Hoạt động 4 trang 85 Toán 10 Tập 1 | Cánh diều Giải toán lớp 10

741

Với giải Hoạt động 4 trang 85 SGK Toán lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Tổng và hiệu của hai vectơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SGK Toán 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 10 Bài 4: Tổng và hiệu của hai vectơ

Hoạt động 4 trang 85 Toán lớp 10: Trong Hình 54, hai ròng rọc có trục quay nằm ngang và song song với nhau, hai vật có trọng lượng bằng nhau. Mỗi dây có một đầu buộc vào vật, một đầu buộc vào một mảnh nhựa cứng. Hai vật lần lượt tác động lên mảnh nhựa các lực F1,  F2 . Nhận xét về hướng và độ dài của mỗi cặp vectơ sau:

a) P1 và P2 biểu diễn trọng lực của hai vật;

b) F1 và F2

(Bỏ qua trọng lượng của các dây và các lực ma sát)

Trong Hình 54, hai ròng rọc có trục quay nằm ngang và song song với nhau, hai vật có trọng lượng

Lời giải:

a) Quan sát Hình 54 ta thấy, hai vectơ P1 và P2 có cùng hướng và độ dài. 

b) Hai vectơ F1 và F2 ngược hướng và cùng độ dài. 

Lý thuyết Hiệu của hai vectơ

2.1. Hai vectơ đối nhau

Định nghĩa: Vectơ có cùng độ dài và ngược hướng với vectơ a được gọi là vectơ đối của vectơ a, kí hiệu là –a. Hai vectơ a và –a được gọi là hai vectơ đối nhau.

Quy ước: Vectơ đối của vectơ 0 là vectơ 0.

Nhận xét:

+) a + (–a) = (–a) + a = 0

+) Hai vectơ ab là hai vectơ đối nhau khi và chỉ khi a + b = 0.

+) Với hai điểm A, B, ta có: AB+BA=0.

Lưu ý: Cho hai điểm A, B. Khi đó hai vectơ AB và BA là hai vectơ đối nhau, tức là BA=AB.  

Chú ý:

– I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi và chỉ khi IA+IB=0.

– G là trọng tâm của tam giác ABC khi và chỉ khi GA+GB+GC=0.

Ví dụ: Cho hình vuông ABCD có tâm O. Tìm vectơ đối của các vectơ ABAO.

Tổng và hiệu của hai vectơ (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Cánh diều  (ảnh 1)

Hướng dẫn giải:

+ Vì BA=AB= AB và BA ngược hướng với  AB

 BA = –AB

Þ BA là vectơ đối của vectơ AB.

+ Vì AB = CD, AB // CD (ABCD là hình vuông)

 AB=CD và CD ngược hướng với AB

 CD = –AB

Þ CD là vectơ đối của vectơ AB.

Vì A, O, C là ba điểm thẳng hàng và OA = OC (ABCD là hình vuông)

 AO ngược hướng với CO và AO=CO

 CO = –AO

Þ CO là vectơ đối của AO.

Vậy BACD là vectơ đối của vectơ AB và CO là vectơ đối của AO.

2.2. Hiệu của hai vectơ

Hiệu của hai vectơ a và b, kí hiệu là a – b, là tổng của vectơ a và vectơ đối của vectơ b, tức là a – b = a + (–b).

Phép lấy hiệu của hai vectơ được gọi là phép trừ hai vectơ.

Nhận xét: Với ba điểm bất kì A, B, O ta có: AB = OBOA.

Ví dụ: Cho 4 điểm A, B, C, D phân biệt. Chứng minh rằng:

AB – AD = DCBC

Hướng dẫn giải:

Ta có:

AB – AD = DB             (áp dụng quy tắc về hiệu hai vectơ) (1)

DCBC = DC+BC = DC+CB DB           (vectơ đối) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AB – AD = DCBC (đpcm).

Đánh giá

0

0 đánh giá