Công thức tính số mắt xích xenlulozơ hay nhất

0.9 K

Với công thức tính số mắt xích xenlulozơ Hoá học lớp 12 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức tính số mắt xích xenlulozơ từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:

Công thức tính số mắt xích xenlulozơ hay nhất – Hoá học lớp 12

Xenlulozơ là một trong những polime thiên nhiên có khối lượng phân tử rất lớn. Một trong những dạng toán hay gặp về polime là xác định số mắt xích trong phân tử. Bài viết dưới đây, sẽ giúp các em nắm được cách tính được số mắt xích trong phân tử  xenlulozơ  một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất.

1. Công thức tính số mắt xích xenlulozơ

– Số mắt xích bằng tỉ lệ khối lượng phân tử của đoạn polime và khối lượng của mắt xích.

– Xenlulozơ có công thức chung là: (C6H10O5)n.

Trong đó:

          + n là số mắt xích của β–glucozơ.

          + –C6H10O5– là mắt xích.

– Số mắt xích =MxenlulozơM1 mắt xích = 6,02.1023. nmắt xích
 Trong đó:

          + Mxenlulozơ là phân tử khối của xenlulozơ.

          + M1 mắt xích là phân tử khối của 1 mắt xích β–glucozơ, Mmắt xích =162 đvC.

          + 6,02.1023 là hằng số Avogadro (kí hiệu là NA).

Chú ý: nmắt xích  = mxenlulozơ162

2. Bạn nên biết

– Xenlulozơ thuộc nhóm polisaccarit: là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.

– Xenlulozơ có công thức là (C6H10O5)n, có phân tử khối rất lớn (khoảng 1.000.000 – 2.400.000).

– Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích –glucozơ nối với nhau các liên kết β–1,4–glicozit, phân tử xenlulozơ không phân nhánh, không xoắn.

3. Bài tập minh họa

Câu 1Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000 đvC. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là

A. 10000

B. 8000

C. 9000

D. 7000

Hướng dẫn giải

Phân tử khối của 1 mắt xích –C6H10O5– là: Mmắt xích =162 đvC

Số mắt xích là:

n=1620000162=10000

Đáp án A

Câu 2: Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4.860.000 (u). Vậy số mắc xích của glucozơ có trong xenlulozơ nếu trên là:  

A. 25.000

B. 27.000

C. 30.000

D. 35.000

Hướng dẫn giải

Phân tử khối của 1 mắt xích glucozơ (–C6H10O5–) trong xenlulozơ là:

Mmắt xích =162 đvC

Số mắt xích là:

n=4860000162=30000

Đáp án C

Câu 3: Phân tử khối của xenlulozơ trong khoảng 1000000 – 2400000 đvC. Hãy tính khoảng chiều dài mạch xenlulozơ theo đơn vị mét, biết rằng chiều dài mỗi mắt xích C6H10O5 khoảng  5 (1m=1010Ao)?

A. 3,0864.10–5m – 7,4074.10–5m

B. 3,0864.10–6m – 7,4074.10–6m

C. 3,1864.10–6m – 7,1074.10–6m

D. 3,1864.10–5m – 7,1074.10–5m

Hướng dẫn giải

Phân tử khối của xenlulozơ : 162n.

Với M = 1000000

n = 1000000162 mắt xích.

 Chiều dài mạch xenlulozơ là:

5.100000016230864Ao=3,0864m

Với M = 2400000

n = 2400000162  mắt xích.

Chiều dài mạch xenlulozơ là:

5.240000016274074Ao=7,4074m

Chiều dài mạch xenlulozơ trong khoảng 3,0864.10–6m – 7,4074.10–6m

Đáp án B

Câu 4Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 1750 000 đvC. Số gốc glucozơ –C6H10O5– trong phân tử của xenlulozơ là

A. 10 802 gốc

B. 1 621 gốc

C. 422 gốc

D. 21604 gốc

Hướng dẫn giải

Phân tử khối của 1 mắt xích glucozơ (–C6H10O5–) trong xenlulozơ là:

Mmắt xích =162 đvC

Số gốc glucozơ trong phân tử của xenlulozơ là:

n=175000016210802 gốc.

Đáp án A

Xem thêm các công thức Hoá học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Công thức tính hiệu suất phản ứng este hóa

Công thức phản ứng xà phòng hóa este

Công thức phản ứng xà phòng hóa chất béo

Công thức bài toán đốt cháy este

Công thức bài toán đốt cháy chất béo

Công thức đốt cháy glucozơ

Công thức tính số mắt xích tinh bột

Công thức tính số mắt xích xenlulozơ

Công thức tính nhanh số đồng phân amin, amino axit

Công thức giải bài toán đốt cháy amin

Công thức bài toán đốt cháy amino axit

Công thức thủy phân peptit

Công thức đốt cháy peptit

Công thức tính số mol OH- trong bài toán thủy phân peptit

Công thức tính số mắt xích (hệ số polime hóa) polime

Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực

Công thức tính bài toán nhiệt nhôm

Công thức tính nhanh số mol OH- hoặc số mol Al(OH)3 khi cho muối nhôm phản ứng với dung dịch kiềm

Công thức tính nhanh số mol H+ khi cho từ từ axit vào muối AlO2 (muối aluminat)

Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với dung dịch HNO3

Công thức tính nhanh khối lượng muối thu được khi hoàn tan hết hỗn hợp sắt và oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư giải phóng khí SO2

Công thức khử oxit sắt bằng CO và H2

Đánh giá

0

0 đánh giá