Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích
Đề bài: Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ mà em thích.
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích - Mẫu 1
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích - Mẫu 2
Đọc bài thơ 'Con là...' của nhà thơ Y Phương, tâm hồn em như được chạm nhẹ bởi dòng cảm xúc chân thành và sâu lắng của người cha. Tác phẩm truyền đạt một cách chân thật, bắt nguồn từ trái tim ấm áp của người cha - một nhân vật trung ương trong văn bản. Hình ảnh con được mô tả qua những từ ngữ như 'to bằng trời', 'nhỏ bằng hạt vừng', 'sợi tóc' làm nổi bật tình cảm tuyệt vời này. Cảm xúc như 'Nỗi buồn', 'niềm vui', 'sợi dây hạnh phúc' được diễn đạt với sự phong phú, thể hiện đầy đủ các trạng thái cảm xúc của con người. Việc kết nối con với những cung bậc này từ phía người cha là biểu hiện rõ nét của tình yêu vô biên. Con không chỉ là nguồn sống, mà còn là nguồn ý nghĩa, hạnh phúc không ngừng cho cha. Bên cạnh sự hấp dẫn và độc đáo trong nội dung, yếu tố nghệ thuật cũng góp phần quan trọng, tạo nên sức mạnh cuốn hút cho tác phẩm....
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích - Mẫu 3
Một trong những bài thơ mà em rất yêu thích là "Đất Nước" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ gợi cho em cảm giác tự hào và yêu mến sâu sắc đối với quê hương, đất nước Việt Nam. Qua từng câu thơ, tác giả đã khéo léo khắc họa hình ảnh của đất nước từ Bắc chí Nam, từ lịch sử hào hùng đến vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Bài thơ đã khơi dậy trong em lòng yêu nước, sự trân trọng về những giá trị văn hóa và lịch sử của dân tộc. Đọc "Đất Nước", em cảm thấy như được sống và cảm nhận sâu sắc về một Việt Nam giàu truyền thống nhưng cũng không ngừng đổi mới và phát triển.
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích - Mẫu 4
“Những cánh buồm” là bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Trong những câu thơ mở đầu, Hoàng Trung Thông đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha - con. Khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ đã hỏi cha răng ở đó có những gì. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm con khao khát được khám phá, vì vậy mà con đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Và cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn của con. Vậy là, giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. Bài thơ “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích - Mẫu 5
"Tiếng hạt nảy mầm" của nhà thơ Tô Hà là một bài thơ vô cùng ý nghĩa, khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc thiêng liêng về sự sống và lòng yêu thương trẻ thơ. Bài thơ vẽ nên một bức tranh sinh động về giờ học đầy lý thú của các em học sinh khiếm thính, đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả đối với những em bé đặc biệt này. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh các em học sinh "mắt sáng, nhìn lên bảng", "lớp mươi nụ môi hồng" cùng với "đôi tay cô cụp mở" tạo nên một bầu không khí học tập sôi nổi, háo hức. Hình ảnh "bảo tưng bừng thanh âm" như khơi gợi sự tò mò, thích thú của các em khi được khám phá thế giới âm thanh đầy màu sắc. Tiếng chim sẻ "vút qua song", "hót nắng vàng ánh ỏi", tiếng lá "động trong vườn", tiếng "sớm mai mẹ gọi", tiếng "cuộc đời sâu vợi", tiếng "tàu biển buông neo", tiếng "ngôi sao mọc rừng chiều", tiếng "vó ngựa ran vách đá" - tất cả những âm thanh ấy được cô giáo truyền tải một cách sinh động, giúp các em học sinh hình dung và cảm nhận được thế giới xung quanh. Bài thơ "Tiếng hạt nảy mầm" không chỉ là một bài ca về thế giới âm thanh diệu kì mà còn là bài ca về lòng yêu thương trẻ thơ và hy vọng vào tương lai tươi sáng của các em học sinh khiếm thính. Hình ảnh "tiếng hạt nảy mầm" tượng trưng cho sự phát triển mạnh mẽ của những tâm hồn trẻ thơ, cho niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp phía trước.
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích - Mẫu 6
Bài thơ "Tuổi Ngựa" của Xuân Quỳnh là một bức tranh sinh động về tuổi thơ hồn nhiên, tươi sáng và khát vọng khám phá thế giới rộng lớn của một đứa trẻ. Qua hình ảnh chú ngựa con, tác giả đã thể hiện niềm tự hào về tuổi thơ của mình và gửi gắm thông điệp về tình yêu thương mẹ tha thiết. Hình ảnh chú ngựa con tượng trưng cho tuổi thơ đầy sức sống, hăng hái, không ngừng khám phá thế giới xung quanh. Khát vọng này thể hiện sự tò mò, ham học hỏi và mong muốn được trải nghiệm những điều mới mẻ của tuổi thơ. Thế nhưng, dù đi đến đâu, ngựa con vẫn luôn nhớ về mẹ. Bài thơ "Tuổi Ngựa" đã khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc đẹp đẽ về tuổi thơ và tình cảm gia đình. Tuổi thơ là khoảng thời gian quý giá mà mỗi người cần trân trọng. Dù đi đâu, về đâu, ta cũng luôn hướng về gia đình, quê hương và nhớ về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích - Mẫu 7
Em rất yêu thích bài thơ "Trước cổng trời" của nhà thơ Nguyễn Đinh Ảnh. Qua những câu thơ trong trẻo, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng dẻo cao. Em thích nhất hình ảnh "cổng trời" kì ảo, nơi mà mây trôi gió thoảng, mở ra một không gian bao la, bất tận. Cảnh vật nơi đây thật hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng với những vách đá dựng đứng, bao sắc màu cỏ hoa, con thác éo ngân vang và cánh rừng xanh ngút ngàn. Em còn cảm thấy xúc động trước cuộc sống lao động cần cù, giản dị của người dân tộc. Hình ảnh người Tày, người Giáy, người Dao đang gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Họ là những người con của núi rừng, gắn bó máu thịt với mảnh đất quê hương. Em yêu quý những con người ấy và cảm phục tinh thần lao động cần cù của họ. Bài thơ "Trước cổng trời" không chỉ giúp em hiểu thêm về cuộc sống của người dân tộc mà còn khơi gợi trong em tình yêu với thiên nhiên, đất nước. Em ước mong một ngày nào đó sẽ được đến thăm những vùng núi cao, được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống của con người nơi đây.
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích - Mẫu 8
Khi đọc bài thơ À ơi tay mẹ, tôi đã có nhiều cảm nhận, suy tư. Hình ảnh trung tâm trong bài thơ là “đôi bàn tay” ý chỉ về người mẹ. Đôi bàn tay dù nhỏ bé nhưng có thể chắn “mưa sa”, “bão qua mùa màng” thật kì diệu, phi thường. Điệp ngữ “À ơi” đọc lên giống như lời ru của mẹ thuở còn thơ ấu vẫn thường nghe. Lời ru trong bài “À ơi tay mẹ” cũng giống như những lời ru của mẹ, ngọt ngào và êm đềm. Người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Hình ảnh trên mang tính biểu tượng, cho thấy được với mẹ, con chính là nguồn sống của mẹ. Dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Với đứa con thì đó là đôi bàn tay chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó. Bài thơ giàu cảm xúc, gợi ra thông điệp giá trị về tình mẫu tử. Đọc “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên, tôi đã hiểu thêm về công lao của người mẹ.
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích - Mẫu 9
Tôi rất thích bài thơ Về thăm mẹ của tác giả Đinh Nam Khương. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con đã xa quê hương lâu ngày. Khi trở về thăm mẹ, người con nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là căn bếp của mẹ cò chưa lên khói, đoán biết mẹ không có nhà. Lúc này, chỉ mình con thơ thẩn ra vào, ngoài trời lại đang đổ cơn mưa. Những câu thơ tiếp theo, một loạt những hình ảnh quen thuộc được tác giả liệt kê. Mỗi sự vật đều in bóng dáng của người mẹ. Căn nhà có mẹ được chăm sóc cẩn thận. Và mẹ đã hy sinh thật nhiều cho con, dành dụm những điều tốt đẹp nhất: Hai câu thơ cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng dành cho người mẹ của mình. Từ láy “nghẹn ngào” cho thấy tâm trạng xúc động của đứa con, nhìn cảnh vật đó, người con thấy thương mẹ nhiều hơn. Bài thơ “Về thăm mẹ” thật giàu ý nghĩa, giúp tôi thêm yêu thương người mẹ của mình hơn.
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích - Mẫu 10
Một trong những bài thơ hay viết về Bác Hồ mà tôi cảm thấy yêu thích là Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ được sáng tác dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân. Hình ảnh mở đầu gợi ra ấn tượng sâu sắc, đó là hình ảnh anh đội viên chợt tỉnh giấc trong đêm, khi trời đã về khuya nhưng anh thấy Bác vẫn ngồi đó, chưa ngủ. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác vẫn còn ngồi đó bên ánh lửa bập bùng, nét mặt trầm ngâm như đang suy nghĩ, lo lắng về một điều gì đó. Khung cảnh trời mưa lâm thâm, với mái lều tranh xơ xác càng làm hiện rõ nên những trăn trở trong Bác. Những câu thơ tiếp theo khiến tôi thêm càng cảm động hơn. Đêm đông lạnh giá, Bác đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon giấc. Cách gọi “Người Cha mái tóc bạc” cho thấy một tình cảm gắn bó, thân thương như thể máu thịt. Đối với anh đội viên, Bác cũng giống như người cha luôn chăm lo cho những đứa con của mình. Tiếp đến, hành động Bác đi “dém chăn” với những bước chân nhẹ nhàng để các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc cũng thật cảm động. Hiếm thấy một vị lãnh tụ nào lại giản dị, gần gũi như vậy. Điều đó càng giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn về lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ. Đặc biệt nhất, tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân còn được thể hiện dân qua lời bộc bạch trực tiếp về lí do mà Bác vẫn chưa ngủ. Khi đọc đến đây, chắc hẳn chúng ta càng thêm yêu mến Bác nhiều hơn. Dù là một vị lãnh tụ, nhưng Bác vẫn quan tâm đến cuộc sống của đoàn dân công. Bác lo lắng cho họ từ miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ. Từ những sự việc bình thường, với lối diễn đạt giản dị và trong sáng, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.