TOP 12 Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu

70

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu

Đề bài: Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu.

TOP 10 Write about Hoi An Ancient town (about 120-200 words)

Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu - Mẫu 1

Đô thị cổ Hội An là một đô thị cổ của người Việt, Hội An nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam. Nơi đây còn được biết đến là một thương cảng quốc tế được hình thành vào thế kỷ XVI và đặc biệt phát triển khoảng thế kỷ XVII – XVIII. Đô thị cổ Hội An được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới ngày 1/12/1999 với giá trị nổi bật toàn cầu về một sự biểu thị vật chất nổi bật của sự hòa trộn các nền văn hóa vượt thời gian tại một thương cảng quốc tế, là một điển hình nổi bật về bảo tồn một thương cảng châu Á cổ truyền.

Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu - Mẫu 2

Cây Lim xanh nghìn năm tuổi ở Yên Thế được công nhận là Cây di sản Việt Nam, Ngày 14/2, tại xã Xuân Lương, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) tổ chức Lễ đón Bằng công nhận cây Lim xanh nghìn năm tuổi là Cây di sản Việt Nam. Cây có dáng trực thẳng, cao hơn 45m, đứng sừng sững trên ngọn đồi cao, rễ ăn sâu vào lòng đất, gốc to sáu đến bảy người ôm, rễ chính nổi lên như mai rùa. Ở dưới gốc cây Lim còn có miếu thờ. Cây Lim nghìn năm tuổi này nằm cạnh đường, chỉ cần leo khoảng 20 bậc đá là lên đến nơi, dưới tán cây rất mát mẻ, chúng ta có thể ôm cây chụp hình, tạo dáng dưới thân cây to khủng này.

5+ Sưu tầm tranh, ảnh và tìm hiểu thông tin về Cây di sản Việt Nam

Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu - Mẫu 3

Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là môn nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội … với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa những “liền anh”, “liền chị” hát quan họ và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc.

Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá cao giá trị văn hóa đặc biệt, tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, bài bản, ngôn từ và cả trang phục của loại hình nghệ thuật này.     

Năm 2009, UNESCO chính thức công nhận Quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu - Mẫu 4

Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Công trình kiến trức đồ sộ này được các triều vua (Lý – Trần – Lê) xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Ngày 1/8/2010, Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ, tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú, sinh động.

Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu - Mẫu 5

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu - Mẫu 6

“Vương quốc pơ mu” là tên gọi cho quần thể 725 cây pơ mu (Fokienia hodginsii) nằm trong một khu rừng pơ mu trải dài trên diện tích 250 ha thuộc khu vực xã Axan và Tr’hy cách huyện lỵ Tây Giang (Quảng Nam) khoảng 40km về phía tây. Toàn bộ khu rừng có số lượng lên đến trên 1.000 cây nằm ở độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển, quần thể phân bố trên diện tích 240ha gồm các khoảnh 4,5,6 thuộc tiểu khu 94; khoảnh 7 tiểu khu 97 và khoảnh 5 thuộc tiểu khu 101. Tổng số cây pơmu đo đếm được là 1.366 cây, trong đó số cây có đường kính thân ở vị trí 1,3m từ 10cm trở lên là 1.243 cây, số cây có đường kính dưới 10cm (cây tái sinh) là 123 cây. Cây lớn nhất có chu vi thân 7,52m. Trong số này, có nhiều cây đường kính thân trên 2 m và hàng trăm cây khác có đường kính từ 1m trở lên. Cây pơ mu lớn nhất khu rừng có đường kính thân lên tới 2,5 m, cao 22 m, khối lượng gỗ hơn 48 m³.

Nhằm bảo tồn tốt hơn nữa vườn pơmu quý này, chính quyền và nhân dân địa phương đã lập hồ sơ đề nghị Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam xét duyệt công nhận Cây Di sản với số lượng cây đăng ký là 725 cây. Ngày 10 tháng 5 năm 2016, tại Quảng trường trung tâm huyện Tây Giang, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và huyện Tây Giang đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận quần thể 725 cây pơmu là Cây Di sản Việt Nam do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao tặng.

Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu - Mẫu 7

Theo các cụ cao niên làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Trước đây, làng có ba cây trôi cổ thụ. Trong đó có một cây ở phía sau đền Nội, bị người dân cắt xẻ ra để làm bàn, làm ghế; xây dựng trường lớp cho học sinh. Gần đây, cây trôi cổ thụ thứ hai mọc ở trong làng bị chết. Nguyên nhân là do cây nằm gần nguồn nước ô nhiễm do chất thải hóa học độc hại mà người dân thải hàng ngày; kết hợp với việc những gia đình gần đó, trong quá trình làm nhà chặt rễ cây, không để rễ cây mọc vào trong nhà, nên cây chết. Đến nay trong làng chỉ còn duy nhất một cây trôi có dáng rất đẹp, vẫn xanh tốt, đứng sừng sững, hiên ngang giữa cánh đồng, gần khu vực nghĩa trang, thuộc địa phận thôn Chua. Tương truyền do Xứ quân Đỗ Cảnh Thạc và ba anh em cho dân trồng làm mốc ranh giới giữa làng Bảo Đà và làng Thanh Quả (tức là Bình Đà và Sinh Liên, Sinh Quả hiện nay) Đây là cây Trôi sống lâu năm, ước tính phải trên 1000 năm tuổi, tán xòe rộng, đường kính khoảng 15m. Chu vi gốc cây khoảng 8m và phải 6 người ôm mới hết.

Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu - Mẫu 8

Tọa lạc trước đền Thiên Cổ (thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, Phú Thọ), cây Táu 2104 tuổi được công nhận "cây di sản Việt Nam" có từ thời An Dương Vương. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, ngôi đền này nằm trên đất kinh đô của nước Văn Lang xưa. Tại đền có cây Táu cổ thụ thuộc hàng lâu đời nhất Việt Nam. Theo tính toán của các nhà khoa học, cây Táu này đã hơn 2100 năm tuổi. Người dân thôn Hương Lan gọi cây táu 2104 tuổi là "cụ cây" bởi từ thời tổ tiên, cây táu đã xuất hiện và trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Năm 2012, "cụ cây" được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận và trao danh hiệu "cây di sản", góp phần trường tồn cùng vùng đất Tổ. Có hai cây táu, đó là cây táu hoa trắng (cây bạc) và cây táu hoa vàng (cây vàng). Cây táu bạc có chiều cao 25m, chu vi gốc cây là 6,1m, đường kính tán cây là 27m. Tương truyền khoảng hơn 300 năm trước, trong một trận cuồng phong, cây táu hoa vàng đã bị gãy. Dân làng vô cùng thương tiếc và đi nhiều nơi tìm cây thay thế nhưng không có. Một thời gian sau, từ gốc cây cũ đã mọc lên những chồi biếc, và cứ thế cây táu hoa vàng vươn mình xum xuê, nở hoa vàng rực rỡ trên lưng cây mẹ. Cây táu hoa vàng ngày nay cao 21m, chu vi gốc là 4,5m, đường kính tán cây là 30m.

Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu - Mẫu 9

Cây bạch mai ở sân đình Phú Tự, xã Phú Hưng, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre được hơn 300 tuổi. Cây còn được mệnh danh là "Thần mai","Danh mộc Bạch mai". Tương truyền, từ thời vua Minh Mạng, khi dân địa phương chọn đất xây dựng đình Phú Tự đã thấy cây bạch mai mọc xanh tốt. Hiện tại, thân cây mẹ không còn mà có rất nhiều nhánh nhỏ vươn ra, tán xòe rộng trên 200m2, vươn cao 14m, cây vẫn xanh tốt, mọc thành cụm dày với khoảng 50 thân lớn nhỏ, cao 5-6m, trong đó có 16 thân lớn, đường kính từ 20–30 cm. Hiện bên cạnh gốc mai còn có bài thơ đề trên tấm bia có tên "Bạch mai bi ký" của tác giả Trần Hoàng Huấn, song không thấy đề năm sáng tác. Chính dưới cội mai này, ngày xưa cụ Phan Thanh Giản từng đến ngồi đọc sách. Tài liệu này hiện vẫn còn lưu trong thư viện Bến Tre. Đây là là cây bạch mai cổ thụ hiếm hoi còn sót lại ở Nam Bộ, gắn với lịch sử khai mở đất phương Nam của cha ông ta vào giữa thế kỷ 18.

Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu - Mẫu 10

Đây là cây me do cụ Hồ Phi Phúc, thân sinh ba anh em nhà Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) trồng trong vườn nhà, bây giờ là khuôn viên Bảo tàng Quang Trung (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Cây Me cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm, cao 24m, đường kính thân cây 1,2m, tán rộng che phủ 600m². Cây Me cùng với giếng nước gần đó là 2 vật thể còn sót lại trong ngôi nhà của 3 anh em nhà Tây Sơn sau khi bị quân của chúa Nguyễn Ánh tàn phá. Để tưởng nhớ Tây Sơn Tam kiệt và qua mắt quân của chúa Nguyễn Ánh, người dân trong vùng đã dựng lên một đền thờ cạnh Cây Me và giếng nước, bề ngoài thờ Thành Hoàng làng nhưng thực chất bên trong thờ 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu - Mẫu 11

Cây thị tại nhà thờ họ phái Thân Văn, nằm trong làng Dương Xuân Hạ, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, là một biểu tượng văn hóa với chiều cao lên tới 25m. Thân cây có chu vi 4,2m và đường kính khoảng 1,4m tại độ cao 1,3m so với mặt đất. Tuổi đời của cây là 312 năm, đánh dấu cây thị này là cây di sản đầu tiên được vinh danh tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Cây thị này mang trong mình câu chuyện lịch sử sâu sắc, được truyền tai từ thế hệ này sang thế hệ khác. Năm 1698, ông Thân Văn Thẩm (1671-1758), người sáng lập phái Thân Văn, đã mang hạt giống của cây thị từ quê nhà về làng Dương Xuân Hạ, và trồng nó để đánh dấu địa giới cho con cháu trong dòng họ. Hành động này không chỉ đánh dấu sự kết nối chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên mà còn là biểu tượng của sự gắn bó bền chặt với nguồn gốc và văn hóa của dòng họ Thân Văn.

Việc vinh danh cây thị này như một di sản văn hóa tại Thừa Thiên - Huế là sự công nhận rõ ràng về giá trị lịch sử và văn hoá của cây trong xã hội địa phương. Cây thị không chỉ là một cây cổ thụ quý hiếm mà còn là biểu tượng của sự bền vững và lâu dài của dòng họ Thân Văn, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy di sản thiên nhiên và văn hóa của địa phương này.

Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu - Mẫu 12

Ba cây bằng lăng ở sau miếu Bằng Lăng, ấp Phú Hiệp, thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân, An Giang đã được công nhận là "Cây di sản Việt Nam". Điều đáng chú ý là trong số này, một cây đã tồn tại hơn 215 năm, hai cây còn lại đã trải qua hơn 305 năm. Với chiều cao trung bình vượt 8m và chu vi thân cây lớn đạt 4m tại độ cao 1,3m so với mặt đất, ba cây bằng lăng cổ thụ này không chỉ là những cây thụ thực vật quý hiếm mà còn là biểu tượng gắn liền với lịch sử vùng đất Phú Lâm - Chợ Vàm và huyện Phú Tân nói chung.

Đặc biệt, khu vực 3 cây bằng lăng này từng là nơi che chở, nuôi giấu cho các cán bộ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sự tồn tại lâu đời của ba cây bằng lăng không chỉ mang lại giá trị thiên nhiên mà còn là minh chứng lịch sử về sự hy sinh và bảo vệ đất nước của những người con xa xứ, là điểm tựa vững chắc cho sự phát triển văn hóa và cộng đồng địa phương.

Việc công nhận ba cây bằng lăng là "Cây di sản Việt Nam" là sự công nhận công khai và giữ gìn vốn di sản văn hóa của đất nước, đồng thời khuyến khích sự quan tâm và bảo vệ từ phía cộng đồng và các cơ quan chức năng. Nhờ đó, những nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị của cây bằng lăng sẽ tiếp tục được thúc đẩy, góp phần vào việc bảo tồn di sản thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam trong thế kỷ 21.

Đánh giá

0

0 đánh giá