Trở lại tình huống mở đầu. Hãy vẽ (tô màu) hình quạt tròn theo hướng dẫn sau: Vẽ đường tròn tâm O

139

Với giải Thực hành trang 94 Toán 9 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 15: Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài 15: Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên

Thực hành trang 94 Toán 9 Tập 1: Trở lại tình huống mở đầu. Hãy vẽ (tô màu) hình quạt tròn theo hướng dẫn sau:

− Vẽ đường tròn tâm O (với bán kính tùy chọn).

− Hình quạt tròn cần vẽ ứng với cung có số đo bằng 40% của 360°. Tính số đo của cung cần vẽ.

− Vẽ góc ở tâm có số đo tìm được và tô màu hình quạt tròn tương ứng.

Lời giải:

− Vẽ đường tròn tâm O (với bán kính tùy chọn).

Thực hành trang 94 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 1 | Giải Toán 9

− Hình quạt tròn cần vẽ ứng với cung có số đo bằng 40% của 360°.

Ta có 40% của 360° là: 360° . 40% = 144°.

− Vẽ góc ở tâm có số đo 144°: Từ bán kính làm gốc ta đo góc 144°, nối từ tâm đến điểm đạt tại 144°, ta được phần biểu đồ cần vẽ ứng với 40%.

Tô màu phần vừa biểu diễn ta được biểu đồ hình quạt tròn như sau:

Thực hành trang 94 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 1 | Giải Toán 9

Lý Thuyết Hình quạt tròn và hình vành khuyên

Khái niệm hình quạt tròn

Lý thuyết Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 3)

Hình quạt tròn là phần hình tròn giới hạn bởi một cung tròn và hai bán kính đi qua hai đầu mút của cung đó.

Khái niệm hình vành khuyên

Lý thuyết Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 4)

Hình vành khuyên (còn gọi là hình vành khăn) là phần nằm giữa hai đường tròn có cùng tâm và bán kính khác nhau (còn gọi là hai đường tròn đồng tâm)

Diện tích hình quạt tròn

Diện tích Sq của hình quạt tròn bán kính R ứng với cung no:

Sq=n360πR2=l.R2

Diện tích hình vành khuyên

Diện tích Sv của hình vành khuyên tạo bởi hai đường tròn đồng tâm và có bán kính R và r:

Sv=π(R2r2) (với R > r)

Tỉ số giữa diện tích hình quạt tròn ứng với cung n0 và diện tích hình tròn (cùng bán kính) đúng bằng n360 và bằng tỉ số giữa độ dài cung n0 và độ dài đường tròn.

Ví dụ:

1. Diện tích hình quạt tròn có độ dài tương ứng với nó là l=4πcm, bán kính là R = 5cm là:

Sq=l.R2=4π.52=10π(cm2)

2. Diện tích hình vành khuyên nằm giữa hai đường tròn đồng tâm có bán kính là 3m và 5m là:

Sv=π(5232)=16π(m2)

Đánh giá

0

0 đánh giá