TOP 10 Chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát đã sưu tầm 2025 SIÊU HAY

41

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát đã sưu tầm hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát đã sưu tầm

Đề bài: Chia sẻ với bạn cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát.... đã sưu tầm.

Chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát đã sưu tầm - Mẫu 1

Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ một cách thật sinh động. Cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn. Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh vật thiên nhiên hiện lên mang vẻ thanh bình. Nhưng để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ. Ngoài ra, con người Việt Nam cũng thật tài năng - “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Hình ảnh cuối bài thơ - “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống.

Chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát đã sưu tầm - Mẫu 2

Bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp và giá trị của hạt gạo - biểu tượng của sự lao động cần cù và tinh thần yêu nước. Qua từng dòng thơ, em cảm nhận được sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với bàn tay lao động của bác nông dân đã hiến dâng mồ hôi, công sức để tạo nên những hạt gạo trắng tinh. Hạt gạo không chỉ là thức ăn hàng ngày mà còn là niềm tự hào, là tâm hồn của dân tộc ta, là sự gắn kết giữa con người với đất mẹ thiêng liêng. Bài thơ giúp em thêm trân trọng từng bữa cơm gia đình, nhận ra giá trị to lớn của lao động nông nghiệp và càng yêu quý hơn đất nước, quê hương mình. Tình cảm, cảm xúc dạt dào và lòng biết ơn sâu sắc đến những người nông dân đã được tác giả gửi gắm một cách chân thành qua những vần thơ mộc mạc, giàu hình ảnh.

Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 3: Hạt gạo làng ta | Kết nối tri thức

Chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát đã sưu tầm - Mẫu 3

Bài thơ mà em đặc biệt yêu thích là bài thơ “Quạt cho bà ngủ” của tác giả Thanh Quỳ. Bài thơ là lời của bạn nhỏ ngoan ngoãn với nhưng sự vật xung quanh mình. Bạn nhỏ ấy đã ngồi quạt mát cho bà yêu dấu nằm nghỉ. Hình ảnh đôi bàn tay bé nhỏ cầm chiếc quạt nan phe phẩy vừa mộc mạc, lại đáng yêu. Cùng với bạn nhỏ, mọi sự vật trong ngồi nhà đều nằm im, cùng bạn nhỏ giữ sự yên tĩnh cho giấc ngủ của bà. Những vần thơ ấy đã khắc họa được sự hiếu thảo của bạn nhỏ dành cho người bà của mình. Đọc bài thơ, em bỗng nhớ về người bà yêu quý của mình. Lần tới, khi về thăm bà, em cũng sẽ giống như bạn nhỏ, ngồi quạt cho bà ngủ ngon.

Chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát đã sưu tầm - Mẫu 4

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Vẻ đẹp của Việt Nam qua bài thơ thật sự làm cho em xúc động, mê mẩn bởi vẻ đẹp của Việt Nam, đất trời Việt Nam dâng lên ngập lòng. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã rất yêu quê hương Việt Nam, rất mặn mà với cuộc sống cấy cày, đồng ruộng, những ngọn núi ngọn đồi trải khắp Việt Nam. Không cảnh gì đẹp bằng những cánh đồng lúa rộng mênh mông xa tít tới đường chân trời, hương lúa thơm đưa khắp một miền quê; những cánh cò bay vỗ cánh chao liệng trên những cánh đồng, những khoảng trời trong xanh; quanh những ngọn núi Trường Sơn, mây mờ giăng phủ lấy cả lúc bình minh sương sớm, cả lúc hoàng hôn chiều tà. Cảnh đẹp Việt Nam ta đẹp và bình yên đến vậy, yêu và thương biết bao quê hương Việt Nam ta!   

Chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát đã sưu tầm - Mẫu 5

“Bài thơ Quả ngọt cuối mùa” là bài thơ mà em học từ hồi lớp 4, nhưng đến nay vẫn còn nhớ như in. Tác giả Võ Thanh An đã khắc họa hình dáng của một người bà hiền từ, yêu thương con cháu. Tuổi đã cao nhưng vì thương con, yêu cháu mà bà tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn cây ăn quả. Khi đã có trái chín, bà lại lắng lo, bảo vệ quả khỏi sương giá, khỏi chim ăn. Dáng vẻ của người bà với mái tóc phù sương, phải chống gậy ra vào kiểm tra chùm quả khiến em rơm rớm nước mắt vì quá xúc động. Không chỉ người bà trong bài thơ, mà người bà của em, của rất nhiều những người khác cũng vậy. Lúc nào bà cũng yêu thương con cháu, có gì ngon cũng để dành cho con cháu. Sự hi sinh cao cả, tình yêu thương bao la ấy của bà đã chạm đến trái tim của em, khiến em luôn nhớ mãi những vần thơ ấy về bà.

Chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát đã sưu tầm - Mẫu 6

Bài thơ “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu đã gợi cho tôi cảm nhận về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Tác giả đã nhắc đến một hình ảnh vô cùng quen thuộc nơi làng quê Việt Nam - giậu hoa bìm. Đây là loài hoa gợi nhắc cho tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ. Hình ảnh chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Cả bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Đến hai câu thơ cuối, tác giả đã bộc lộ cảm xúc qua câu hỏi tu từ “Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?”. Hỏi đấy mà dường như không có câu trả lời, gợi lên nỗi lòng chất chứa. Câu thơ phảng phất nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu, và quê hương của nhà thơ. Đọc bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp thật bình dị của làng quê Việt Nam, cũng như nỗi lòng yêu mến quê hương và trân quý những kỉ niệm bình yên của mình.

Chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát đã sưu tầm - Mẫu 7

“Chuyện cổ tích về loài người” là một bài thơ rất hay và ý nghĩa của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Là một bài thơ dành cho thiếu nhi, tác giả không sử dụng nhiều các từ ngữ hoa mĩ hay những biện pháp tu từ bóng bẩy. Từng hình ảnh trong bài thơ đều rất mộc mạc, giản dị và sáng trong. Đọc bài thơ, em như được nghe bà kể chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Rằng thuở ấy trái đất mới hình thành, chẳng có gì cả, chỉ đặc một màu tối tăm. Sau đó, trẻ em đã đến với trái đất. Rồi mới xuất hiện những ánh sáng, cỏ cây, dòng sông, bố mẹ, ông bà, thầy cô, mái trường. Tất cả đều xuất hiện bởi trẻ em “cần”. Từ đó, bài thơ không chỉ là một cách lí giải dí dỏm và thú vị về nguồn gốc của con người. Mà hơn hết, bài thơ còn là nơi thi sĩ Xuân Quỳnh gửi gắm những yêu thương dành cho các bạn nhỏ. Bà mong rằng, cũng như trong bài thơ, tất cả mọi người hãy quan tâm, yêu thương các bạn nhỏ thật nhiều. Vì các bạn ấy chính là tương lai của chúng ta. Với giai điệu thơ nhẹ nhàng như đang kể chuyện, cùng hình ảnh thơ trong sáng, “Chuyện cổ tích về loài người” đã đem đến cho em những cung bậc cảm xúc thật tuyệt vời.

Chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát đã sưu tầm - Mẫu 8

Bài thơ để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ là lời của một anh đội viên trong đêm hành quân mưa gió. Khi tất cả mọi người đều say giấc nồng sau một ngày hành quân vất vả, anh đội viên phát hiện Bác Hồ vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Trong ba lần tỉnh giấc giữa đêm, anh đội viên phát hiện thêm nhiều khía cạnh khác ở Bác mà trước đây anh chưa nhận ra. Anh nhìn thấy ở Bác, hình dáng một người cha già hiền từ, giàu lòng nhân ái đang đi nhém chăn cho những đứa con của mình. Anh nhìn thấy nỗi lòng vì nước vì dân, lắng lo trằn trọc mãi không ngủ được ở bên trong Bác. Bởi vậy mà lúc đầu, anh còn khuyên Bác nên đi ngủ. Nhưng sau khi thấu hiểu những trăn trở của Bác, thì anh quyết định xin được thức cùng với Bác, để được đồng hành và chia sẻ những nỗi lo toan ấy. Có thể nói, bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” đã giúp người đọc đến gần hơn, thấu hiểu hơn sự vĩ đại và tình yêu thương to lớn của Bác Hồ dành cho nhân dân, đất nước.

Chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát đã sưu tầm - Mẫu 9

“Mưa” là một bài thơ rất thú vị mà em vừa được đọc gần đây. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhân hóa tất cả những sự vật có trong bài thơ, tạo nên rất nhiều những hình ảnh sinh động và hấp dẫn. Đặc biệt, bài thơ còn sử dụng thể thơ tự do với các câu thơ dài ngắn khác nhau, gợi lên nhịp điệu của những giọt mưa rả rích. Trong bài thơ, một cơn mưa rào ập đến bật chợt. Dưới đôi mắt của trẻ thơ, ông trời như mặc áo giáp đen, sấm thì ghé xuống sân nhà cười khanh khách. Những cây mía ngả nghiêng trong gió được nhân hóa như đang múa lưỡi gươm dài. Cây bưởi thì khệ nệ bồng bế những đứa con đầu tròn trộc lốc. Bụi tre thì tần ngần gỡ tóc cho kịp tắm trong làn mưa mát rượi. Những sự vật tưởng là bình thường nay bỗng hóa thú vị và hấp dẫn hơn trong bài thơ.

Chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ, bài hát đã sưu tầm - Mẫu 10

Bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu là một thơ để lại cho em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Bài thơ kể về một cậu bé giao liên tên là Lượm. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng em đã thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, cam go. Bất chấp mưa bom, bão đạn, Lượm vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hình ảnh cậu bé có đôi má bồ quân ửng hồng, có đôi mắt đen láy sáng ngời, đội chiếc mũ ca lô lệch vừa đi vừa nhảy chân sáo thật đẹp biết bao. Cậu bé ấy có sự dũng cảm, dạn dĩ, can trường của một chiến sĩ, nhưng cũng giữ nguyên những ngây thơ, trong sáng của một cậu bé. Ấy vậy mà một thiên thần như thế đã phải hi sinh dưới nòng súng của kẻ thù. Sự ra đi của Lượm khiến em bất ngờ, nghẹn lại trong lồng ngực. Xót xa quá, tiếc thương quá. Chẳng từ ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn nỗi đau của em lúc đọc đến khổ thơ đó. Lượm ra đi nhưng không phải là biến mất khỏi thế gian này. Cậu bé ấy vẫn sống, sống trong hình hài non sông, sống trong lòng triệu triệu người dân Việt. Em thương tiếc trước sự ra đi đột ngột của Lượm bao nhiêu. Thì lại càng yên mến và kính trọng, tự hào trước sự dũng cảm, hi sinh quên mình vì tổ quốc của Lượm bấy nhiêu. Những vẫn thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã đánh thức trong em những cung bậc cảm xúc tha thiết, quý mến ấy với cậu bé anh hùng nhỏ tuổi.

Đánh giá

0

0 đánh giá