Saccarozơ + Cu(OH)2 | C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + H2O | C12H22O11 ra (C12H21O11)2Cu

315

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + H2O, tài liệu bao gồm có định nghĩa, công thức tính và các dạng bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + H2O

1. Phương trình hóa học

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

2. Điều kiện phản ứng

- Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường.

3. Cách thực hiện phản ứng

- Cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1 ml dung dịch NaOH 10%. Sau khi phản ứng xảy ra, gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Cho thêm vào đó 2 ml dung dịch saccarozơ 1%. Lắc nhẹ ống nghiệm.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam.

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của Saccarozơ

Vì không có nhóm chức andehit (-CH=O) nên saccarozo không có tính khử như glucozo (không có phản ứng tráng bạc). Saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng của đisaccarit.

- Tính chất của ancol đa chức

    Dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa Cu(OH)2 thành dung dịch phức đồng – saccarozơ màu xanh lam

    2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

- Phản ứng của đisaccarit (thủy phân)

    Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ khi:

        + Đun nóng với dung dịch axit

        + Có xúc tác enzim trong hệ tiêu hóa của người

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

5.2. Tính chất hóa học của Cu(OH)2

Có đầy đủ tính chất hóa học của hidroxit không tan.

- Tác dụng với axit:

    Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

- Phản ứng nhiệt phân:

    Cu(OH)2 Tính chất của Đồng hiđroxit Cu(OH)2 CuO + H2O

- Tạo phức chất, hòa tan trong dung dịch amoniac:

    Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

- Tạo phức chất, hòa tan trong ancol đa chức có nhiều nhóm –OH liền kề

    Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

5. Phản ứng với anđehit

    2Cu(OH)2 + NaOH + HCHO Tính chất của Đồng hiđroxit Cu(OH)2 HCOONa + Cu2O↓ + 3H2O

6. Bạn có biết

- Phản ứng trên cho thấy saccarozơ có tính chất hóa học của ancol đa chức có hai nhóm –OH cạnh nhau.

7. Bài tập vận dụng

Bài 1: Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng với dung dịch NaCl.

B. phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

D. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

Hướng dẫn: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

Đáp án: C

Bài 2: Chất nào sau đây không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Saccarozơ.    B. Glucozơ.

C. Etanol.    D. Etylen glicol.

Hướng dẫn: Etanol không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

Đáp án: C

Bài 3: Chất nào sau đây phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường không thu được phức xanh lam?

A. Saccarozơ.    B. Glucozơ.

C. Glixerol.     D. axit axetic.

Hướng dẫn: axit axetic phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường không thu được phức xanh lam

Đáp án: D

Đánh giá

0

0 đánh giá