Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về lễ hội, món ăn hoặc trang phục truyền thống của Việt Nam hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về lễ hội, món ăn hoặc trang phục truyền thống của Việt Nam
Đề bài: Dựa vào bài tập 1, đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về một lễ hội, một món ăn hoặc một trang phục,... truyền thống của Việt Nam với du khách nước ngoài.
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về lễ hội, món ăn hoặc trang phục truyền thống của Việt Nam - Mẫu 1
Xin chào quý vị, tôi là hướng dẫn viên du lịch và hôm nay tôi rất vinh dự được giới thiệu với quý vị về một trong những di sản văn hóa đặc sắc và tinh tế của Việt Nam - Áo Dài. Áo Dài không chỉ là một trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp, sự duyên dáng và tinh thần Việt.
Áo Dài là sự kết hợp hoàn hảo giữa văn hóa truyền thống và nét đẹp hiện đại. Với thiết kế ôm sát cơ thể, tôn lên vóc dáng người phụ nữ, chiếc áo dài dài thướt tha, kết hợp cùng quần lụa, tạo nên một hình ảnh vừa truyền thống vừa thanh lịch. Qua nhiều thế kỷ, áo dài đã trải qua nhiều biến đổi về kiểu dáng, màu sắc nhưng vẫn giữ được giá trị cốt lõi của nó.
Áo dài được mặc trong nhiều dịp khác nhau, từ những ngày lễ hội truyền thống, đám cưới cho đến trong cuộc sống hàng ngày. Nó không chỉ là trang phục mà còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam, thể hiện tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc.
Khi du khách đến Việt Nam, việc được mặc thử áo dài và chụp ảnh là một trải nghiệm đáng nhớ, giúp du khách hiểu thêm về văn hóa Việt Nam và mang về những kỷ niệm đẹp. Đối với người dân Việt Nam, áo dài không chỉ là một bộ trang phục mà còn là một phần tâm hồn, gắn liền với những giá trị truyền thống quý báu.
Rất mong rằng qua bài giới thiệu này, quý vị sẽ cảm nhận được tình yêu và niềm tự hào mà chúng tôi - người dân Việt Nam dành cho áo dài, cũng như hiểu thêm về văn hóa phong phú và đa dạng của đất nước chúng tôi. Cảm ơn quý vị đã lắng nghe.
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về lễ hội, món ăn hoặc trang phục truyền thống của Việt Nam - Mẫu 2
Xin chào các bạn, tôi là hướng dẫn viên của các bạn trong chuyến hành trình này. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn nghe về món ăn truyền thống nổi tiếng nhất của đất nước Việt Nam, đó là Phở bò.
Phở mang nhiều hương vị khác nhau tùy tay người chế biến. Nhưng thành phần chính của phở gồm bánh phở và nước dùng. Bánh phở dạng sợi, thường chế biến từ gạo. Nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò hoặc thịt gà được thái mỏng và trần vào bát phở cùng với các loại rau thơm.
Nước dùng là yếu tố quyết định độ ngon của một bát phở, nên khâu chuẩn bị chế biến nước dùng cần đảm bảo kỹ lưỡng. Từ việc chọn xương sao cho ngọt ngon nhất đến ninh xương, nêm nếm gia vị. Vị ngọt của nước dùng phải từ xương thì mới ngon. Nước dùng còn phải có mùi thơm và màu trong. Những yêu cầu này đòi hỏi người đầu bếp phải có kinh nghiệm. Ngoài ra khi ăn phở, người ta hay ăn kèm rau thơm, thêm vị chua thanh thanh từ chanh. Tất cả cùng hòa quyện khiến bát phở thơm ngon đúng điệu không sai lệch đi một chút nào.
Phở được trình bày trong bát sứ với độ lớn vừa phải. Khi ăn phở, phải kết hợp dùng cả đũa và thìa để thưởng thức được trọn vẹn hương vị của một bát phở. Ăn phở phải ăn nóng và không ăn kèm thêm bất cứ món ăn, đồ uống nào khác bởi hương vị của nó vốn đã rất đầy đủ, hoàn hảo rồi.
Bao thế hệ đã đi qua, nhưng phở vẫn luôn là món ăn truyền thống giá trị nhất của dân tộc tôi. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về lễ hội, món ăn hoặc trang phục truyền thống của Việt Nam - Mẫu 3
Vào những ngày đầu mùa xuân, làng em lại náo nức tổ chức ngày hội xuân với những hoạt động vui chơi hấp dẫn. Trong đó, được nhiều người mong chờ nhất chính là ngày thứ ba của hội xuân: ngày hội đấu vật.
Ngày hội đấu vật chính là ngày mà các đấu sĩ đấu vật tham gia thi đấu, tìm ra người mạnh nhất. Để chuẩn bị cho ngày hội này, các tuyển thủ đã ra sức tập luyện chăm chỉ suốt cả năm. Danh sách và thứ tự thi đấu đã được chọn lựa và sắp xếp một cách công bằng thông qua việc bốc thăm từ cả tháng trước đó. Tuy chỉ là hội thi của làng, nhưng không phải ai muốn thi cũng được đâu nhé. Ban giám khảo sẽ thống nhất những tiêu chí về hình thể, kĩ năng và cả lịch sử thi đấu để chọn những người đủ khả năng vào thi ở ngày hội.
Vào ngày hội, người dân kéo nhau đến xem đông lắm, thậm chí có cả những người xứ khác nữa. Họ tụ tập quanh sân đấu, say mê ngắm nhìn và cổ vũ nhiệt tình. Thậm chí có người sau hôm đó, về nhà bị khàn cả giọng. Trên sân đấu có nền cát, từng cặp đấu sĩ bắt đầu lên sân. Họ để mình trần, đóng khố - trang phục dân dã của người Việt xưa. Sau tiếng trống ra hiệu của trọng tài, họ lao vào nhau, cầm vai, cầm chân, ra sức vật ngã đối phương. Tất cả sức mạnh, kĩ xảo đều được đem ra sử dụng. Chẳng mấy chốc mà ai cũng vã mồ hôi, ánh lên dưới nắng xuân phơi phới. Cuối cùng, sẽ có người thắng kẻ thua, nhưng dù là ai cũng có một nụ cười hạnh phúc trên môi. Bởi họ đến tham gia hội thi là để giao lưu, làm quen với người cùng chí hướng, chứ không phải chỉ vì phần thưởng.
Với em, ngày hội đấu vật là lễ hội mà em yêu thích nhất. Bởi nó đã truyền cho em những nhiệt huyết tươi mới, giúp em có thêm động lực để rèn luyện bản thân.
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về lễ hội, món ăn hoặc trang phục truyền thống của Việt Nam - Mẫu 4
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội Cá Ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về lễ hội, món ăn hoặc trang phục truyền thống của Việt Nam - Mẫu 5
Đang cập nhật ...