TOP 10 Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch lớp 5 SIÊU HAY

206

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch

Đề bài: Thi "Tuyên truyền viên nhí": Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch.

Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch - Mẫu 1

Chuyện cổ tích "Ông Tùng, pà Tà”, người Mường ở Phú Thọ được kể rằng, xưa kia, trời đất sinh ra con người, nhưng con người lại nhỏ bé mà đất đai vô cùng rộng lớn và chỗ cao, chỗ thấp; nước thì lai láng chỗ nông, chỗ sâu, cây cối rất to, dây dợ chằng chịt nên con người không đủ công cụ, sức lực để khai phá làm ăn nên luôn đói khổ. Nhà trời trông thấy cảnh tượng này đã sai ông Đùng, bà Đà là hai người khổng lồ xuống giúp dân Mường. Ông Đùng thì ở đất huyện Thanh Sơn, bà Đà ở đất huyện Yên Lập rồi hai người lấy nhau.

Ngày ngày, ông Đùng, bà Đà mải miết nhổ cây cổ thụ để giúp dân mở những cánh đồng rộng lớn; lấy tay bới đất cho nước lai láng dồn về một dòng và những vết bới ấy bỗng trở thành sông Đà, sông Hồng… Nơi đất thấp hoặc sâu trũng, ông Đùng, bà Đà bốc đất đắp thành gò, núi để lạc dân cư trú mà không sợ lũ lụt. Bà Đà còn chuyên tâm dạy dân trồng cấy, chăn nuôi nên dân Mường được sống sung túc.

Đến một ngày, vua Hùng kinh lý lên mạn Thanh Sơn, Yên Lập tìm đất đóng đô và vua quyết định chọn vùng Nga Mỹ ở Yên Lập định đô, bởi nơi ấy có đất rộng để cày cấy, có núi sông bao bọc như thành lũy và lại có núi Nả cao vút nên đứng ở trên đó sẽ nhìn khắp ra bốn cõi. Bà Đà thấy vậy mừng lắm. Bà ra sức chuẩn bị nhà xe cho vua, nuôi cả bầy rùa đông đúc để vua xem quẻ, sắm sửa cỗ lớn để thết đãi vua cùng các lạc hầu, lạc tướng.

Tuy nhiên, lạc hầu, lạc tướng cùng các con của vua khuyên vua Hùng nên về vùng núi Nghĩa Lĩnh để đóng đô, vì nơi ấy rất thuận lợi cho mở mang bờ cõi và vua đã thuận lòng. Những thứ bà Đà chuẩn bị cho vua như nhà xe, bầy rùa… sau đó đều hóa đá và bây giờ tại nơi ấy vẫn còn những địa danh như núi đá Nhà Xe, khe Suối Rùa.

Khi vua về định đô ở Nghĩa Lĩnh, đã khiến những con yêu quái ở đây như diều hâu tinh, thằn lằn tinh, giao long tinh, xà tinh phải dạt xa ra bốn hướng xung quanh kinh đô và chúng luôn quấy phá ác liệt dưới sông, trên núi, ăn thịt lạc dân. Vua Hùng bao lần sai quân lính đi trừng trị bọn yêu quái nhưng vẫn không thành. Biết được chuyện đó, ông Đùng tâu với vua xin được diệt trừ yêu quái và những con yêu tinh khổng lồ kia đã bị ông tiêu diệt.

Hoặc khi đất nước bị bọn giặc từ phương Bắc tràn xuống cướp phá, ông Đùng, bà Đà đã gác chân qua dòng sông Thao, sông Đà cho dân kéo lên mạn Thanh Sơn, Yên Lập lánh nạn và sau đó ông dùng đá to ném chết hết quân giặc.

Cùng chi tiết này, người Mường ở Hòa Bình lại kể rằng, dân Mường hai bên bờ sông Đà luôn kêu than vì việc đi lại giữa hai bờ rất khó khăn, nên ông Đùng lấy chân mình bắc qua sông cho mọi người đi lại rồi sai bà Đà đi lấy đá bắc cầu qua sông. Người người đi lại qua chân ông Đùng nườm nượp và trẻ thì đi nhanh, người già, em nhỏ đi chậm hơn nên đêm tối phải đốt đuốc rồi rụi tàn lửa khiến chân ông Đùng bị cháy loang lổ. Bà Đà đi lấy đá gặp cảnh người dân bị đau ốm đã nán lại lấy thuốc trị bệnh cho dân. Khi về, thấy chân ông Đùng bị cháy khiến bà hoảng hốt vứt hết đá xuống sông và nơi ấy chính là ghềnh đá Thác Bờ bây giờ.

Khi đất nước bình yên, ông Đùng, bà Đà lại trở về Thanh Sơn, Yên Lập cày ruộng làm nương, chăn nuôi. Những con trâu, bò, lợn, dê… của ông Đùng, bà Đà to lớn khác thường với gia súc, gia cầm của dân Mường; rau thì như cây cổ thụ, hạt lúa to như cái đấu bảy nên phải bổ nhỏ ra mới nấu được. Gặp năm dân vùng thấp bị ngập lụt không cày cấy được, ông Đùng, bà Đà chia cho mỗi nhà vài bông lúa nên qua được nạn đói.

=> Nội dung chuyện cổ tích ông Đùng, bà Đà của người Kinh hay người Mường đều đã được cắt nghĩa khác nhau; trong đó, có cả những lý giải mang quan niệm triết học về vũ trụ cổ xưa của người Việt cổ xưa. Tuy vậy, nhận thức phổ biến nhất về nội dung câu chuyện này, đó là cốt truyện phản ánh sức mạnh tinh thần đoàn kết cộng đồng người Việt thời mở nước. Đồng thời, thể hiện khát vọng về sức mạnh, ý chí của con người thời xa xưa trong chế ngự thiên nhiên khắc nghiệt, giặc dã để mang lại cuộc sống bình yên, no ấm của cư dân nhà nước Văn Lang.

Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch - Mẫu 2

Bài tập đọc Người gác rừng tí hon thông qua hành động dũng cảm và thông minh của bạn nhỏ. Đã gửi gắm bài học cho các bạn đọc, rằng hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên nói chung và rừng cây nói chung bằng khả năng của mình. Bởi thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người.

Mùa xuân em đi trồng cây lớp 5 (trang 17, 18, 19) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch - Mẫu 3

Qua câu chuyện về 5 ông thầy bói mù, truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi đã mang đến những bài học sâu sắc về cách nhìn nhận, ứng xử của con người: - Để đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng cần có những quan sát toàn diện, đánh giá trên cơ sở cái tổng thể, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ hay những nhận thức mang tính chủ quan, hạn chế để đánh giá cái toàn thể. - Cần thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm. Để đánh giá sự vật, hiện tượng cần kết hợp giữa nhiều yếu tố: Nghe, nhìn, cảm nhận tránh những kết luận vội vàng, phiến diện, chủ quan. - Cần học cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác, vừa lắng nghe, vừa học hỏi kết hợp với những hiểu biết của bản thân thì những lợi nhận định, đánh giá cũng sẽ chi tiết, đầy đủ và chính xác nhất. Khi biết lắng nghe ý kiến của người khác chúng ta không chỉ tiếp thu được những điều bổ ích mà chúng ta còn duy trì được những mối quan hệ hoà hảo, tốt đẹp.

Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch - Mẫu 4

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo về chuyện của loài người. Từ cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua Cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, các tác giả dân gian ngầm phê phán những kẻ với sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn nhưng lại hay tỏ vẻ ta đây. Đồng thời, truyện cũng ngầm khuyên nhủ mọi người nên cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết; không nên chủ quan, kiêu ngạo. Đừng để thiên hạ đánh giá mình là loại: “Ếch ngồi đáy giếng”.

Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước, trào lộng để mua vui, Cao hơn thế, các tác giả dân gian muốn phê phán cái “mù” trong nhận thức của không ít người. Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.

Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

 
 
 
 
Đánh giá

0

0 đánh giá