Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Tìm đọc truyện về một vị trạng nguyên của nước ta hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Tìm đọc truyện về một vị trạng nguyên của nước ta
Đề bài: Tìm đọc truyện về một vị trạng nguyên của nước ta.
Tìm đọc truyện về một vị trạng nguyên của nước ta - Mẫu 1
Nguyễn Hiền là một vị trạng nguyên tài ba của Việt Nam, sống vào thời nhà Lê. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho giáo tại làng Đường Hào, nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội. Từ nhỏ, Nguyễn Hiền đã thể hiện tài năng và lòng say mê học hỏi. Ông tham gia khoa thi do vua Lê Anh Tông tổ chức vào năm 1492 và đỗ đầu danh sách, trở thành Trạng Nguyên.
Năm 11 tuổi, tiếng tăm Hiền đã lừng lẫy ở kinh đô và được mệnh danh là thần đồng. Bấy giờ có người họ Đặng tự thấy mình đã đọc hết các sách, nghe tiếng tăm Hiền muốn đến thử tài văn bút, liền tìm đến nhà Hiền và lấy đầu đề theo bài phú "Phượng hoàng sào a, kì lân du úc". Khách ra hạn số câu và mỗi câu đều có tiếng chỉ về một loài cầm thú.
Hiền ứng khầu đáp ngay rằng: "Phi long kiên chiểu/Mã bất xuất hà /Ý bỉ Hữu Hùng chi thế/ Ấp vu Duyên Lộc chi a". Nghĩa là: "Rồng không bay lên nơi ao, hồ/Ngựa không từ sông phi ra/ Đẹp thay đời có họ Hữu Hùng/Làm nhà ở nơi Duyên Lộc.
Người họ Đặng hết sức thán phục và tấm tắc khen “Thiên tài! Thiên tài!”. Năm ấy, Hiền thi hương đỗ đầu (Giải nguyên). Vào năm Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (âm lịch năm Tân Mùi), vua Trần Thái Tông trọng dụng hiền tài, chiêu đãi kẻ sĩ. Vua cho mở khoa thi lớn. Nguyễn Hiền mới mười ba tuổi về kinh ứng thí và lập tức được lấy đỗ trạng nguyên. Khóa thi này, ngoài Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên còn có 2 người khác đỗ cao và cũng cùng có một điểm chung. Đó là họ đều còn rất trẻ tuổi.
Tìm đọc truyện về một vị trạng nguyên của nước ta - Mẫu 2
Ông Trạng thả diều
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
Tìm đọc truyện về một vị trạng nguyên của nước ta - Mẫu 3
Lê Ích Mộc không chỉ là vị Trạng nguyên đầu tiên của vùng đất Cảng Hải Phòng mà ông còn là một người thầy giáo tận tuỵ với nghề, yêu thương học trò; là tấm gương sáng về tinh thần tự học, vượt khó để các thế hệ sau noi theo.
Tìm đọc truyện về một vị trạng nguyên của nước ta - Mẫu 4
Mạc Đĩnh Chi – người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Nhà nghèo, cha mất sớm, ông sống bằng nghề kiếm củi nuôi thân. Vốn là người có tư chất thông minh, linh lợi, ông sớm nhận ra rằng chỉ có con đường học tập thành tài mới thoát khỏi cảnh nghèo khó đó. Chính vì thế mà ông ra sức học tập. Đến năm Giáp Thìn 1304, ông đỗ Trạng Nguyên.
Tìm đọc truyện về một vị trạng nguyên của nước ta - Mẫu 5
Ngay từ khi còn nhỏ, Nguyễn Hiền đã là cậu bé thông minh, hiếu học lại có thiên bẩm về chữ nghĩa nên khi đỗ Trạng Nguyên, ông mới chỉ 13 tuổi. Chỉ tiếc rằng, ông sớm đoản mệnh, nếu không tài năng đó có thể giúp đất nước nhiều hơn nữa...