Với giải Thực hành 1 trang 85 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Tiếp tuyến của đường tròn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán 9 Bài 2: Tiếp tuyến của đường tròn
Thực hành 1 trang 85 Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (J; 5 cm) và đường thẳng c. Gọi K là chân đường vuông góc vẽ từ J xuống c, d là độ dài của đoạn thẳng JK. Xác định vị trí tương đối của đường thẳng c và đường tròn (J; 5 cm) trong mỗi trường hợp sau:
a) d = 4 cm;
b) d = 5 cm;
c) d = 6 cm.
Lời giải:
a)
Ta có d = 4 cm, R = 5 cm.
Vì d < R nên đường thẳng c cắt đường tròn (J; 5 cm) tại hai điểm.
b)
Ta có d = 5 cm, R = 5 cm.
Vì d = R nên đường thẳng c tiếp xúc với đường tròn (J; 5 cm) tại điểm K.
c)
Ta có d = 6 cm, R = 5 cm.
Vì d > R nên đường thẳng c và đường tròn (J; 5 cm) không giao nhau.
Lý Thuyết Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Đường thẳng a và đường tròn (O) có duy nhất một điểm chung C thì ta nói a tiếp xúc với (O) tại C, khi đó a là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại C và C là tiếp điểm.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Thực hành 4 trang 88 Toán 9 Tập 1: Tìm giá trị của x trong Hình 12.......
Bài 8 trang 89 Toán 9 Tập 1: Trong Hình 18, AB là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B......
Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2. Tiếp tuyến của đường tròn
Bài 3. Góc ở tâm, góc nội tiếp