Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về vịnh Hạ Long hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về vịnh Hạ Long
Đề bài: Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về vịnh Hạ Long.
Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về vịnh Hạ Long - Mẫu 1
Vịnh Hạ Long nằm ở Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là vùng biển đảo được xác định trong tọa độ từ 106°56’ đến 107°37’ kinh độ Đông và 20°43’ đến 21°09’ vĩ độ Bắc với diện tích 1.553km² gồm 1.969 hòn đảo (trong đó 980 hòn đảo đã có tên), trong đó 90% là đảo đá vôi. Phía Bắc và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ thị xã Quảng Yên, qua thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp bờ Tây Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (Hải Phòng).
Vịnh Hạ Long bao gồm cả vịnh Bái Tử Long. Vịnh Bái Tử Long có giá trị tương đồng với khu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long về cảnh quan, địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học và văn hóa lịch sử.
Khu Di sản thế giới được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2, bao gồm 775 hòn đảo, trong đó có 411 hòn đảo đã được đặt tên. Đây là nơi tập trung rất nhiều đảo đá, hang động và bãi tắm đẹp nổi tiếng.
Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về vịnh Hạ Long - Mẫu 2
Thông tin:
- Vịnh Hạ Long là một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1994.
- Nằm ở phía bắc của Việt Nam, Vịnh Hạ Long có khoảng 1.600 hòn đảo đá vôi, hình thành một cảnh quan hùng vĩ và kỳ bí.
- Du khách có thể tham gia vào các hoạt động như đi thuyền kayak, tham quan hang động, tắm biển, thưởng ngoạn cảnh đẹp, và thưởng thức các món ăn hải sản đặc sản.
Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về vịnh Hạ Long - Mẫu 3
Vịnh Hạ Long là một trong những di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, nằm ở phía Bắc Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long nổi tiếng với vẻ đẹp kỳ vĩ và hùng vĩ của hơn 1.600 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều hòn đảo được tạo hình bởi quá trình xói mòn và kiến tạo địa chất hàng triệu năm, tạo nên một cảnh quan ngoạn mục.
Đặc điểm nổi bật:
- Hòn đảo và hang động: Một số hòn đảo và hang động nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua khi đến thăm Vịnh Hạ Long bao gồm Đảo Ti Tốp, Hang Sửng Sốt, Động Thiên Cung, và Hang Đầu Gỗ. Mỗi nơi đều mang một vẻ đẹp đặc trưng và huyền bí, thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm.
- Cảnh quan thiên nhiên: Vịnh Hạ Long không chỉ được biết đến với cảnh quan đá vôi hùng vĩ mà còn với vẻ đẹp của biển xanh, bầu trời trong lành và hệ sinh thái đa dạng. Bạn có thể tham gia các tour du lịch trên biển để khám phá vẻ đẹp của vịnh từ gần.
- Hoạt động du lịch: Du khách có thể tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn tại Vịnh Hạ Long như kayaking, lặn ngắm san hô, thăm làng chài trên vịnh, hoặc đơn giản là thư giãn trên tàu du lịch và ngắm cảnh hoàng hôn trên vịnh.
- Ẩm thực: Vùng vịnh Hạ Long còn nổi tiếng với nhiều món ăn hải sản tươi ngon, đặc sản của vùng biển như sá sùng, mực, và hàu.
Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về vịnh Hạ Long - Mẫu 4
Điều kiện thiên nhiên Vịnh Hạ Long
Bên cạnh giá trị địa chất và giá trị thẩm mỹ độc đáo toàn cầu, trong khu vực Vịnh Hạ Long hiện nay còn lưu giữ được nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới như: đồi núi, hang động, rừng ngập mặn, tùng áng, rạn san hô, cỏ biển … Các hệ sinh thái đó được phân bố trong một khu vực có khí hậu tương đối ôn hòa, nhiệt độ nước biển trung bình từ 19 – 25 độ C, là môi trường sống rất thuận lợi đối với các loài sinh vật. Kết quả nghiên cứu những năm qua cho thấy trong vùng Vịnh Hạ Long có mặt trên 300 loài cá, 545 loài động vật đáy biển, 154 loại san hô, 35 loài sinh vật phù du, 139 loài rong biển, 5 loài cỏ biển và 31 loài thực vật vùng ngập mặn … Các hệ sinh thái đó đã tạo nên giá trị đa dạng sinh học tương đối nổi bật của Vịnh Hạ Long.
Địa hình
Vịnh Hạ Long là dạng địa hình đảo xen lẫn các trũng biển, các vùng bãi triều có sú vẹt mọc và các đảo đá vôi vách dựng đứng rất tương phản nhau. Các đảo đá chủ yếu là đảo đá vôi (trên 90%), có độ cao khác nhau (từ 50 đến 200 m). Ngoài ra, vịnh Hạ Long có một số đảo đất, có người, động vật sinh sống, có thảm thực vật trù phú. Địa hình đáy biển vịnh Hạ Long tương đối bằng phẳng với độ sâu trung bình 5 -10m, một số luồng lạch có độ sâu trung bình từ 15 – 29m.
Khí hậu
Vịnh Hạ Long có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, chia làm 2 mùa chính (mùa Đông: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 15oC – 20oC; mùa Hè: từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 26oC – 27oC) và 2 mùa chuyển tiếp (mùa Xuân vào tháng 4, mùa Thu vào tháng 10); nhiệt độ trung bình năm 18oC – 19oC; lượng mưa trung bình năm từ 2.000 mm – 2.200 mm.
Thủy văn
Thủy văn sông: các sông có ảnh hưởng đến vịnh Hạ Long là sông Trới, sông Mỹ, sông Mãn, sông Diễn Vọng, sông Vũ Oai và một phần sông Lạch Huyện. Các sông này đổ vào vịnh Hạ Long qua Cửa Lục.
Hải văn:
Sóng: Do sự che chắn của nhiều đảo nên độ sóng trung bình của vịnh Hạ Long không lớn, trung bình khoảng 0,5 m (khi có bão lên tới 2,5 m), hướng thịnh hành về mùa Đông là Bắc, Đông Bắc; về mùa Hè là Nam.
Dòng chảy: Có tốc độ trung bình 0,3 – 0,5 m/s có hướng Bắc, Tây Bắc khi triều dâng và hướng Nam khi triều rút.
Thủy triều: Chế độ thủy triều ở vịnh Hạ Long là nhật triều đều điển hình trong một ngày có một lần nước lớn, một lần nước ròng. Biên độ triều từ 1,9 m – 4,6 m. Triều thấp vào các tháng 3, 4,8 và 9, triều cao vào các tháng 1, 6 ,7 và 12.
Độ mặn của nước biển: Mùa mưa đạt 21 – 22 ‰, mùa khô đạt 32 – 33 ‰.
Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về vịnh Hạ Long - Mẫu 5
Hạ Long có nghĩa là “Rồng xuống”. Từ trước thế kỷ XIX, tên vịnh Hạ Long chưa được ghi chép trong thư tịch cổ của Việt Nam, chủ yếu được biết đến với tên gọi Giao Châu, Lục Thủy, An Bang, An Quảng, Hải Đông, Hoa Phong, Nghiêu Phong …. Đến cuối thế kỷ XIX, tên vịnh Hạ Long mới xuất hiện trên bản đồ hàng hải của Pháp vẽ về vịnh Bắc Bộ và trên một số bài báo bằng chữ tiếng Pháp, chữ tiếng Việt.
Trên tờ “Tin tức Hải Phòng” xuất bản bằng tiếng Pháp đã đưa tin: “Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long”. Câu chuyện được tóm tắt như sau: Năm 1898, viên thiếu úy La-gơ-rê-din, thuyền trưởng tàu A-va-lăng-sơ và rất nhiều thủy thủ đã gặp một đôi rắn biển khổng lồ trên vịnh Hạ Long. Người Châu Âu liên tưởng con vật này giống con Rồng trong trí tưởng tượng của người Châu Á. Chính vì sự xuất hiện con vật lạ giống hình con Rồng mà vùng biển này được mang tên là vịnh Hạ Long (theo sách Văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh, từ một góc nhìn, Quảng Ninh, 2002)
“ Hạ Long” còn được gắn với truyền thuyết nguồn gốc của dân tộc Việt là “Con Rồng, cháu Tiên”, gắn với truyền thuyết đàn rồng xuống giúp người Việt đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi. Chuyện được kể rằng: “Ngày xưa, khi người Việt mới lập nước, trong một lần nước Việt bị giặc ngoại xâm, trời sai Rồng mẹ mang theo một đàn Rồng con xuống giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc từ biển cả ào ạt tấn công vào bờ thì đàn Rồng cũng hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc, những châu ngọc ấy thoắt biến thành muôn vàn đảo đá sừng sững, liên kết lại như bức tường thành vững chãi, bất ngờ chặn bước tiến quân giặc. Thuyền giặc đang lao nhanh bị chặn lại đột ngột đâm vào các đảo đá, đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, Rồng mẹ và Rồng con không trở về trời, mà ở lại hạ giới – nơi vừa diễn ra trận chiến đấu. Chỗ Rồng mẹ xuống là Hạ Long, nơi Rồng con xuống là Bái Tử Long. Đuôi của đàn Rồng quẫy lên trắng xóa là Long Vĩ (tức bán đảo Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ngày nay)”.
Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về vịnh Hạ Long - Mẫu 6
Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về vịnh Hạ Long - Mẫu 7
Sưu tầm tranh ảnh, thông tin,... về vịnh Hạ Long - Mẫu 8