Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em
Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em dựa vào gợi ý (SGK, tr.20).
Dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em - Mẫu 1
* Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
* Thân bài:
- Tả hình dáng:
+ Dáng người tầm thước, thon gọn.
+ Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc tóc gọn sau gáy.
+ Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
+ Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
- Tả tính tình, hoạt động:
+ Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.
+ Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
+ Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
* Kết bài: Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.
Dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em - Mẫu 2
a) Mở bài: Giới thiệu về người thân trong gia đình mà em muốn miêu tả:
Người ấy là ai? Có mối quan hệ như thế nào với em?
Tình cảm, suy nghĩ của em về người ấy?
Mẫu: Trong gia đình em, người mà em thân thiết nhất, thường tâm sự và chia sẻ mọi điều chính là anh Hai. Em luôn dành tình cảm yêu quý và kính trọng, ngưỡng mộ vô cùng danh cho anh ấy.
b) Thân bài:
- Miêu tả khái quát về người mà em muốn miêu tả:
Người ấy tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Hiện đang làm công việc gì? Tại đâu?
Người ấy có chiều cao, cân nặng như thế nào? Tổng quát về thân hình ra sao? Có cân đối không hay hơi gầy hoặc hơi mập?
Nước da của người ấy có màu sắc như thế nào? Lý do gì mà người ấy có nước da như vậy?
- Miêu tả ngoại hình của người đó:
Miêu tả các bộ phận nổi bật trên khuôn mặt (không cần phải tả toàn bộ): hình dáng khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười…
Miêu tả kiểu tóc: màu sắc, độ dài, tạo kiểu, chất tóc, cách buộc… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao lại cắt ngắt hoặc buộc gọn như thế)
Miêu tả bàn tay: đặc điểm da tay, ngón tay, móng tay… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao da tay lại có đặc điểm thô ráp, sần sùi…)
Miêu tả trang phục: trang phục hằng ngày, khi đi làm, vào các dịp đặc biệt… (có đánh giá tổng quát)
- Miêu tả tính cách của người đó:
Người đó có tính cách như thế nào? (theo cảm nhận của em, cảm nhận của những người xung quanh)
Dựa vào đâu mà em và mọi người đánh giá như vậy? (qua cách ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…)
- Miêu tả hoạt động của người đó:
Khi đi làm và khi ở nhà người đó phải làm những việc gì? Có vất vả không? Có bận rộn không? Có lấn chiếm nhiều đến thời gian nghỉ ngơi không?
Người đó thường làm gì cùng em? Quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với em những gì, như thế nào?
Người đó thích làm gì lúc rảnh rỗi, để thư giãn, giải trí?
c) Kết bài:
Tình cảm, cảm xúc của em dành cho người đó
Những mong muốn, gửi gắm của em đến với người đó
Dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em - Mẫu 3
1. Mở bài
- Dẫn thơ ca hoặc lời bài hát nói về mẹ
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”
- Không ai yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho mình bằng mẹ, mẹ là người có công sinh thành và dưỡng dục ta nên người.
- Mẹ là người quan trọng nhất, người em yêu quý và vô cùng kính trọng trong cuộc sống.
2.Thân bài
- Tả ngoại hình người mẹ
Dáng mẹ gầy, mẹ em đã lo lắng và vất vả, lo toan để nuôi nấng em mỗi ngày.
Đôi mắt rất nhiều cảm xúc từ lo lắng, đến vui vẻ.
Dáng đi của mẹ linh hoạt uyển chuyển.
Khuôn mặt mẹ không được trắng trẻo như người khác mà pha vào đó những vất vả, lo toan cuộc sống.
Sống mũi mẹ không cao nhưng rất hài hòa với khuôn mặt cân đối.
Nụ cười tươi của mẹ luôn nở trên môi, hạnh phúc vì mọi ngày em được điểm cao.
Mái tóc dài thấp thoáng đã thấy những sợi bạc.
Mẹ ăn mặc giản dị nhưng cũng toát lên sự cao quý bên trong.
- Tả về tính cách
Mẹ em là giáo viên cố gắng hoàn thành công việc. Những đêm khuya khi em đã ngủ mẹ vẫn miệt mài bên bàn làm việc chấm bài kiểm tra cho học sinh. Mẹ cẩn thận sửa từng lỗi nhỏ cho các em dù đã khuya.
Công việc gia đình mẹ luôn chu toàn mọi việc, chăm sóc cho cả nhà, hoàn thành trách nhiệm của người mẹ người vợ với cuộc sống gia đình.
Mẹ là người vợ hiền, một người dâu thảo, chăm sóc hiếu thảo với ông bà.
- Tả về kỉ niệm với mẹ
Mẹ luôn dành sự quan tâm em và lo cho em từng bữa ăn, giấc ngủ, mẹ còn dành thời gian để hướng dẫn em học tập.
Em học chậm hiểu nhưng mẹ luôn nhẫn nại và cố gắng giúp hiểu bài.
Mẹ luôn bên em khi gặp khó khăn, động viên an ủi khi em vấp ngã. Mẹ chịu mọi khó khăn để giúp em trở thành người học sinh giỏi giang.
Ánh mắt mẹ luôn sáng lên niềm vui mỗi khi em đạt điểm cao, trở thành học sinh giỏi.
3. Kết bài: Nói lên tình cảm của bản thân với mẹ.
Dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em - Mẫu 4
I. Mở bài
Giới thiệu bố của em:
Gia đình em có bốn người là bố, mẹ, anh của em và em. Nhà em ai cũng yêu thương nhau và chăm sóc lẫn nhau. Bố mẹ em luôn cố gắng nỗ lực làm việc để nuôi chúng em ăn học nên người. Chính vì thế mà em rất yêu thương bố mẹ em. Nhưng người mà em yêu thương nhất trong gia đình là bố - người dù rất yêu thương em nhưng không bao giờ ba nói ra. Bố luôn làm tất cả mọi chuyện để chúng em được vui vẻ và no ấm.
II. Thân bài
1. Tả ngoại hình bố của em
Bố em năm nay đã năm mươi tuổi.
Bố em có dáng người cao, gầy.
Bố thường mặc những bộ đồ giản dị như áo thun và quần tây, bố thích mặc những đồ đơn giản và thoải mái.
Khuôn mặt bố rất góc cạnh, trông rất ốm.
Mái tóc bố có vài sợi bạc.
Đôi mắt của bố mỗi khi nhìn em rất hiền từ.
Vầng trán bố rất cao.
Mũi cao và thẳng.
2. Tả tính tình của bố
Bố rất yêu thương cả nhà.
Bố rất hiền nhưng đôi khi cũng rất nghiêm khắc.
Bố đối xử với mọi người rất thân thiện và hiền hòa.
Bố luôn giúp đỡ mọi người trong bất kì công việc gì.
Điều em yêu nhất ở ba là ba luôn yêu thương mọi người.
3. Tả hoạt động của bố
Ở nhà bố rất thích trồng cây và chăm sóc cây.
Công việc chính của bố là làm công nhân ở nhà máy.
Bố đã chịu nhiều cực khổ để chúng em được như ngày hôm nay.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về bố:
Em yêu bố như thế nào?
Em hứa với bố sẽ trở thành người như thế nào để không phụ tình yêu thương của ba.
Dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em - Mẫu 5
I. Mở bài: Giới thiệu người định tả.
Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
II. Thân bài:
a) Tả hình dáng:
- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?
(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)
- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, da dẻ, dáng đi.
- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.
Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
Đôi mắt bà còn rất sáng.
Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.
b) Tả tính tình:
- Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dù chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm.
(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).
III. Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.
Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.
Dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em - Mẫu 6
1. Mở bài
Trong gia đình người em gần gũi và quý mến nhất là ông nội.
2. Thân bài
* Tả hình dáng
Ông gần 80 tuổi, người ông hơi gầy nhưng còn nhanh nhẹn, trán cao, mắt còn tinh, răng rụng nhiều.
Ông ăn mặc giản dị, đọc sách báo mới đeo kính và đi bộ xa thường chống gậy.
Ông tuy đã già nhưng mỗi buổi sáng vẫn thường xuyên tập thể dục để duy trì sức khỏe hàng ngày.
* Tả tính tình cùng hành động:
Chăm lao động, chăm việc nhà, tích cực tham gia các công việc xã hội của địa phương, thương yêu và chăm sóc chu đáo.
Ông thích chăm sóc cây cối và có thú vui là nuôi chim, những con chim của ông hót líu lo rất hay.
Ông luôn hòa nhã đôn hậu được mọi người trong làng rất yêu mến quý trọng.
Luôn chỉ bảo mọi người trong nhà những điều hay lẽ phải, đưa ra những lời khuyên với con cháu.
3. Kết bài
Em yêu quý ông và mong ông khỏe mạnh để sống chung với con cháu.
Người ông luôn là tấm gương cho em luôn học hỏi và noi gương trong học tập, trong cuộc sống.
Sau này lớn lên dù có đi đâu thì trong tâm trí của cháu ông là người ông đáng mến, hiền hậu và luôn yêu thương cháu.
Dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em - Mẫu 7
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
Người được miêu tả là ai? (Anh Đức).
Có quan hệ với em như thế nào? (Anh trai em).
Được tả trong hoàn cảnh nào? (Đi bộ đội về thăm nhà).
2. Thân bài:
- Hình dáng bên ngoài:
Độ tuổi.
Tầm vóc (cao, thấp), dáng người (mập mạp hay săn chắc... )
Màu da (trắng, đen... ).
Gương mặt (tròn hay vuông chữ điền), mắt, mũi, miệng...?
Mái tóc (đen, nâu, dày, thưa... ).
Lưu ý: Chọn những chi tiết nổi bật, dễ nhớ.
- Tính nết:
Giản dị, vui vẻ, dễ gần.
Thông minh, hiếu động.
Có kỉ luật...
- Tài năng:
Chơi đàn và hát rất hay.
Khéo léo, cẩn thận
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về anh em
Dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em - Mẫu 8
1. Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người em kính yêu nhất
2. Thân bài:
a) Ngoại hình:
Ông bước vào tuổi bảy mươi.
Dáng người cao tầm thước.
Khuôn mặt hiền từ.
Đi lại nhanh nhẹn.
Ông thường mặc bộ bà ba màu xám.
Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng.
Đôi mắt không còn tinh anh.
Răng đã rụng đi mấy chiếc.
Miệng hay mỉm cười hiền hậu.
Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần.
b) Tính tình:
Giọng nói ấm áp, chậm rãi
Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi.
Luôn quan tâm đến con cháu
Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải.
Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường.
Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ.
3. Kết bài:
Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà
Ông đem lại niềm vùi và sự đầm ấm cho gia đình em
Em kính yêu ông vô hạn.
Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.
Dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em - Mẫu 9
I. Mở bài: Giới thiệu người cần tả
II. Thân bài
1. Tả bao quát
Chị em bao nhiêu tuổi?
Chị em học ở đâu?
Chị em học trường gì?
Em thương chị em như thế nào?
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b. Tả tính tình
Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh
Chị là người luôn nỗ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em
Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em
Dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em - Mẫu 10
1) Mở bài: Giới thiệu về người bà đáng quý của em.
Trong nhà, ai cũng yêu thương và chăm sóc cho em.
Ba mẹ đi làm cả ngày nên bà là người gần gũi với em nhất.
Bà là người hằng ngày trực tiếp chăm lo chu đáo cho em.
2) Thân bài:
a) Tả ngoại hình
Bà em năm nay 60 tuổi. Bà đã nghỉ hưu được 5 năm.
Tuy người bà nhỏ nhắn nhưng bà rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
Mái tóc của bà đã có những sợi bạc. Thỉnh thoảng em thường nhổ tóc sâu cho bà.
Khuôn mặt bà tròn, bên hai khoé mắt đã có những vết chân chim.
Mỗi khi đọc sách bà đã phải đeo kính
Bà ăn mặc giản dị. Khi ở nhà bà thường mặc bộ đồ màu mận chín rất nền nã. Khi đi đâu có công việc, bà mặc áo sơ mi màu xanh, quần màu đen.
b) Tả hoạt động
Ba mẹ đi làm suốt ngày nên việc nhà bà đã giúp mẹ.
Sáng sáng, bà dậy sớm cùng mẹ lo bữa ăn sáng cho gia đình.
Khi cả nhà đi vắng, bà chăm cho em trai của em. Em em còn nhỏ nên chưa đi mẫu giáo được.
Nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng bởi bà luôn quét dọn chu đáo.
Bà phải thay mẹ ru cho em em ngủ. Bà hát dân ca rất hay. Nhưng hay nhất là bà đã kể những câu chuyện cổ tích.
Trong khu phố có ai cần giúp đỡ, bà em vui vẻ giúp ngay với khả năng của mình.
3) Kết bài
Em rất yêu quý và kính trọng bà.
Nghe lời bà dạy bảo, em luôn chăm chỉ học hành.
Những lúc học bài xong, em thường giúp bà quét nhà, rửa ấm chén hay nhặt rau, trông em.