Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC tại H, AD là tia phân giác

1.6 K

Với giải Bài 7 trang 68 SBT Toán lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Tổng các góc của một tam giác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 1: Tổng các góc của một tam giác

Bài 7 trang 68 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC tại H, AD là tia phân giác của HAC^ (Hình 4)

Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC tại H, AD là tia phân giác của góc HAC (Hình 4)

a) Tìm các cặp góc có tổng số đo bằng 90°.

b) Cho C^=40° . Tính số đo của B^,BDA^,DAC^.

c) Chứng minh: BAH^=C^,CAH^=B^,BAD^=BDA^.

Lời giải:

a) Xét ∆ABC vuông tại A ta có:

B^+C^=90° (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Xét ∆ABH vuông tại H ta có:

B^+BAH^=90° (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Xét ∆ACH vuông tại H ta có:

C^+CAH^=90° (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Xét ∆ADH vuông tại H ta có:

ADH^+DAH^=90° (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Ta có: BAC^=90°=BAH^+HAC^=BAD^+DAC^

Vậy các cặp góc có tổng số đo bằng 90° là:

BAH^  CAH^ ; B^  C^ ; B^  BAH^ ; C^  CAH^ ; BAD^  DAC^ ; HAD^  ADH^ .

b) • Do B^+C^=90° (chứng minh câu a) nên B^=90°C^ .

 C^=40° nên B^=90°40°=50° .

• Do C^+CAH^=90° (chứng minh câu a)

Nên CAH^=90°C^=90°40°=50° .

MàAD là tia phân giác của CAH^ (giả thiết)

Do đó DAC^=DAH^=CAH^2=50°2=25° .

• Do ADH^+DAH^=90°(chứng minh câu a)

Nên ADH^=90°DAH^=90°25°=65° hay BDA^=65°.

Vậy B^=50°,BDA^=65°,DAC^=25°.

c) Vì B^+BAH^=90° (chứng minh câu a)

Nên BAH^=90°B^=90°50°=40° .

Khi đó B^=CAH^=50° , C^=BAH^=40° .

Lại có BAD^+DAC^=90°;ADH^+DAH^=90° (chứng minh câu a)

 DAC^=DAH^ suy ra BAD^=ADH^ hay BAD^=BDA^.

Vậy BAH^=C^,CAH^=B^,BAD^=BDA^.

Đánh giá

0

0 đánh giá