Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Tóm tắt câu chuyện Những con hạc giấy hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Tóm tắt câu chuyện Những con hạc giấy
Đề bài: Tóm tắt câu chuyện "Những con hạc giấy" bằng 4 - 5 câu.
Tóm tắt câu chuyện Những con hạc giấy - Mẫu 1
Xa-xa-ki Xa-đa-kô, một cô bé may mắn sống sót sau vụ ném bom nguyên tử ở Hi-rô-si-ma, phải đối mặt với bệnh máu trắng do phóng xạ. Với niềm tin vào truyền thuyết về việc gấp một nghìn con hạc giấy, Xa-đa-kô đã nỗ lực chiến đấu với bệnh tật. Dù cuối cùng em không thể qua khỏi, câu chuyện của Xa-đa-kô đã truyền cảm hứng cho một phong trào hoà bình và tình yêu cuộc sống.
Tóm tắt câu chuyện Những con hạc giấy - Mẫu 2
Cô bé Xa-đa-kô, sau khi bị nhiễm phóng xạ, hy vọng sẽ khỏi bệnh bằng cách gấp hạc giấy. Mặc dù nhận được sự quan tâm và sự chia sẻ từ trẻ em Nhật Bản và học sinh thành phố Hi-rô-si-ma, Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi. Tuy nhiên, tưởng niệm về Xa-đa-kô đã được thể hiện qua việc xây dựng Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn được gọi là tháp Sen-ba-zu-ru, tại Công viên Hoà bình của thành phố Hi-rô-si-ma.
Tóm tắt câu chuyện Những con hạc giấy - Mẫu 3
Năm 1945, Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử và ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống hai thành phố của Nhật Bản: Hi-tô-si-ma và Na-ga-so-ki. Số người chết và nhiễm phóng xạ lên đến nửa triệu người. Khi thành phố Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-cô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị. Cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Nén đau, em miệt mài gấp hạc. Biết chuyện, trẻ em cả nước đã gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-cô. Em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy nhưng vẫn không qua khỏi. Xúc động trước cái chết của Xa-đa-cô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Năm 1958, Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, được dựng lên ở Công viên Hòa bình của thành phố. Dưới tượng đài khắc: “Chúng em kêu gọi; Chúng em nguyện cầu: Hoà bình cho thế giới”.
Tóm tắt câu chuyện Những con hạc giấy - Mẫu 4
Câu chuyện kể về cô bé Xa–đa–cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử do chiến tranh Mỹ gây ra, với một niềm tin vào sự sống cô bé đã kiên trì gấp đủ 1000 con hạc giấy nhưng vẫn không qua khỏi, câu chuyện còn là thông điệp nhắn nhủ đến người đọc về niềm khát khao mơ ước hoà bình trên thế giới của trẻ em ở khắp mọi nơi.
Tóm tắt câu chuyện Những con hạc giấy - Mẫu 5
Cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào đầu tháng 8 năm 1945, Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga- da-ki làm chết gần nửa triệu người; đầu năm 1951 có thêm gần 100.000 người bị chết vì nhiễm phóng xạ nguyên tử. Em bé Xa-da-cô Xa-xa-ki lên 2 tuổi ở thành phố Hi-rô-si-ma may mắn thoát chết, nhưng mười năm sau, em lâm bệnh nặng vì nhiễm phóng xạ. Nằm trong bệnh viện, em ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ 1.000 con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh. Biết tin ấy, các bạn nhỏ khắp nơi gửi đến cho em hàng nghìn con sếu giấy. Nhưng Xa-xa-ki đã chết khi em mới gấp được 644 con. Sau khi em Xa-xa-ki chết, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây dựng một tượng đài cao 9 mét để tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài là hình một em gái giơ cao hai tay lên trời, tay trái nâng một con sếu; dưới tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.
Xem thêm các nội dung khác: