Cho hệ phương trình: 2x + 5y = -3 (1) và -3x + 7y = -10 (2)

192

Với giải Hoạt động 3 trang 22 Toán 9 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài 3: Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Hoạt động 3 trang 22 Toán 9 Tập 1: Cho hệ phương trình: {2x+5y=3(1)3x+7y=10(2)(III)

a. Các hệ số của x trong hai phương trình (1) và (2) có bằng nhau (hoặc đối nhau) hay không? Các hệ số của y trong hai phương trình (1) và (2) có bằng nhau (hoặc đối nhau) hay không?

b. Nhân hai vế của phương trình (1) với 3 và nhân hai vế của phương trình (2) với 2, ta được hệ phương trình mới với hệ số của x trong hai phương trình đó có đặc điểm gì?

c. Giải hệ phương trình nhận được ở câu b. Từ đó, ta tìm được nghiệm của hệ phương trình (III).

Lời giải:

a.

+ Các hệ số của x trong hai phương trình (1) và (2) không bằng nhau (hoặc đối nhau).

+ Các hệ số của y trong hai phương trình (1) và (2) không bằng nhau (hoặc đối nhau).

b. Nhân hai vế của phương trình (1) với 3 và nhân hai vế của phương trình (2) với 2, ta được hệ phương trình: {6x+15y=9(3)6x+14y=20(4)

+ Ta được hệ phương trình mới với hệ số của x trong hai phương trình đó đối nhau.

c. Cộng từng vế hai phương trình (3) và (4), ta nhận được phương trình: 29y=29 (5)

Giải phương trình (5), ta có: y=1.

Thế giá trị y=1 vào phương trình (1), ta được phương trình: 2x+5.(1)=3 (6).

Giải phương trình (6): 2x5=3

2x=2x=1

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm (x;y)=(1;1).

Đánh giá

0

0 đánh giá