TOP 10 Tìm hiểu và giới thiệu về một bức tranh Đông Hồ em thích 2025 SIÊU HAY

44

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Tìm hiểu và giới thiệu về một bức tranh Đông Hồ em thích hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Tìm hiểu và giới thiệu về một bức tranh Đông Hồ em thích

Đề bài: Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích.

Tìm hiểu và giới thiệu về một bức tranh Đông Hồ em thích - Mẫu 1

Bức tranh Đánh ghen sử dụng đường nét và tỉ lệ hình ảnh theo cách rất tinh tế và hợp lý, thể hiện bản năng nghệ thuật và cảm thức về sự sáng tạo và dí dỏm. Trong bức tranh, chúng ta thấy một bà vợ xắn váy quai cồng đến, cầm kéo đòi cắt tóc cô nhân tình được vẽ hớ hênh, thái độ thách thức và chanh chua với bộ ngực trần. Ông chồng bị bắt quả tang rõ rành rành nhưng không chịu ăn năn, tay vẫn giữ chặt bộ ngực trần của cô nhân tình, ôm cô nhân tình vào lòng để bảo vệ, trong khi tay kia cố gắng hòa hoãn với bà vợ. Cả bức tranh là một dư vị bi hài và mang tính chất muôn thuở về cuộc sống “chồng chung vợ chạ” trong các gia đình khá giả.

Tìm hiểu và giới thiệu về một bức tranh Đông Hồ em thích - Mẫu 2

Bức tranh Đông Hồ mà em thích là "Cô Đôi Thượng Ngàn" (hay còn gọi là "Cô Đôi Thuở Xưa"). Đây là một trong những bức tranh nổi tiếng của làng Đông Hồ, nơi nổi tiếng với nghề vẽ truyền thống của Việt Nam.

Bức tranh này thường miêu tả cảnh hai người phụ nữ đang cùng nhau bước đi trên con đường dẫn lên ngọn núi cao. Hình ảnh của họ thường được vẽ trong trang phục truyền thống, đôi khi có cả những chiếc nón lá che mưa, tạo nên một bức tranh về sự đoàn kết và sự gan dạ của phụ nữ Việt Nam. Cảnh vật xung quanh thường được mô tả rất mộc mạc, với những ngọn núi, cây cỏ và đôi khi là những con thú nhỏ.

Em thích bức tranh này vì nó mang trong mình một thông điệp về sự gắn kết, lòng hiếu khách và sự chăm sóc lẫn nhau trong cộng đồng. Ngoài ra, màu sắc tươi sáng và hình ảnh dễ nhận biết của tranh cũng là những điểm khiến em ấn tượng.

Tìm hiểu và giới thiệu về một bức tranh Đông Hồ em thích - Mẫu 3

Bức tranh "Chọi trâu" là một trong những tác phẩm nghệ thuật dân gian tiêu biểu của làng tranh Đông Hồ, một làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam. Bức tranh này không chỉ phản ánh một phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

"Chọi trâu" được tổ chức hàng năm vào mùa xuân như một lễ hội truyền thống, nó không chỉ là một trò chơi mà còn là cơ hội để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu. Bức tranh khắc họa hình ảnh hai con trâu đang chọi nhau mạnh mẽ, quyết liệt, thể hiện sức mạnh, khí thế và tinh thần quật cường của loài vật này. Đồng thời, nó cũng tượng trưng cho ý chí và khát vọng vươn lên trong cuộc sống của con người.

Nghệ thuật tranh Đông Hồ được biết đến với việc sử dụng mực in tự nhiên từ các loại cây cỏ và giấy dó làm từ tre, nứa, mang lại cho tác phẩm một sắc thái màu sắc đặc trưng, gần gũi với thiên nhiên và cuộc sống con người. Mỗi bức tranh không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một biểu tượng văn hóa, phản ánh quan niệm, tín ngưỡng và cuộc sống của người dân Việt Nam.

Bức "Chọi trâu" của làng Đông Hồ, qua cách thể hiện độc đáo và đầy tính biểu tượng, đã trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật dân gian quý giá, không chỉ giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà còn làm phong phú thêm di sản nghệ thuật Việt Nam.

Tìm hiểu và giới thiệu về một bức tranh Đông Hồ em thích - Mẫu 4

Nghe đến cái tên Đông Hồ là nhắc đến một ngôi làng xinh xắn nằm bên cạnh bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ nay là tỉnh Bắc Ninh cách thủ đô khoảng 35km. Đây là một trong những ngôi làng nổi tiếng về những bức tranh dân gian đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Căn cứ vào các gia phả trong làng thì tranh Đông Hồ xuất hiện muộn nhất là vào đời Lê, tức là cách đây khoảng 500 năm. Còn theo lịch sử của làng thì gia đình đã gắn bó với nghề lâu nhất ở đây là gia đình ông Nguyền Đăng Chế. Đến nay, gia đình ông đã có 20 đời làm nghề. Cả đại gia đình ông ba thế hệ đều tâm huyết với tranh Đông Hồ.

Tranh Đông Hồ hấp dẫn, gần gũi với mọi người có lẽ là ở màu sắc, bố cục khuôn hình và đặc biệt là ở chất liệu tạo nên tranh hoàn toàn từ tự nhiên: từ bản khắc gỗ, giấy dó, lớp hồ điệp đến màu sắc. Giấy dùng in tranh là loại giấy dó mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ Con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Để có được một bức tranh đẹp. các màu in tranh thường được lấy từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó, màu xanh lấy từ vỏ lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hoè. màu đỏ thẫm 13 từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trang là điệp... Những năm gần đây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hóa chất hiện (làm như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu sắc như tranh làm truyền thống. Đã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc sẽ phai nhạt, không bền màu.

Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ cơ hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:

"Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu

Mua tờ tranh điệp tươi màu

Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều".

Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hồi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng sẽ đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bàn khắc tranh nữa! Nhà cụ Lừ bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc!

Trước kia, tranh Đông Hồ được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Trải qua những thăng trầm biến cố lịch sử, đã có lúc tranh Đông Hồ bị mai một, lãng quên nhưng ngày nay, giá trị tranh Đông Hồ đang được phục hồi. Không chỉ có giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tranh Đông Hồ còn có giá trị kinh tế và giá trị du lịch to lớn. Dòng tranh dân gian tiêu biểu này được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và thu hút được sự quan tầm của nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Xã hội ngày càng phát triển, sẽ có nhiều loại tranh ra đời nhưng tranh Đông Hồ mãi là dòng tranh độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn là nét đẹp văn hóa của dân tộc. Hãy chung tay góp sức để đẩy mạnh giá trị của loại tranh truyền thống này bạn nhé. Đặc biệt hãy tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu và đưa dòng tranh này tiếp cận với bạn bè Thế giới bạn nha!

Tìm hiểu và giới thiệu về một bức tranh Đông Hồ em thích - Mẫu 5

Bức tranh Em bé ôm gà có một em bé với khuôn mặt bầu bĩnh và rạng rỡ cùng con gà ngan béo mập mạp cho ta luồng sinh khí thịnh vượng. Câu đối chữ “Vinh hoa, phú quý” bên cạnh hình ảnh con gà – bông hoa cúc (kê – cúc) biểu trưng cho ước nguyện về một tương lai vinh quang và gặt hái nhiều thành công. Vẻ đẹp của bức tranh Đông Hồ Em bé ôm gà được thể hiện với bố cục ấn tượng, hài hòa và cân đối.

Tìm hiểu và giới thiệu về một bức tranh Đông Hồ em thích - Mẫu 6

Cũng như tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống… tranh Đông Hồ  Bắc Ninh là một dòng tranh dân gian đặc sắc của Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tranh Đông Hồ vẫn tồn tại với những nét độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật dân gian nước nhà.

Tranh Đông Hồ có tên gọi đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, xuất xứ từ làng nghề nổi tiếng thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù có truyền thống lâu đời nhưng do dân làng không thờ tổ nghề và cũng không có tài liệu nào ghi chép cụ thể nên không ai biết rõ tranh Đông Hồ từ đầu mà có.

Tranh Đông Hồ hấp dẫn, gần gũi với mọi người có lẽ là ở màu sắc, bố cục khuôn hình và đặc biệt là ở chất liệu tạo nên tranh hoàn toàn từ tự nhiên: từ bản khắc gỗ, giấy dó, lớp hồ điệp đến màu sắc. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp. Đây là loại giấy được người ta nghiền nát từ vỏ con điệp - một loại sò vỏ mỏng ở biển rồi trộn với hồ. Hồ này cũng được nấu từ bột gạo nếp hoặc bột gạo tẻ, có khi là cả bột sắn. Cùng với giấy điệp, màu sắc của tranh Đông Hồ cũng là quà tặng của thiên nhiên kì thú và bàn tay khéo léo, sự tìm tòi của nghệ nhân làm tranh. Màu đỏ rực rỡ chiết từ gỗ vang hay sỏi son trên núi Thiên Thai, màu vàng ấm lấy từ hoa dành dành hay hoa hòe, màu xanh mát lấy từ lá chàm - loại lá vẫn được dùng để nhuộm áo; màu đen lấy từ than gỗ xoan hay than lá tre được ngầm kĩ trong chum vại vài tháng. Chỉ với bốn màu cơ bản: đen, vàng, đỏ, xanh, các nghệ nhân vẫn làm nên những bức tranh hết sức sống động, hài hòa và vô cùng độc đáo. Sự sống động đó đều nhờ vào cách chế màu, hãm màu tỉ mỉ và khéo léo của các nghệ nhân. Sự cầu kì, cẩn thận từ cách tạo giấy đến chế màu ấy đã làm nên tuổi thọ dài lâu và vẻ đẹp bền vững của tranh Đông Hồ. Giấy điệp có thể tổn tại hơn năm trăm năm, còn màu sắc tranh Đông Hồ luôn rực rỡ, tươi sáng như lúc vừa mới in xong, không bị phai hay bay màu.

Để có được một bức tranh đẹp, các màu in tranh thường được lấy từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó, màu xanh lấy từ vỏ lá tràm, màu vàng lay từ hoa hoè, màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Những năm gần dây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hóa chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu, sắc nét như tranh làm truyền thống. Đã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc sẽ bị phai nhạt, không bền màu.

Tranh dân gian Đông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần như tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thế hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.

Tranh dân gian Đông Hồ đã trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Có một dạo nghề tranh bị lãng quên nên đã mai một nhiều. Không ít hộ đã bỏ lại tranh chuyển sang làm nghề vàng mã. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, nhận ra giá trị mộc mạc, vẻ đẹp sang trọng của tranh Đông Hồ mà nghề tranh đã được “tái phục hồi” trở thành một trong những thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người nhất là dịp tết đến xuân về.

Xã hội ngày càng phát triển, sẽ có nhiều loại tranh ra đời nhưng tranh Đông Hồ mãi là dòng tranh độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn là nét đẹp văn hóa của dân tộc. Vì vậy, thế hệ hôm nay hãy bảo tồn và phát huy để “màu dân tộc” sẽ mãi luôn “sáng bừng trên giấy điệp”.

Tìm hiểu và giới thiệu về một bức tranh Đông Hồ em thích - Mẫu 7

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Đây là những câu ca dao quen thuộc khi nhắc đến một trong những làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng tại Bắc Ninh. Nơi lưu giữ không chỉ những giá trị văn hóa tinh thần hồn cốt dân tộc mà còn chứa đựng những nét đẹp tiềm ẩn của con người vùng kinh Bắc.

Nghe đến cái tên Đông Hồ là nhắc đến một ngôi làng xinh xắn nằm bên cạnh bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ nay là tỉnh Bắc Ninh cách thủ đô khoảng 35km. Đây là một trong những ngôi làng nổi tiếng về những bức tranh dân gian đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo tương truyền thì ban đầu ngôi làng có tên gọi khác là làng Mái hay còn có tên gọi là làng Hồ do ngôi làng nằm bên cạnh bến đò Hồ. Nghề vẽ tranh của làng bắt nguồn từ thời nhà Lê, ở một ngôi làng nghèo mà hào hoa lịch lãm như vậy vẫn còn tương truyền những câu ca “ làng Mái có lịch có 26 sông tắm mát, có nghề làm tranh”. Trải qua nhiều thế kỉ với nhiều biến động của lịch sử 17 dòng họ bắt đầu quy tụ về làng, và cùng chung sức để phát triển nghề làm tranh. Cứ mỗi tháng vào cữ tháng chạp các thuyền từ xứ Đông xứ Đoài ghé về để “ăn tranh”. KHông khí náo nhiệt rộn ràng khắp nơi tiếng chày giã điệp, chỗ dỡ ván in tranh…. Ở làng Đông Hồ những người có hoa tay, có thú chơi cầm kì thi họa rất được vị nể.

Để hoàn thành một bức tranh, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận và thực hiện nhiều giai đoạn: sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quét điệp rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp, khi in tranh phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi… Cứ như thế, từng lớp, từng lớp dưới ánh sáng mặt trời lấp lánh các hình ảnh, đường nét của cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt của người dân cứ hiện ra làm say đắm lòng người.

Tranh Đông Hồ có nhiều chủ đề, nội dung tranh đa dạng và phong phú nhưng được chia thành 5 loại phổ biến đó là: Tranh tâm linh, tranh lịch sử, truyện tranh, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt. Nhắc đến tranh Đông Hồ, có lẽ mọi người không thể không biết đến một số bức tranh tiêu biểu nổi tiếng. Bức tranh “Đám cưới chuột” ngụ ý như lời cảnh báo, nhắc nhở và răn dạy những người có chức có quyền nên sống sao cho phải đạo. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở cho các thế hệ trẻ trong gia đình biết đối nhân xử thế. “Vinh Quy Bái Tổ” là tên của bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng, thường là phần thưởng vinh danh người đỗ đạt và cho cha mẹ họ hàng, làng xóm, thầy dạy. Bức tranh như lời nhắc nhở ý nghĩa cho thế hệ trẻ cố gắng nỗ lực học tập vươn tới thành công… Ngoài ra còn rất nhiều bức tranh mang ý nghĩa sâu sa khác nữa,… Như vậy, các bức tranh Đông Hồ đều mang những ngụ ý và những điều tốt đẹp mà ông cha muốn dăn dạy nhắc nhở thế hệ con cháu sau này. Các bức tranh Đông Hồ chính là những món quà tặng đại diện cho Việt Nam vô cùng đáng quý giá.

Tranh Đông Hồ đã từng được đem đi triển lãm nghệ thuật trên thế giới và nhận về rất nhiều phản hồi tích cực từ du khách khắp nơi. Không chỉ lưu giữ những giá trị tâm hồn người Việt mà nó còn thể hiện được sự tài hoa của con người. Ngày nay, làng tranh dân gian Đông Hồ không chỉ là nơi sản xuất những bức tranh đẹp, ý nghĩa mà nó còn là địa điểm du lịch hấp dẫn được rất nhiều du khách ghé thăm. Người ta cố gắng mua một bức tranh Đông Hồ về treo nhà vừa để thể hiện sự sang trọng lại vừa mong muốn an lành cho gia đình.

Tìm hiểu và giới thiệu về một bức tranh Đông Hồ em thích - Mẫu 8

"Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh"

Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được người biết đến - Làng tranh Đông Hồ. Từ bao đời nay, người dân Việt Nam đã quen cái tên Đông Hồ gần liền với nghề về tranh dân gian nổi tiếng.

Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bên đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phong đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) là đến phố Hồ - huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ gặp điểm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ

Trước đây, hầu như nhà nào cũng làm tranh, nhưng nay, số gia đình chuyên làm về tranh Đông Hồ còn lại không nhiều, điều đó càng khiến cho những gì còn lưu lại trở nên quý giá. Không ai biết chính xác nghề tranh Đông Hồ ra đời từ bao giờ, nhưng căn cứ vào các gia phả trong làng thì muộn nhất là vào đời Lê. tức là cách đây khoảng 500 năm. Còn theo lịch sử cùa làng thì gia đình đã gắn bó với nghề lâu nhất ở đây là gia đình ông Nguyễn Đăng Chế. Đến nay, gia đình ông đã có 20 đời làm nghề. Cả đại gia đình ông ba thế hệ đều tâm huyết với tranh Đông Hồ. Trung tâm giao lưu văn hóa tranh dân gian Đông Hồ do con cháu ông đóng góp xây dựng rộng 5.500 mét vuông vừa mới khánh thành thực sự tạo ra được một không gian văn hoá độc đáo. trở thành một địa chỉ không thể thiếu với các tua du lịch làng nghề cho du khách trong và ngoài nước.

Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu...; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh; phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà (xem thêm Bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Tranh Đông Hổ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.

Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hồi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng sẽ đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bàn khắc tranh nữa! Nhà cụ Lừ bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ e phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thế thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.

Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ vẽ tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.

Đánh giá

0

0 đánh giá