Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Hóa học có đáp án (phần 6)

1.5 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Hóa học gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Hóa học (Phần 6)

Câu 1: Cho một bản nhôm có khối lượng 70 gam vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy bản nhôm ra cân có khối lượng 76,9 gam. Khối lượng đồng bám vào bản nhôm là?

Lời giải:

Phản ứng xảy ra: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Gọi số mol Al phản ứng là x (mol; x > 0)

nCu=32nAl=1,5x(mol)

→mthanh nhôm tăng = mCu – mAl

→ 64. 1,5x – 27x = 76,9 – 70 = 6,9 → x = 0,1

→ mCu = 64. 1,5x = 9,6 (gam)

Câu 2: Một hợp chất có phân tử khối 62 đvC. Trong phân tử nguyên tử oxi chiếm 25,8 phần trăm theo khối lượng còn lại là nguyên tố natri. Hãy cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố hóa học có trong phân tử của hợp chất.

Lời giải

mO=25,6.6210016(g)nO=1616=1(mol)

mNa = 62 – 16 = 46 (g) nNa=4623=2(mol)

Vậy trong 1 phân tử hợp chất có 2 nguyên tử Na và 1 nguyên tử O.

Câu 3: Tổng số hạt các loại hạt trong nguyên tử phi kim X là 46, trong nguyên tử kim loại Y là 34 và trong nguyên tử khí hiếm Z là 120. Hãy viết kí hiệu nguyên tử X, Y, Z?

Lời giải:

Vì số hạt proton = số hạt electron nên:

Gọi số hạt proton = số hạt electron = p

Số hạt nơtron = n

Ta có:

- Tổng số hạt các loại hạt trong nguyên tử phi kim X là 46 nên:

2p + n = 46 → n = 46 – 2p

Mà 

1np1,51462pp1,5p462p1,5p3p463,5p13,14p15,33

→ p = 14 hoặc p = 15

Với p = 14 thì n = 46 – 28 = 18 → Z = 14 + 18 = 32 (Loại)

Với p = 15 thì n = 46 – 30 = 16 → Z = 15 + 16 = 31 (Nhận)

Vậy X là photpho (P)

- Tổng số hạt các loại hạt trong nguyên tử kim loại Y là 34 nên:

2p + n = 34 → n = 34 – 2p

Mà 

1np1,51342pp1,5p342p1,5p3p343,5p9,7p11,33

→ p = 10 hoặc p = 11

Với p = 10 thì n = 34 – 20 = 14 → Z = 10 + 14 = 24 (Loại)

Với p = 11 thì n = 34 – 22 = 12 → Z = 11 + 12 = 23 (Nhận)

Vậy Y là natri (Na)

- Tổng số hạt các loại hạt trong nguyên tử khí hiếm Z là 120 nên:

2p + n = 120 → n = 120 – 2p

Mà 

1np1,511202pp1,5p1202p1,5p3p1203,5p34,29p40

→ p = 35, 36, 37, 38, 39, 40

Với p = 35 thì n = 120 – 70 = 50 → Z = 35 + 50 = 85 (Loại)

Với p = 36 thì n = 120 – 72 = 48 → Z = 36 + 48 = 84 (Nhận)

Vì Z là nguyên tố khí hiếm nên các trường hợp còn lại sẽ loại hết

Vậy Z là kripton (Kr).

Câu 4: 1 đvC có khối lượng tính bằng gam là 0,166.10-23 gam. Vậy khối lượng tính bằng gam của nguyên tử sắt là:

A. 10,79. 10-23 g;

B. 9,296. 10-23 g;

C.4,482. 10-23 g;

D. 2,656. 10-23 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

mFe=56.0,166.1023=9,296.1023(g)

Câu 5: Nguyên tố A có tổng số hạt là 34 hạt. Tìm số hạt mỗi loại trong A, A là nguyên tố nào?

Lời giải:

Gọi: Số hạt proton = số hạt electron = p

Số hạt nơtron = n

Ta có : 

2p + n = 34  n = 34 - 2p

Mặt khác : 

p ≤ n ≤ 1,5p

p ≤ 34 - 2p ≤ 1,5p

9,7 ≤ p ≤ 11,3

Với p = 10 thì A là nguyên tố Neon suy ra n = 34 - 10.2 = 14 loại vì phân tử khối p + n = 10 + 14 = 28 20

Với p = 11 thì A là nguyên tố Natri suy ra n = 34 - 11.2 = 12 chọn vì phân tử khối p + n = 11 + 12 = 23

Vậy A là natri (Na).

Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng:

             FexOy + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O

Với x ≠ y thì giá trị thích hợp của x và y lần lượt là:

A. 1 và 2;          

B. 2 và 3;              

C. 2 và 4;              

D. 3 và 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Fe có hóa trị II và III còn có nhóm (SO4) có hóa trị II

Mà x  y → x = 2 và y = 3 là hợp lí.

Phương trình hóa học sau:

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Câu 7: Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng: FeCl2 + Cl2 → FeCl3

Lời giải:

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

Giải thích cách lập phương trình hoá học:

- Viết sơ đồ phản ứng: FeCl2 + Cl2 → FeCl3

- Làm chẵn số nguyên tử Cl ở vế phải bằng cách thêm hệ số 2 trước FeCl3:

FeCl2 + Cl22FeCl3

- Cân bằng số nguyên tử Fe ở hai vế bằng cách thêm hệ số 2 trước FeCl2:

2FeCl2 + Cl22FeCl3

- Kiểm tra, phản ứng đã cân bằng:

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

Tỉ lệ: Số phân tử FeCl2 : Số phân tử Cl2 : Số phân tử FeCl3 = 2 : 1 : 2

Câu 8: Hòa tan 4,8 gam Mg vào dung dịch HCl vừa đủ thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48;

B. 3,36;

C. 33,6;

D. 44,8.
Lời giải:

Đáp án đúng là: A

nMg=mM=4,824=0,2mol

Mg + 2HCl  MgCl2+ H20,2                                         0,2 mol

→ VH2=n.22,4=0,2.22,4=4,48(lít)

Vậy giá trị của V là 4,48.

Câu 9: Este X no, mạch hở có 4 nguyên tử cacbon. Thủy phân X trong môi trường axit thu được ancol Y và axit Z (Y, Z chỉ chứa một loại nhóm chức duy nhất). Số công thức cấu tạo của X là

A. 4;

B. 3;

C. 6;

D. 5.
Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Theo giả thiết ở đây: X là este no, mạch hở có 4 nguyên tử C, tạo bởi axit và ancol.

→ X có thể là este no đơn chức, hoặc este no, hai chức

- Este no, đơn chức C4H8O2:

HCOOCH(CH3)2, HCOO(CH2)2CH3, CH3COOC2H5, C2H5COOCH3

- Este no, hai chức C4H6O4:

CH3OOC – COOCH3, HCOOCH2 – CH2OOCH.

Câu 10: Cân bằng các phương trình phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử:

a) Fe(OH)2 + O2 + H2O → Fe(OH)3

b) CnH2n + O2 → CO2 + H2O

c) KClO3 → KCl + O2

d) KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

e) Fe3O4 + HCl → FeCl3 + FeCl2 + H2O

Lời giải:

a) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O t°  4Fe(OH)3

Tỉ lệ: Số phân tử Fe(OH)2 : Số phân tử O2 : Số phân tử H2O : Số phân tử Fe(OH)3 = 4 : 1 : 2 : 4

b) 2CnH2n + 3nO2 t°  2nCO2 + 2nH2O

Tỉ lệ: Số phân tử CnH2n : Số phân tử O2 : Số phân tử CO2 : Số phân tử H2O = 2 : 3n : 2n : 2n

c) 2KClO3 t°  2KCl + O2

Tỉ lệ: Số phân tử KClO3 : Số phân tử KCl : Số phân tử O2 = 2 : 2 : 1

d) 2KMnO4 t°  K2MnO4 + MnO2 + O2

Tỉ lệ: Số phân tử KMnO4 : Số phân tử K2MnO4 : Số phân tử MnO2 : Số phân tử O2 = 2 : 1 : 1 : 1

e) Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

Tỉ lệ: Số phân tử Fe3O4 : Số phân tử HCl : Số phân tử FeCl3 : Số phân tử FeCl2 : Số phân tử H2O = 1 : 8 : 2 : 1 : 4

Câu 11: Cho một kim loại R có khối lượng 11,2 gam vào dung dịch HCl dư thì thu được 4,48 lít khí H2. Xác định kim loại R?

Lời giải:

nH2=4,4822,4=0,2(mol)

Gọi x, n là số mol, hóa trị của R ( x> 0, )

Ta có PTHH: 2R + 2nHCl → 2RCln + nH2

nR=2nnH2=0,4n(mol)

MR=11,20,4n=28n(g/mol)

Biện luận:

x = 1 → MR = 28 (g/mol) (Loại)

x = 2 → MR = 56 (g/mol) (Nhận)

x = 3 → MR = 84 (g/mol) (Loại)

Vậy R là sắt (Fe).

Câu 12: Phân tử khối của hợp chất Pb(NO3)2 bằng:

A. 232 đvC;

B. 271 đvC;

C. 331 đvC;

D. 180 đvC.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Phân tử khối của hợp chất Pb(NO3)2 bằng: 207 + (14 + 16. 3). 2 = 331 đvC.

Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M thu được dung dịch X. Cho BaCl2 dư vào X, khối lượng kết tủa thu được là:

A. 15,76 gam;

B. 19,70 gam;

C. 9,85 gam;

D. 7,88 gam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

nCO2=4,4822,4=0,2(mol)

nNa2CO3=0,2.0,5=0,1(mol);nNaOH=0,2.0,75=0,15(mol)

Dung dịch X chứa nNa+=0,1.2+0,15=0,35(mol)HCO3  (x mol); CO32  (y mol)

Bảo toàn điện tích: x + 2y = 0,35

Bảo toàn nguyên tố C: x + y = 0,2 + 0,1

Giải hệ: x = 0,25; y = 0,05

Nên nBaCO3=nCO32=197.0,05=9,85(g)

Câu 14: Bằng các phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất bột màu trắng đựng trong lọ mất nhãn riêng biệt: Na2O, CaCO3, CaO, P2O5?

Lời giải:

- Trích mẫu thử, đánh số thứ tự.

- Cho các mẫu thử trên vào nước:

+ Nếu mẫu thử nào không tan là CaCO3

+ Nếu mẫu thử nào tan tạo dung dịch đục là: CaO

+ Nếu mẫu thử nào tan tạo dung dịch trong suốt là Na2O, P2O5

PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O+ 3H2O → 2H3PO4

- Nhỏ các dung dịch trong suốt thu được vào mẫu giấy quì tím:

+ Nếu dung dịch nào làm quì tím đổi màu đỏ: H3PO→ Chất rắn ban đầu là P2O5

+ Nếu dung dịch nào làm quì tím đổi màu xanh: NaOH → Chất rắn ban đầu là Na2O.

Câu 15: Hãy nhận biết 3 dung dịch không màu HCl, H2SO4 loãng, Na2SO4?

Lời giải:

Trích các mẫu thử và có đánh số lần lượt:

- Cho quỳ tím vào lần lượt các mẫu thử:

+ Mẫu thử làm quỳ tím hoá đỏ là HCl, H2SO4

+ Mẫu thử không làm quỳ tím chuyển màu là Na2SO4

- Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu thử làm quỳ tím hoá đỏ:

+ Dung dịch nào có kết tủa trắng là dung dịch chứa H2SO4

+ Dung dịch nào không có hiện tượng gì là HCl

PTHH: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4

Câu 16: Một hợp chất A gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với  3 nguyên tử oxi và nặng gấp 5 lần nguyên tử oxi. Xác định CTHH của hợp chất.

Lời giải:

Hợp chất A gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 3 nguyên tử oxi:
 CTHH của hợp chất A là: YO3
YxO3 nặng gấp 5 lần nguyên tử oxi:
 MYO3MO=5MY+16.316=5MY=32(g/mol)

→ Y là lưu huỳnh
→ CTHH: SO3.

Câu 17: Phân tử A gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử hidro 47 lần.

a) Tính phân tử khối của chất A

b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố X
c) Chất A là đơn chất hay hợp chất? Vì sao? Viết CTHH của chất A?

Lời giải:

a) Phân tử A nặng hơn phân tử hidro 47 lần nên PTK của A bằng 47. 2. 1 = 94 (đvC)

b) Phân tử A gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi nên A có công thức hoá học là X2O.

→ 2. NTK X + 16 = 94 → NTK X = 39 (đvC)

Vậy X là kali, kí hiệu hoá học là K.

c) Chất A là hợp chất vì được tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học là kali và oxi.

CTHH của A là K2O.

Câu 18: Cân bằng phản ứng hoá học:

CH3CH2OH + KMnO4 + H2SO4 → CH3COOH + MnSO4 + H2O + K2SO4

Lời giải:

CH3C1H2OH + KMn+7O4+ H2SO4 CH3C+3OOH + Mn+2SO4+ H2O + K2SO4

Chất khử: CH3CH2OH; chất oxi hoá: KMnO4.

Ta có các quá trình:

5×4×C1C+3+4eMn+7+5eMn+2

Phương trình hoá học:

5CH3CH2OH + 4KMnO4 + 6H2SO4 → 5CH3COOH + 4MnSO4 +11H2O + 2K2SO4

Câu 19: Cho 200ml dung dịch X chứa axit HCl 1M và NaCl 1M. Số mol các ion Na+, Cl-, H+ trong dung dịch X lần lượt là:

A. 0,2; 0,2; 0,2;

B. 0,1; 0,2; 0,1;

C. 0,2; 0,4; 0,2;

D. 0,1; 0,4; 0,1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

nHCl = 0,2. 1 = 0,2 (mol); nHCl = 0,2. 1 = 0,2 (mol)

nH+=nHCl=0,2(mol)nNa+=nNaCl=0,2(mol)nCl=nHCl+nNaCl=0,2+0,2=0,4(mol)

Câu 20: Nung 1kg đá vôi chứa 80% CaCO³ thu được 112 dm³ (đkct). Tính hiệu suất phân hủy đá vôi?

Lời giải:

1 kg = 1000 g

112 dm3 = 112 lít

nCO2=11222,4=5(mol)

mCaCO3trong đá vôi1000.80100=800(g)

PTHH: CaCO3t°CaO+CO2

Theo PTHH: nCaCO3=nCO2=5(mol)

mCaCO3phân huỷ = 5. 100 = 500 (g)

H=mCaCO3phanhuymCaCO3davoi.100%=500800.100%=62,5%

Câu 21: Khí metan có phân tử gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H. Phân tử khối của metan bằng bao nhiêu?

A. 12 đvC;

B. 14 đvC;

C. 16 đvC;

D. 52 đvC.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khí metan có phân tử gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H nên CTHH của metan là CH4.

Phân tử khối của metan bằng 12 + 1. 4 = 16 đvC.

Câu 22: Hiện tượng hoá học khác với hiện tượng vật lý là:

A. Biến đổi về hình dạng;                          

B. Có sinh ra chất mới;    

C. Chỉ biến đổi về trạng thái;                     

D. Khối lượng thay đổi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Hiện tượng hoá học khác với hiện tượng vật lý là có sinh ra chất mới.

Câu 23: Hoà tan 6,5 gam kẽm vào 7,2 gam axit clohidric (HCl) thì thu được 13 gam kẽm clorua (ZnCl2) và m gam khí hiđro.

a) Viết phương trình chữ của phản ứng trên?

b) Lập phương trình hoá học?

c) Tính khối lượng khí hiđro thu được?

Lời giải:

a) Phương trình chữ:

Kẽm + axit clohidric → Kẽm clorua + khí hiđro

b) Phương trình hoá học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

c) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mZn+mHCl=mZnCl2+mH2mH2=mZn+mHClmZnCl2mH2=6,5+7,213=0,7(g)

Câu 24: Một bình đựng 400 gam dung dịch nước muối có chứa 20% muối. Hỏi phải đổ thêm vào bình đó bao nhiêu gam nước lã để được một bình nước muối chứa 10% muối?

Lời giải:

Khối lượng muối có trong 400 gam dung dịch nước muối 20% là: 400.20100=80(g)

Khối lượng dung dịch sau khi đổ thêm nước lã là: 80.10010=800(g)

Số gam nước lã cần đổ thêm là: 800 – 400 = 400 (g)

Câu 25: Tính khối lượng mol của các chất khí có tỉ khối so với khí hidro là; 16, 8, 14, 35,5, 22?

Lời giải:

dA/H2=MAMH2=16MA=16.MH2=16.2=32(g/mol)A là O2

dB/H2=MBMH2=8MB=8.MH2=8.2=16(g/mol)B là CH4

dC/H2=MCMH2=14MB=14.MH2=14.2=28(g/mol)C là N2

dD/H2=MDMH2=35,5MD=35,5.MH2=35,5.2=71(g/mol)D là Cl2

dE/H2=MEMH2=22ME=22.MH2=22.2=44(g/mol)E là CO2

Câu 26: Khử 39,2 gam một hỗn hợp A gồm Fe2O3 và FeO bằng khí CO thu được hỗn hợp B gồm FeO và Fe. B tan vừa đủ trong 2,5 lít dung dịch H2SO4 0,2M cho ra 4,48 lít khí. Tính khối lượng mỗi chất trong A?

Lời giải:

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 

nH2=4,4822,4=0,2(mol)

nH2SO4=2,5.0,2=0,5(mol)

nFe=nH2=0,2(mol)nFeO=0,50,2=0,3(mol)

Hỗn hợp: Fe2O3 ( a mol); FeO (b mol)

160a+72b=39,22a+b=0,2+0,3a=0,2b=0,1

mFe2O3=0,2.160=32(g)mFeO=0,1.72=7,2(g)

Câu 27: Chia 2,290 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Phần 1 hòa tan hoàn toàn trong dung dịch gồm H2SO4 và HCl, thu được 1,456 lít H2 (đktc). Phần hai cho tác dụng với O2 dư, thu được m gam 3 oxit. Giá trị của m là?

Lời giải:

nH2=1,45622,4=0,065(mol)

2H+1+2eH02O02+4e2O2nO2=2.0,0654=0,0325(mol)

moxit2,292+0,0325.32=2,185(g)

Câu 28: Trộn V1 ml dung dịch Ba(OH)2 0,01M và NaOH 0,04M với V2 ml dung dịch H2SO4 0,02M thu được dung dịch có pH bằng 12. Liên hệ giữa V1 và V2 là

A. 11V1 = 3V2;

B. 5V1 = 3V2;

C. V1 = V2;

D. 11V1 = 5V2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có:

nOH=0,01.2.V1+0,04.V11000=0,06V11000(mol)

nH+=0,02.2.V21000=0,04V21000(mol)

Phương trình: OH+H+H2O

Dung dịch thu được có pH bằng 12 nên OH-

pOH = 14 – pH = 14 – 12 = 2

OHdu=102=0,01(M)nOHdu=0,01(V1+V2)1000(mol)

0,06V110000,04V21000=0,01(V1+V2)1000V1=V2

Câu 29: Hợp chất X có dạng A2B5, tổng số hạt proton trong phân tử là 70. Số hạt mang điện trong A nhiều hơn số hạt mang điện trong B là 14. Xác định số proton của A và B.

Lời giải:

Gọi ZA, ZB lần lượt là số proton của A, B (ZA, ZB > 0)

Hợp chất X có dạng A2B5

Ta có:

Tổng số hạt proton trong phân tử là 70 → 2ZA + 5ZB = 70 (1)

Số hạt mang điện trong A nhiều hơn số hạt mang điện trong B là 14

→ 2ZA - 2ZB = 14 (2)

Giải (1), (2), ta được: ZA = 15, ZB = 8.

Câu 30: Cho công thức hoá học của sắt (III) oxit là Fe2O3, hidro clorua là HCl. CTHH đúng của sắt(III) clorua là gì?

 A. FeCl2;

B. FeCl;

C. FeCl3;

D. Fe2Cl.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong công thức hoá học của sắt (III) oxit là Fe2O3 có sắt hoá trị III.

Trong công thức hoá học của hidro clorua là HCl có clo hoá trị I vì có 1 nguyên tử Cl liên kết với 1 nguyên tử H.

Goị CTHH đúng của sắt (III) clorua là FeIIIxClIy

Áp dụng quy tắc hoá trị, ta có: III. x = I. y

xy=IIII=13x=1y=3

Vậy CTHH đúng của sắt (III) clorua là FeCl3.

Câu 31: Trong hợp chất của lưu huỳnh, hàm lượng lưu huỳnh chiếm 50%. Hợp chất đó có công thức là:

A. SO3;

B. H2SO4;

C. CuS;

D. SO2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Hợp chất có dạng SxOy

MSxOy=xMS+yMO=32x+16y%mS=32x32x+16y.100%=50%32x+16y=64xy=2xx:y=1:2

Vậy hợp chất là SO2.

Câu 32: Trộn 50ml dung dịch Ba(OH)2 0,04M với 150ml dung dịch HCl 0,06M thu được dung dịch B. Nồng độ mol của muối BaCl2 trong dung dịch B là

A. 0,05M;

B. 0,01M;

C. 0,17M;

D. 0,08M.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

nBa(OH)2=0,05.0,04=0,002(mol)nHCl=0,15.0,06=0,009(mol)

Phương trình: Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O

So sánh: 0,0021<0,0092 → HCl dư, Ba(OH)2 phản ứng hết

Theo phương trình:

nBaCl2=nBa(OH)2=0,002(mol)CMBaCl2=0,0020,05+0,15=0,01M

Câu 33: Cho 16,0 gam sắt (III) oxit vào 150 gam dung dịch axit sunfuric 2,94%. Tìm khối lượng muối thu được sau phản ứng hoàn toàn.

Lời giải

nFe2O3=16160=0,1(mol)nH2SO4=150.2,94%98=0,045(mol)

Phương trình: Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Ta thấy:

nFe2O3:1>nH2SO4:3 nên Fe2O3

nFe2(SO4)3=13nH2SO4=0,015(mol)mFe2(SO4)3=0,015.400=6(g)

Câu 34: Một hỗn hợp gồm CO và CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối đối với hiđro là 18,2. Thành phần % về thể tích của CO2 trong hỗn hợp là:

A. 45,0%;

B. 47,5%;

C. 52,5%;

D. 55,0%.

Lời giải: 

Đáp án đúng là: C

Giả sử trong 1 mol hỗn hợp có x mol CO và y mol CO2

Ta có hệ:

x+y=128x+44y=18,2.2.1x=0,475y=0,525

Trong cùng điều kiện tỉ lệ thể tích chính là tỉ lệ mol

%VCO2=0,525.100%1=52,50%

Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc, khí duy nhất) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 31,22;

B. 34,10;

C. 33,70;

D. 34,32.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

 nN2O=1,00822,4=0,045(mol)

Gọi số mol của Mg và Zn lần lượt là x và y mol

→mhh = 24x + 65y = 8,9 (1)

Giả sử trong X chứa muối NH4NO3 (a mol)

Xét quá trình cho – nhận e:

Mg0Mg+2+2eZn0Zn+2+2e2N+5+8e2N+1(N2O)N+5+8eN3

Bảo toàn e:

2nMg+2nZn=8nN2O+8nNH4NO32x+2y=0,36+8a(2)

nNO3trong muối = n e cho = 2x + 2y (mol)

Bảo toàn nguyên tố N:

nHNO3=nNO3+2nN2O+2nNH4NO30,5=2x+2y+2.0,045+2a(3)

Từ (1), (2), (3), ta được: x = 0,1; y = 0,1; a = 0,005.

→mmuối = mkim loại + mNO3 trong muốimNH4NO3

mmuối = 8,9 + 62. (2. 0,1 + 2. 0,1) + 80. 0,005 = 34,1 (gam)

Câu 36: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong 1,37 lít dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có khối lượng 1,16 gam gồm hai khí N2O và N2. Cô cạn dung dịch Y được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được (m + 2,4) gam chất rắn. Mặt khác, để tác dụng với các chất trong dung dịch Y thì cần tối đa 1,705 lít dung dịch KOH 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Al trong X là:

A. 16,875%;

B. 15,00%;

C. 17,49%;

D. 14,79%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Z gồm N2O (0,02) và N2 (0,01)

Để oxi hoá hoàn toàn X cần nO=2,41,6=0,15(mol)

Bảo toàn electron:

2nO=3nAl=8nN2O+10nN2+8nNH4+nAl=0,1;nNH4+=0,005

nHNO3ban đầu = 1,37; nKOH = 1,705

Bảo toàn N:

nNO3(Y)=nHNO32nN2O2nN2nNH4+=1,372.0,022.0,010,005=1,305(mol)

Bảo toàn điện tích:

nK+=nNO3+nAlO2nAlO2=1,7051,305=0,4(mol)

Bảo toàn Al:

nAl2O3=nAlO2nAl2=0,40,12=0,15(mol)

%mAl=0,1.270,1.27+0,15.102.100%=15%

 

Câu 37: Hoà tan vừa đủ oxit của kim loại M có công thức MO vào V ml dung dịch H2SO4 loãng nồng độ 4,9% (D = 1,86 gam/ml) được dung dịch chỉ chứa một muối tan có nồng độ 7,69 %.

a) Xác định tên kim loại M.
b) Tính giá trị của V.

Lời giải:

PTHH: MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

Giả sử VddH2SO4=3720(ml)

Ta có: mddH2SO4=37201,86=2000(g)

Mặt khác: mdd (sau phản ứng) = mMO + = M + 2016 (g)

C%MSO4=M+96M+2016.100=7,69M=64(g/mol)

Vậy kim loại cần tìm là đồng (Cu).

Câu 38: Cho 16,4 gam hỗn hợp MgO và MgCO3 tác dụng vừa đủ 200 gam dung dịch HCl. Sau khi phản ứng kết thúc có thu được 2,24 lít khí CO2 ở đktc và dung dịch X.

a) Viết các PTHH xảy ra. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

b)Tính nồng độ % của dung dịch HCl đã dùng

c) Tính nồng độ % của muối thu được trong dung dịch X.

Lời giải:

a) PTHH:

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2

nCO2=2,2422,4=0,1(mol)nMgCO3=nCO2=0,1(mol)mMgCO3=0,1.84=8,4(g)mMgO=16,48,4=8(g)

b)

nMgO=840=0,2(mol)nHCl=2nMgO+2nCO2=2.0,2+2.0,1=0,6(mol)mHCl=0,6.36,5=21,9(g)C%HCl=21,9100.100%=10,95%

c)

mddX=mhh+mddHClmCO2=16,4+2004,4=212(g)

nMgCl2=nMgO+nCO2=0,1+0,1=0,2(mol)mMgCl2=0,3.95=28,5(g)C%MgCl2=28,5212.100%=13,44%

Câu 39: Có những bazơ: Cu(OH)2, KOH, Fe(OH)3, NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Zn(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:

a) Tác dụng được với dung dịch HCl?

b) Bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

c) Tác dụng được với dung dịch FeCl3?

d) Đổi màu quỳ tím thành xanh?

e) Tác dụng được với khí CO2?

Lời giải:

a) Cu(OH)2, KOH, Fe(OH)3, NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Zn(OH)2

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

KOH + HCl → KCl + H2O

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O

b) Cu(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2

Cu(OH)2t°CuO+H2O

2Fe(OH)3t°Fe2O3+3H2O

2Al(OH)3t°Al2O3+3H2O

Mg(OH)2t°MgO+H2O

Zn(OH)2t°ZnO+H2O

c) KOH, NaOH, Ba(OH)2

3KOH+FeCl33KCl+Fe(OH)3

3NaOH+FeCl33NaCl+Fe(OH)3

3Ba(OH)2+2FeCl33BaCl2+2Fe(OH)3

d) KOH, NaOH, Ba(OH)2

e) KOH, NaOH, Ba(OH)2

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Hóa học có đáp án (phần 6) (ảnh 1)

Câu 40: A là một nguyên tố hoá học có nhiều hoá trị. Cho X là một hợp chất giữa A với O, trong đó A có hoá trị II. Y là hợp chất giữa A với H. Tỉ số giữa thành phần phần trăm về khối lượng của A trong hợp chất Y và trong hợp chất X là 1,75. Biết rằng tổng hoá trị của A trong X và trong Y bằng 6. Nguyên tố A là:

A. C;

B. Al;

C. N;

D. S.
Lời giải:

Đáp án đúng là: A

X là một hợp chất giữa A với O, trong đó A có hoá trị II nên X có CTHH là AO.

Biết rằng tổng hoá trị của A trong X và trong Y bằng 6 nên hoá trị của A trong Y là IV → CTHH của Y là AH4.

%mAtrongY=MAMA+4.100(%)%mAtrongX=MAMA+16.100(%)

Tỉ số giữa thành phần phần trăm về khối lượng của A trong hợp chất Y và trong hợp chất X là 1,75 nên ta có:

MAMA+4.100MAMA+16.100=1,75MA+16MA+4=1,75MA=12(g/mol)

A là nguyên tố cacbon (C).

Câu 41: Có một hỗn hợp rắn gồm: Cát, muối ăn, bột sắt. Hãy nêu phương pháp tách hỗn hợp trên và thu mỗi chất ở trạng thái riêng biệt (dụng cụ và hóa chất coi như đủ).

Lời giải:

Đưa nam châm mạnh lại gần hỗn hợp. Sắt bị nam châm hút nên tách được bột sắt khỏi hỗn hợp. 

Hoà tan hỗn hợp còn lại vào nước. Lọc dung dịch thu được cát không tan và dung dịch muối. Cô cạn dung dịch muối thu được muối ăn khan.

Đánh giá

0

0 đánh giá