Cho hai hệ phương trình: 3x = 6 và x + y = 5 (I) và 2x - y = 1 và x + y = 5 (II)

453

Với giải Hoạt động khám phá 2 trang 17 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài 3: Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Hoạt động khám phá 2 trang 17 Toán 9 Tập 1Cho hai hệ phương trình:

{3x=6x+y=5 (I) và {2xy=1x+y=5(II)

a) Giải hệ phương trình (I) và hệ phương trình (II) bằng phương pháp thế. Có nhận xét gì về nghiệm của hai hệ này?

b) Bằng cách cộng từng vế của hai phương trình của hệ (II), ta nhận được một phương trình mới. Thay phương trình thứ nhất của hệ (II) bằng phương trình mới đó. Có nhận xét gì về kết quả nhận được?

Lời giải:

a) Giải hệ (I) ta được:

{3x=6x+y=5{x=2y=3

Giải hệ (II) ta được:

{2xy=1x+y=5{2x(5x)=1y=5x{3x=6y=5x{x=2y=3

suy ra hệ phương trình (I) và (II) đều có nghiệm là (2;3).

b) {2xy=1x+y=5

Cộng từng vế hai phương trình của hệ này ta được phương trình 3x = 6.

Thay phương trình thứ nhất của hệ này bằng phương trình mới ta được hệ phương trình: {3x=6x+y=5. Giải hệ phương trình này, ta được:

{3x=6x+y=5{x=2x+y=5{x=22+y=5{x=2y=3

Suy ra nghiệm của hệ phương trình là {x=2y=3.

Ta thấy nghiệm vừa tìm được cũng chính là nghiệm tìm được ở phần a bằng phương pháp thế.

Lý Thuyết Cách giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số:

Bước 1. Nhân hai vế của mỗi phương trình với một số thích hợp (nếu cần) sao cho các hệ số của một ẩn nào đó trong hai phương trình của hệ bằng nhau hoặc đối nhau.

Bước 2. Cộng hay trừ từng vế của hai phương trình trong hệ để được một phương trình một ẩn và giải phương trình đó.

Bước 3. Thế giá trị của ẩn tìm được ở Bước 2 vào một trong hai phương trình của hệ đã cho để tìm giá trị của ẩn còn lại. Kết luận nghiệm của hệ.

Ví dụ:

1. Hệ phương trình {5x7y=95x3y=1 được giải bằng phương pháp cộng đại số như sau:

Trừ từng vế hai phương trình ta được (5x5x)+(7y+3y)=91 hay 4y=8, suy ra y=2.

Thế y=2 vào phương trình thứ hai ta được 5x7.(2)=9 hay 5x+14=9, suy ra x=1.

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là (-1;-2).

2. Hệ phương trình {3x5y=26x+10y=4 được giải bằng phương pháp cộng đại số như sau:

Chia hai vế của phương trình thứ hai cho 2, ta được hệ {3x5y=23x+5y=2

Cộng từng vế hai phương trình của hệ mới ta có 0x+0y=0. Hệ này luôn thỏa mãn với các giá trị tùy ý của x và y.

Với giá trị tùy ý của x, giá trị của y được tính nhờ hệ thức 3x5y=2, suy ra y=35x25.

Vậy hệ phương trình đã cho cho nghiệm là (x;35x25) với xR.

Đánh giá

0

0 đánh giá