Cho đường tròn (O; R) đường kính AB và các đường thẳng m, n, p lần lượt tiếp xúc với

1.1 K

Với giải Bài 5 trang 110 Toán 9 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Tiếp tuyến của đường tròn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài 3: Tiếp tuyến của đường tròn

Bài 5 trang 110 Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O; R) đường kính AB và các đường thẳng m, n, p lần lượt tiếp xúc với đường tròn tại A, B, C (Hình 43).

Bài 5 trang 110 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Chứng minh:

a) AD + BE = DE;

b) COD^=12COA^ và COE^=12COB^.

c) Tam giác ODE vuông.

d) ODOEDE=R.

Lời giải:

a) Vì DA, DC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) cắt nhau tại D nên DA = DC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).

Vì EB, EC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) cắt nhau tại E nên EB = EC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).

Do đó DA + EB = DC + EC hay AD + BE = DE.

b) Vì DA, DC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) cắt nhau tại D nên OA là tia phân giác của COA^ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).

Do đó COD^=12COA^ (tính chất tia phân giác).

Vì EB, EC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) cắt nhau tại E nên OE tia phân giác của COB^ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).

Do đó COE^=12COB^ (tính chất tia phân giác).

c) Ta có: DOE^=COD^+COE^

Mà COD^=12COA^ và COE^=12COB^ (chứng minh ở câu b)

Do đó DOE^=12COA^+COB^=12AOB^=12180°=90°.

Vậy tam giác ODE vuông tại O.

d) Vì DE là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại C nên OC ⊥ DE tại C.

Xét ∆ODE và ∆CDO có:

DOE^=DCO^=90° và ODE^ là góc chung

Do đó ∆ODE ᔕ ∆CDO (g.g)

Suy ra OECO=DEDO (tỉ số các cạnh tương ứng)

Nên CO = ODOEDE hay ODOEDE= R.

Sơ đồ tư duy Tiếp tuyến của đường tròn

 

Đánh giá

0

0 đánh giá