Công thức tính nhanh số đồng phân amin, amino axit hay nhất

6.3 K

Với công thức tính nhanh số đồng phân amin, amino axit Hoá học lớp 12 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức tính nhanh số đồng phân amin, amino axit từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:

Công thức tính nhanh số đồng phân amin, amino axit hay nhất – Hoá học lớp 12

Dạng bài tập xác định số đồng phân là dạng bài quen thuộc, xuất hiện thường xuyên trong các đề kiểm tra, đề thi. Bài viết dưới đây tổng hợp các công thức tính nhanh số đồng phân amin, amino axit giúp em xử lý nhanh, hiệu quả các bài tập trắc nghiệm hóa học.

1. Công thức tính

a) Công thức tính nhanh số đồng phân amin

– Công thức tính nhanh số đồng phân amin no, đơn chức CnH2n+3N (n ≥ 1)

Số đồng phân = 2n–1 (n < 5)

– Công thức tính nhanh số đồng phân amin bậc 1, đơn chức, no CnH2n+3N (n ≥ 1)

Số đồng phân = 2n–2 (1 < n < 5)

– Công thức tính nhanh số đồng phân amin thơm, đơn chức CnH2n–5N (n ≥ 6)

Số đồng phân = 5n–6 (5 < n < 8)

b) Công thức tính nhanh số đồng phân aminno axit

Số đồng phân amino axit no, đơn chức CnH2n+1O2N (có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH)

Số đồng phân = (n – 1)!    (n < 5)

Ví dụ: Số đồng phân amin ứng với công thức phân tử C3H9N là:

A. 5

B. 3

C. 6

D. 4

Hướng dẫn giải

Số đồng phân = 2n–1 = 23–1 = 4

Gồm:

CH3–CH2–CH2–NH2: propan–1–amin

CH3–CH2–NH–CH3: n–metyl–etan–1–amin

CH3–CH(CH3)–NH2: propan – 2– amin

(CH3)3–N: trimetyl amin

→ Đáp án D

2. Kiến thức mở rộng

Công thức tính số đi, tri, tetra...n peptit tối đa tạo bởi hỗn hợp gồm x amino axit khác nhau:

Số n peptit tối đa = xn

3. Bài tập minh họa

Câu 1C4H11N có số đồng phân amin bậc một là

A. 3

B. 4

C. 7

D. 4

Hướng dẫn giải

Số đồng phân = 2n–2  = 24–2 = 4

→ Đáp án D

Câu 2Số đồng phân amino axit của C3H7O2N là

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải

Số đồng phân = (n – 1)! = (3 – 1)! = 2

→ Có hai đồng phân amino axit là H2NCH2CH2COOH và  CH3CH(NH2)COOH

→ Đáp án A

Câu 3: Có tối đa bao nhiêu đipeptit, tripeptit thu được từ hỗn hợp gồm 2 amino axit là glyxin và alanin?

A. 2 đipeptit, 4 tripeptit

B. 2 đipeptit, 3 tripeptit  

C. 4 đipeptit, 8 tripeptit

D. 3 đipeptit, 7 tripeptit

Hướng dẫn giải:

+ Số đipeptit tối đa = 22 = 4

Gly–ala; ala–gly; ala–ala; gly–gly

+ Số tripeptit tối đa = 23 = 8

Gly–gly–ala; gly–ala–gly;

ala–gly–gly;

ala–ala–gly;

ala–gly–ala;

gly–ala–ala;

gly–gly–gly;

ala–ala–ala.

→ Đáp án C

Xem thêm các công thức Hoá học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Công thức tính hiệu suất phản ứng este hóa

Công thức phản ứng xà phòng hóa este

Công thức phản ứng xà phòng hóa chất béo

Công thức bài toán đốt cháy este

Công thức bài toán đốt cháy chất béo

Công thức đốt cháy glucozơ

Công thức tính số mắt xích tinh bột

Công thức tính số mắt xích xenlulozơ

Công thức tính nhanh số đồng phân amin, amino axit

Công thức giải bài toán đốt cháy amin

Công thức bài toán đốt cháy amino axit

Công thức thủy phân peptit

Công thức đốt cháy peptit

Công thức tính số mol OH- trong bài toán thủy phân peptit

Công thức tính số mắt xích (hệ số polime hóa) polime

Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực

Công thức tính bài toán nhiệt nhôm

Công thức tính nhanh số mol OH- hoặc số mol Al(OH)3 khi cho muối nhôm phản ứng với dung dịch kiềm

Công thức tính nhanh số mol H+ khi cho từ từ axit vào muối AlO2 (muối aluminat)

Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với dung dịch HNO3

Công thức tính nhanh khối lượng muối thu được khi hoàn tan hết hỗn hợp sắt và oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư giải phóng khí SO2

Công thức khử oxit sắt bằng CO và H2

Đánh giá

0

0 đánh giá