuộn dây có lõi thép, độ tự cảm 318 mH và điện trở thuần 100Ω. Người ta mắc cuộn dây vào mạng điện xoay chiều 20 V, 50 Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là

A. 0,2 A.

B. 0,14 A.

C. 0,1 A.

D. 1,4 A.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Tổng trở: Z=ZL2+R2=ω.L2+R2

100π.318.1032+1002=141,35Ω

Cường độ dòng điện qua cuộn dây là

I=UZ=0,14(A)

Bài 49: Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox. Lúc vật ở li độ x = 2 cm thì có vận tốc v=π2cm/s và gia tốc a=π22  cm/s2. Biên độ A và tần số góc ω là

A. 2 cm; π rad/s.

B. 20 cm; π rad/s.

C. 2 cm; 2π rad/s.

D. 22  cm; π rad/s.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Từ phương trình a=ω2x  ta được tần số góc ω=ax=π (rad/s)

Với x, v và ω  đã có, thay vào phương trình: A2=x2+v2ω2  ta được biên độ dao động:

A=x2+v2ω2=22+π22π2=2cm

Bài 50: Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng để

A. xác định tốc độ truyền sóng.

B. xác định chu kì sóng.

C. xác định năng lượng sóng.

D. xác định tần số sóng.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng để xác định tốc độ truyền sóng.

Đánh giá

0

0 đánh giá