Giải SBT Hóa 12 (Chân trời sáng tạo): Ôn tập chương 1

603

Với giải sách bài tập Hóa học 12 Ôn tập chương 1 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 12 Ôn tập chương 1

Câu OT1.1 trang 18 Sách bài tập Hóa học 12: Ứng với công thức phân tử C5H10O2 có bao nhiêu ester là đồng phân cấu tạo của nhau?

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ứng với công thức phân tử C5H10O2 có 9 ester là đồng phân cấu tạo của nhau:

Ứng với công thức phân tử C5H10O2 có bao nhiêu ester là đồng phân cấu tạo của nhau

Câu OT1.2 trang 18 Sách bài tập Hóa học 12: Số hợp chất hữu cơ đơn chức khác nhau ứng với công thức phân tử C4H8O2 

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Số hợp chất hữu cơ đơn chức khác nhau ứng với công thức phân tử C4H8O2 là 6. Trong đó:

- Có 4 đồng phân là ester: HCOOCH2CH2CH3; HCOOCH(CH3)CH3; CH3COOC2H5; C2H5COOCH3.

- Có 2 đồng phân là acid: CH3CH2CH2COOH; CH3CH(CH3)COOH

Câu OT1.3 trang 18 Sách bài tập Hóa học 12: Thuỷ phân ester đơn chức, mạch hở E trong môi trường acid thu được alcohol X và carboxylic acid Y. Carboxylic Y được điều chế bằng cách lên men giấm alcohol X. Công thức phân tử ester E là

A. C5H10O2.

B. C3H6O2

C. C4H6O2.

D. C4H8O2

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Giải thích bằng phương trình hoá học:

CH3COOC2H5 (E) + H2O H+,to CH3COOH (Y) + C2H5OH (X)

C2H5OH + O2 menCH3COOH + H2O

Câu OT1.4 trang 18 Sách bài tập Hóa học 12: X, Y, Z là 3 chất hữu cơ được kí hiệu ngẫu nhiên trong số các chất HCOOCH3, CH3COOH và CH3CH2CH2OH. Nhiệt độ sôi của X, Y, Z được cho trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

Nhiệt độ sôi (oC)

31,8

97,0

118,0

Các chất X, Y lần lượt là

A. HCOOCH3 và CH3COOH.

B. CH3COOH và HCOOCH3.

C. CH3CH2CH2OH và CH3COOH.

D. HCOOCH3 và CH3CH2CH2OH.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Với các chất có phân tử khối tương đương, ta có:

Nhiệt độ sôi: Ester < Alcohol < Acid.

Như vậy ta có bảng sau:

Chất

X

(HCOOCH3)

Y (CH3CH2CH2OH)

Z

(CH3COOH)

Nhiệt độ sôi (oC)

31,8

97,0

118,0

 

Câu OT1.5 trang 18 Sách bài tập Hóa học 12: Ester nào sau đây là đồng phân với methacrylic acid?

A. Methyl acrylate.

B. Ethyl acrylate.

C. Vinyl formate.

D. Ethyl acetate.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Methacrylic acid: CH2 ­=C(CH3)COOH hay C4H6O2.

Methyl acrylate: CH2=CHCOOCH3 hay C4H6O2.

Vậy methacrylic acid và methyl acrylate là đồng phân của nhau.

Câu OT1.6 trang 19 Sách bài tập Hóa học 12: Cho phản ứng được biểu diễn thông qua phương trình hoá học sau:

Cho phản ứng được biểu diễn thông qua phương trình hoá học trang 19 SBT Hoá học 12

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng ester hoá.

B. Phản ứng xà phòng hoá.

C. Phản ứng oxi hoá.

D. Phản ứng trung hoà.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đây là phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm (hay là phản ứng xà phòng hoá).

Câu OT1.7 trang 19 Sách bài tập Hóa học 12: Cho phương trình nhiệt hoá học của các phản ứng sau:

2C(s) + O2(g) + 2H2(g) xt,toHCOOCH3(lΔrH298o=a

HCOOCH3(l) + 2O2(g) to 2CO2(g) + 2H2O(gΔrH298o=b

C(s) + O2(g) to CO2(gΔrH298o=c

H2(g)+12O2(g)toH2O(g) ΔrH298o=d

A. a = b + c + d.

B. a = 2b + c - d.

C. b = 2a - c + d.

D. 2d = a + b - 2c.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có phương trình nhiệt học của các phản ứng

2C(s) + O2(g) + 2H2(g)xt,toHCOOCH3(lΔrH298o=a

HCOOCH3(l) + 2O2(g) to 2CO2(g) + 2H2O(gΔrH298o=b

2CO2(g) to2C(s) + 2O2(gΔrH298o=-2c

Cộng 3 phản ứng trên, kết quả được:

2H2(g)+O2(g)to2H2O(g) ΔrH298o=a+b-2c

Theo đề bài ra, ta có:

2H2(g)+O2(g)to2H2O(g) ΔrH298o=2d

Vậy 2d = a + b – 2c.

Câu OT1.8 trang 19 Sách bài tập Hóa học 12: Trong điều kiện thường, isopentyl acetate (hay isoamyl acetate) là chất lỏng có mùi thơm của táo và chuối chín

Các thông tin về áp suất hơi ở 25 °C cùng với nhiệt độ sôi của isopentyl acetate và nước ở điều kiện thường được cho trong bảng sau:

Chất

Áp suất hơi  25 °C (bar)

Nhiệt độ sôi (°C)

isopentyl acetate

0,0075

142

nước

0,0333

100

Dữ kiện nào sau đây được dùng để giải thích kết quả đã nêu ở bảng trên?

A. Khối lượng mol của isopentyl acetate cao hơn nước.

B. Chất có áp suất hơi thấp thì có nhiệt độ sôi cao.

C. Isopentyl acetate không tạo được hên kết hydrogen liên phân tử như nước.

D. Isopentyl acetate là chất hữu cơ, nước là chất vô cơ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Chất có áp suất hơi cao thì dễ bay hơi và do đó có nhiệt độ sôi thấp hơn.

Câu OT1.9 trang 20 Sách bài tập Hóa học 12: Trong thí nghiệm điều chế ethyl acetate, bạn học sinh cần đong 24 mL cồn 96°. Dụng cụ nào sau đây phù hợp nhất cho thao tác trên?

Trong thí nghiệm điều chế ethyl acetate, bạn học sinh cần đong 24 mL cồn

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Dụng cụ đo phù hợp là cốc đong.

Câu OT1.10 trang 20 Sách bài tập Hóa học 12: Một carboxylic acid X có hàm lượng các nguyên tố carbon và hydrogen lần lượt là 40,7% và 5,1% về khối lượng.

a) Cho biết công thức thực nghiệm của X.

b) Phổ khối lượng của X có kết quả như hình bên dưới. Xác định công thức phân tử của X.

Một carboxylic acid X có hàm lượng các nguyên tố carbon và hydrogen lần lượt là 40,7% và 5,1% về khối lượng

c) Viết các công thức cấu tạo có thể có của X.

d) Hoà tan hết 1,0 g X vào 19,0 g nước có pha vài giọt phenolphthalein thu được dung dịch Y. Tiến hành chuẩn độ 4,0 g dung dịch Y bằng dung dịch NaOH 0,2 M cho đến khi dung dịch Y từ không màu chuyển sang màu hồng nhạt thì dừng lại, thấy đã dùng hết 17,0 mL. Xác định lại phân tử khối của X.

e) Đun X với lượng dư ethanol có xúc tác H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Z chỉ chứa một loại nhóm chức, mạch không phân nhánh. Xác định công thức cấu tạo của Z và viết phương trình hoá học của phản ứng. Gọi tên các chất X, Z.

g) Đề nghị phương pháp tách chất Z ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng.

Lời giải:

a) Ta có: %O = 100% - (40,7% + 5,1%) = 54,2%.

Đặt công thức của X là CxHyOz, ta có:

x:y:z=%C12:%H1:%O16=40,712:5,11:54,216=3,39:5,1:3,39=2:3:2

Vậy công thức thực nghiệm của X là C2H3O2.

b) Dựa vào phổ khối của X, nhận thấy phân tử khối của X là 118, do đó X có công thức phân tử là C4H6O4.

c) X có thể có các công thức cấu tạo: HOOCCH2CH2COOH hoặc CH3CH(COOH)2.

d) 20 gam dung dịch Y chứa 1 gam chất X nên khối lượng chất X có trong 4 gam dung dịch Y là:

mX=420=0,2gam.

Do nNaOH = 0,017.0,2 = 0,0034 (mol).

Nên nX=0,00342=0,0017(mol).

Vậy Mx=0,20,0017=117,6.

e) Vì Z không phân nhánh nên X phải không phân nhánh.

Vậy công thức cấu tạo của X là HOOC-CH2CH2-COOH, có tên succinic acid.

Z là ester của X với ethanol nên công thức cấu tạo của Z là C2H5OOC-CH2CH2-COOC2H5, có tên diethyl succinate.

Phương trình hoá học của phản ứng:

HOOC-CH2CH2-COOH + 2C2H5OH H2SO4,toC2H5OOC-CH2CH2-COOC2H5 + 2H2O

g) Trước hết, cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp sau phản ứng, toàn bộ succinic acid chuyển thành muối disodium succinate. Sau đó, thêm dung môi hexane vào, diethyl succinate sẽ tan trong hexane, còn ethanol, disodium succinate và sodium hydroxide tan trong nước. Dùng phễu chiết để tách lớp hexane có hoà tan diethyl succinate.

Do hexane và diethyl succinate có nhiệt độ sôi chênh lệch nhiều (68,7 °C so với 217 °C) nên có thể dùng phương pháp chưng cất để tách riêng chúng.

Câu OT1.11 trang 21 Sách bài tập Hóa học 12: Oleic acid và elaidic acid là các acid béo đồng phân hình học của nhau, trong đó oleic acid có liên kết đôi C=C  dạng cis và elaidic acid có liên kết đôi C=C ở dạng trans.

a) Viết công thức khung phân tử của elaidic acid và oleic acid.

b) Em có nhận xét gì về cấu trúc phân tử của các acid béo trên.

c) So sánh nhiệt độ nóng chảy của oleic acid và elaidic acid. Giải thích.

Lời giải:

a) Công thức khung phân tử của elaidic acid và oleic acid lần lượt là:

Oleic acid và elaidic acid là các acid béo đồng phân hình học của nhau

b) Oleic acid và elaidic acid là đồng phân hình học của nhau, trong đó oleic acid có liên kết đôi C=C ở dạng cis nên zigzag hơn elaidic acid có liên kết đôi C=C ở dạng trans.

c) Do oleic acid có liên kết đôi C=C ở dạng cis, zigzag hơn elaidic acid có liên kết đôi C=C ở dạng trans nên các phân tử elaidic acid trong mạng tinh thể xếp khít với nhau hơn so với oleic acid. Kết quả là lực hút giữa các phân tử elaidic acid mạnh hơn so với oleic acid làm nhiệt độ nóng chảy của elaidic acid (45 °C) cao hơn so với oleic acid (13,4 °C).

Câu OT1.12 trang 21 Sách bài tập Hóa học 12: Hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X và Y có cùng công thức phân tử C3H4O2 với nhiệt độ sôi lần lượt là 47 °C và 141 °C. Xác định công thức cấu tạo của X, Y.

Lời giải:

Do Y có nhiệt độ sôi cao hơn X nên Y là carboxylic acid và X là ester.

Vậy X là: HCOO – CH = CH2; Y là CH2 = CH – COOH.

Câu OT1.13 trang 21 Sách bài tập Hóa học 12: Acid béo là thành phần quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Cho biết các acid béo là stearic acid, oleic acid và linoleic acid với công thức khung phân tử được biểu diễn dưới đây:

Acid béo là thành phần quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh

a) Acid béo nào trong số 3 acid nêu trên là acid béo thiết yếu? Vì sao?

b) Biết nhiệt độ nóng chảy của các acid béo trên theo thứ tự ngẫu nhiên lần lượt là -5 °C, 13 °C và 69 °C. Hãy điền các giá trị trên vào bảng theo mẫu sau cho phù hợp và giải thích, ở điều kiện thường, acid béo nào ở thể lỏng, thể rắn? Giải thích.

Acid béo

stearic acid

oleic acid

linoleic acid

Nhiệt độ nóng chảy (°C)

?

?

?

Giải thích vì sạo muối sodium hoặc potassium của chúng được sử dụng làm xà phòng.

Lời giải:

a) Acid béo rất quan trọng cho hoạt động bình thường của tất cả các hệ thống trong cơ thể như hệ thống tuần hoàn, hệ thống hô hấp, hệ thống miễn dịch, não và các cơ quan khác. Cơ thể có khả năng tổng hợp hầu hết các acid béo từ thức ăn, những acid béo này được gọi là acid béo không thiết yếu. Ngoài ra, có một số acid béo cơ thể không thể tổng hợp được, chúng được gọi là acid béo thiết yếu. Cần lưu ý acid béo không thiết yếu thì không có nghĩa là không quan trọng, việc phân loại nêu trên chỉ dựa vào khả năng tổng hợp acid béo của cơ thể.

Acid béo thiết yếu phải được lấy từ thực phẩm, chúng thuộc hai loại là omega-3 và omega-6. Acid béo omega-3 và omega-6 là tiền thân của các hợp chất quan trọng, được gọi là eicosanoid. Eicosanoid là những hormone kiểm soát nhiều hormone khác và các chức năng quan trọng của cơ thể như hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống miễn dịch. Do đó trong số 3 acid béo đã cho, chỉ có linoleic acid là acid béo thiết yếu.

Acid béo là thành phần quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh

b) Nhiệt độ nóng chảy của 3 acid béo đã cho liên quan đến cấu trúc phân tử của chúng:

Acid béo là thành phần quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh

Ta đã biết liên kết đôi C=C ở dạng cis làm phân tử trở nên zigzag nhiều hơn. Stearic acid là acid béo no có cấu trúc ít ziggag nhất, còn oleic acid có 1 liên kết đôi C=C ở dạng cis và linoleic acid có 2 liên kết đôi C=C ở dạng cis nên oleic acid có cấu trúc zigzag nhiều hơn và linoleic acid có cấu trúc zigzag nhất.

Điều này dẫn đến các phân tử stearic acid trong mạng tinh thể xếp khít với nhau nhất, rồi đến oleic acid và linoleic acid là kém khít nhất. Kết quả là lực hút giữa các phân tử acid béo giảm dần theo thứ tự từ stearic acid đến linoleic acid, làm nhiệt độ nóng chảy của chúng giảm dần theo thứ tự trên theo bảng sau:

Acid béo

stearic acid

oleic acid

linoleic acid

Nhiệt độ nóng chảy (°C)

69

13,4

-5

Ở điều kiện thường (25 °C), stearic acid ở thể rắn do có nhiệt độ nóng chảy là 69 °C, còn oleic acid và linoleic acid ở thể lỏng do có nhiệt độ nóng chảy lần lượt là 13,4 °C và -5 °C.

c) Phân tử muối sodium hoặc potassium của chúng đều có một đầu ưa nước gắn với một đuôi dài kị nước nên đều được sử dụng làm xà phòng.

Câu OT1.14 trang 22 Sách bài tập Hóa học 12: Vì sao một số loài chim có thể dễ dàng bơi lội, thậm chí ngụp lặn dưới nước để săn mồi nhưng lại bị chết chìm bởi các vết dầu loang?

Lời giải:

Động vật cũng tạo ra chất sáp đóng vai trò là lớp phủ bảo vệ, giữ cho bề mặt của lông, da không thấm nước. Trên thực tế, nếu lớp sáp phủ trên lông của chim bị hoà tan do chim bơi trong vết dầu loang, lông của chúng sẽ trở nên ẩm ướt và nặng hơn làm chim không thể duy trì khả năng nổi trên nước, dẫn đến chúng bị chết đuối.

Câu OT1.15 trang 22 Sách bài tập Hóa học 12: Theo em, đầu ưa nước của một phân tử xà phòng có công thức RCOONa là -COONa hay -COO. Vì sao?

Lời giải:

Khi sử dụng xà phòng RCOONa để giặt giũ, phân tử RCOONa tan trong nước, phân li ra ion RCOO và Na+. Do đó, đầu ưa nước của phân tử xà phòng RCOONa là -COO, không phải −COONa. Tuy nhiên để đơn giản, người ta thường nói đầu ưa nước của phân tử xà phòng RCOONa là −COONa.

Câu OT1.16 trang 22 Sách bài tập Hóa học 12: Sáp Carnauba là một loại sáp thực vật thu được từ lá cây cọ Carnauba ở Brazil. Sáp Carnauba có thành phần chính là myricyl cerotate, một ester tạo bởi myricyl alcohol có công thức là CH3[CH2]29OH và cerotic acid là một acid béo có công thức CH3[CH2]24COOH. Sáp Carnauba được sử dụng rộng rãi để đánh bóng sàn nhà, ô tô, đồ nội thất,...

a) Viết công thức khung phân tử của myricyl cerotate.

b) Theo em, lớp sáp phủ trên lá của cây có tác dụng gì?.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

a) Công thức khung phân tử của myricyl cerotate:

Sáp Carnauba là một loại sáp thực vật thu được từ lá cây cọ Carnauba ở Brazil

b) Thực vật ngăn ngừa mất nước bằng cách phủ sáp trên bề mặt lá của chúng. Thành phần sáp thường khác nhau giữa các loài, các cơ quan và các giai đoạn phát triển của cây. Hàm lượng sáp trên lá tăng ở những khu vực có nhiệt độ cao hoặc có lượng bức xạ mặt trời lớn hay những vùng khô cằn, vùng có lượng nước trong đất thấp.

Ngoài việc làm giảm sự thoát hơi nước của lá, lớp sáp còn ngăn không cho nước và các hạt tích tụ trên bề mặt lá, ức chế sự phát triển của mầm bệnh.

Câu OT1.17 trang 22 Sách bài tập Hóa học 12: Linolenic acid có công thức phân tử là C18H30O2, gồm có α-linolenic acid và γ-linolenic acid, α-linolenic acid là một acid béo có 3 liên kết đôi cùng dạng cis ở các vị trí 9, 12, 15 tính từ nguyên tử carbon của nhóm carboxyl, còn γ-linolenic acid là một acid béo cũng có 3 liên kết đôi cùng dạng cis ở các vị trí 6, 9, 12 tính từ nguyên tử carbon của nhóm carboxyl.

a) Viết công thức khung phân tử của α-linolenic acid và γ-linolenic acid.

b) Chúng có phải là các acid béo thiết yếu không? Vì sa

c) So sánh nhiệt độ nóng chảy của mỗi acid trên với stearic acid. Giải thích.

Lời giải:

a) Công thức khung phân tử của α-linolenic acid và γ-linolenic acid:

Linolenic acid có công thức phân tử là C18H30O2, gồm có α-linolenic acid và γ-linolenic acid, α-linolenic acid

b) α-linolenic acid là acid béo thuộc nhóm omega-3 và γ-linolenic acid là acid béo thuộc nhóm omega-6 nên chúng đều là các acid béo thiết yếu.

c) Liên kết đôi C=C ở dạng cis làm phân tử trở nên zigzag nhiều hơn. Stearic acid là acid béo no có cấu trúc ít zigzag nên các phân tử của chúng trong mạng tinh thể xếp khít với nhau nhất so với α-linolenic acid và γ-linoỉenic acid. Kết quả là lực hút giữa các phân tử stearic acid là mạnh nhất, làm cho nhiệt độ nóng chảy của stearic acid cao hơn các acid còn lại.

Acid béo

stearic acid

α-linolenic acid

γ-linolenic acid

Nhiệt độ nóng chảy (°C)

69

-16,5

-11,3

 

Câu OT1.18 trang 23 Sách bài tập Hóa học 12:

a) Nguyên nhân nào dẫn đến việc ôi thiu và bốc mùi của các chất béo nếu chúng không được bảo quản cẩn thận

b) Vì sao bơ để lâu ngoài không khí thường xuất hiện mùi khó ngửi?

c) Giải thích sự hình thành malondialdehyde (MDA), một hợp chất có công thức cấu tạo CH2(CHO)2. Hợp chất này có khả năng gây ung thư và có mùi khó chịu khi các chất béo có chứa thành phần là linoleic acid hoặc linolenic acid bị oxi hoá.

d) Nêu nguyên tắc hoạt động của chất chống oxi hoá trong việc giúp bảo quản chất béo.

e) Trình bày một số tác hại của việc sử dụng dầu, mỡ ôi thiu.

Lời giải:

a) Chất béo khi tiếp xúc với không khí ẩm ở nhiệt độ phòng sẽ xảy ra các phản ứng oxi hoá và thuỷ phân làm cho chúng bị phân huỷ, gây ôi thiu và tạo hợp chất có mùi khó chịu. Có thể ngăn ngừa sự ôi thiu do sự oxi hoá và thuỷ phân bằng cách bảo quản dầu, mỡ trong hộp đậy kín và giữ trong tủ lạnh.

b) Nguyên nhân gây ra mùi khó chịu của bơ khi để lâu ngoài không khí ẩm là do những vi sinh vật có trong không khí cung cấp lipase là enzyme xúc tác quá trình thuỷ phân bơ, tạo ra butyric acid có mùi khó ngửi.

c) Quan sát cấu trúc phân tử của linoleic acid và linolenic acid, ta thấy chúng đều chứa đoạn mạch carbon – CH=CH-CH2-CH=CH- như sau:

Linolenic acid có công thức phân tử là C18H30O2, gồm có α-linolenic acid và γ-linolenic acid, α-linolenic acid

Khi 2 liên kết đôi trong đoạn mạch -CH=CH-CH2-CH=CH- bị oxi hoá sẽ giải phóng MDA. Điều đó giải thích vì sao các chất béo có chứa thành phần là linoleic acid hoặc α-linolenic acid dễ bị oxi hoá tạo mùi khó chịu.

b) Chất chống oxi hoá là những hợp chất có ái lực với oxygen lớn hơn ái lực của lipid trong thực phẩm. Chúng hoạt động bằng cách ưu tiên làm cạn kiệt nguồn cung cấp oxygen được hấp thụ vào sản phẩm và được thêm vào với lượng rất nhỏ (0,001% - 0,01%) để giúp ngăn chặn quá trình oxi hoá chất béo.

c) Dầu mỡ ôi thiu tạo ra các hợp chất gây hại. Các hoá chất như peroxide và aldehyde có thể làm hỏng tế bào và góp phần gây xơ vữa động mạch. Các gốc tự do sinh ra từ dầu ôi thiu cũng có thể làm hỏng DNA trong tế bào, gây tổn thương động mạch và có khả năng gây ung thư.

Ngoài ra, hàm lượng malondialdehyde cao được tìm thấy trong thực phẩm ôi thiu được báo cáo là chất gây ung thư và tồn tại nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khoẻ.

Câu OT1.19 trang 23 Sách bài tập Hóa học 12: Phổ khối lượng của ester E được cho dưới đây:

Linolenic acid có công thức phân tử là C18H30O2, gồm có α-linolenic acid và γ-linolenic acid, α-linolenic acid

Em hãy cho biết phát biểu sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu √ vào bảng theo mẫu sau đây:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Ester E có khối lượng phân tử là M = 60.

?

?

b) E là ester của methyl alcohol.

?

?

c) Nhiệt độ sôi của E cao hơn ethyl alcohol.

?

?

 

d) Xà phòng hoá E bằng dung dịch NaOH thu được muối có công thức CHO2Na.

?

?

 
 

Lời giải:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Ester E có khối lượng phân tử là M = 60.

 

b) E là ester của methyl alcohol.

 

c) Nhiệt độ sôi của E cao hơn ethyl alcohol.

 

 

d) Xà phòng hoá E bằng dung dịch NaOH thu được muối có công thức CHO2Na.

 

 

Câu OT1.20 trang 24 Sách bài tập Hóa học 12: Cho các triglyceride X, Y với công thức cấu tạo sau:

Cho các triglyceride X, Y với công thức cấu tạo trang 24 SBT Hoá học 12

Em hãy cho biết phát biểu sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu √ vào bảng theo mẫu sau đây:

Cho các triglyceride X, Y với công thức cấu tạo trang 24 SBT Hoá học 12

Lời giải:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Triglyceride X có tên gọi là tripalmitin.

 

b) X là chất béo no, Y là chất béo không no.

 

c) X, Y đều tan tốt trong nước.

 

d) Hydrogen hoá Y thu được X.

 

 

Câu OT1.21 trang 24 Sách bài tập Hóa học 12: Cho các chất sau:

Cho các triglyceride X, Y với công thức cấu tạo trang 24 SBT Hoá học 12

Em hãy cho biết phát biểu sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu √ vào bảng theo mẫu sau đây:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Sodium palmitate và sodium laurylsulfate đều là thành phần chính của xà phòng.

?

?

b) Sodium palmitate và sodium laurylsulfate đều có tính năng giặt rửa.

?

?

c) Sodium palmitate và sodium laurylsulfate đều tạo muối khó tan trong nước cứng.

?

?

d) Sodium palmitate và sodium laurylsulfate đều có đầu ưa nước gắn với đuôi kị nước.

?

?

 

Lời giải:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Sodium palmitate và sodium laurylsulfate đều là thành phần chính của xà phòng.

 

b) Sodium palmitate và sodium laurylsulfate đều có tính năng giặt rửa.

 

c) Sodium palmitate và sodium laurylsulfate đều tạo muối khó tan trong nước cứng.

 

d) Sodium palmitate và sodium laurylsulfate đều có đầu ưa nước gắn với đuôi kị nước.

 

 

Câu OT1.22 trang 25 Sách bài tập Hóa học 12: Nhiệt độ sôi và độ tan của một số ester, carboxylic acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon được cho trong bảng sau:

Cho các triglyceride X, Y với công thức cấu tạo trang 24 SBT Hoá học 12

Em hãy cho biết phát biểu sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu  vào bảng theo mẫu sau đây:

Cho các triglyceride X, Y với công thức cấu tạo trang 24 SBT Hoá học 12

Lời giải:

Cho các triglyceride X, Y với công thức cấu tạo trang 24 SBT Hoá học 12

Câu OT1.23 trang 25 Sách bài tập Hóa học 12: Có bao nhiêu ester của methyl alcohol có công thức phân tử là C5H10O2?

Lời giải:

Có 2 ester thoả mãn là: CH3CH2CH2COOCH3 và (CH3)2CHCOOCH3.

Câu OT1.24 trang 25 Sách bài tập Hóa học 12: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ đơn chức, phân tử chỉ chứa carbon, hydrogen, oxygen và có phân tử khối là 60?

Lời giải:

Vì hợp chất có M = 60 mà chỉ chứa các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen nên hợp chất này có thể có công thức phân tử là C3H8O hoặc C2H4O2.

- Có 3 hợp chất hữu cơ đơn chức có công thức phân tử C3H8O là CH3CH2CH2OH, (CH3)2CHOH và C2H5OCH3.

- Có 2 hợp chất hữu cơ đơn chức có công thức phân tử C2H4O2 là HCOOCH3 và CH3COOH.

Vậy tổng cộng có 5 hợp chất hữu cơ đơn chức cần tìm.

Câu OT1.25 trang 26 Sách bài tập Hóa học 12: Có bao nhiêu triglyceride mà khi xà phòng hoá hoàn toàn thu được glycerol cùng hỗn hợp chỉ gồm muối của palmitic acid và stearic acid?

Lời giải:

Có 4 triglyceride cần tìm là:

Linolenic acid có công thức phân tử là C18H30O2, gồm có α-linolenic acid và γ-linolenic acid, α-linolenic acid

Câu OT1.26 trang 26 Sách bài tập Hóa học 12: Xà phòng hoá hoàn toàn 0,1 mol ester E đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được muối F và alcohol G. Biết khối lượng muối F thu được lớn hơn khối lượng ester E đã tham gia xà phòng hoá. Tính khối lượng alcohol G thu được.

Lời giải:

Đặt công thức ester là RCOOR.

Theo đề bài, ta có: mmuối > mester nên MR’ < 23  MR’ = 15.

Vậy ester E là methyl acetate, muối F là sodium acetate và alcohol G là methanol.

Vậy mCH3OH=0,1×32=3,2(g).

Câu OT1.27 trang 26 Sách bài tập Hóa học 12: Xà phòng hoá hoàn toàn một ester mạch hở E (chỉ tạo bởi một carboxylic acid và một alcohol) bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn, thu được muối khan F và alcohol G. Đốt cháy hoàn toàn F chỉ thấy tạo CO2 và 0,2 mol Na2CO3, còn đốt cháy hoàn toàn G được số mol H2O gấp hai lần số mol CO2. Xác định khối lượng của E, cho biết phân tử khối của E < 200.

Lời giải:

Vì alcohol cháy cho số mol nước gấp đôi số mol CO2 nên alcohol là CH3OH.

Do ester E có M < 200, xà phòng hoá tạo muối F, khi đốt F chỉ thu được CO2 và 0,2 mol Na2CO3 cho thấy đây là muối (COONa)2.

Vậy ester là (COOCH3)2 và n = 0,2 mol.

 m = 118.0,2 = 23,6 gam

Câu OT1.28 trang 26 Sách bài tập Hóa học 12: Trong thực tế, thành phần chất béo gồm các triglyceride có lẫn một ít acid béo tự do. Để sản xuất được m gam xà phòng, người ta thuỷ phân hoàn toàn 300 g chất béo A trong 500 mLdung dịch KOH 2 M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 29,44 g glycerol. Xác định giá trị của m. Cho biết các muối carboxylate trong xà phòng chiếm 70% khối lượng xà phòng. Khối lượng KOH đã dùng để xà phòng hoá là tổng khối lượng KOH tác dụng với acid béo tự do và KOH tác dụng với các triglyceride

Lời giải:

Ta có: nKOH đã dùng = 1 mol và nglycerol =29,4492=0,32 (mol)

Điều này chứng tỏ chất béo A đã cho gồm các triglyceride có lẫn một phần acid béo.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mA + mKOH = mmuối + mglycerol + mnước

 mmuối = (mA + mKOH) – (mglycerol + mnước)

= (300 + 1.56) – [92.0,32 + 18.(1 – 3.0,32)] = 325,84 gam.

Do khối lượng muối sodium carboxylate chiếm 70% khối lượng xà phòng nên thực tế khối lượng xà phòng thu được là:

mxà phòng = 325,8470.100=465,49gam

Xem thêm các bài giải SBT Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá