Oxit trung tính là gì? 20 Bài tập về Oxit trung tính có đáp án

168

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Oxit trung tính là gì? 20 Bài tập về Oxit trung tính có đáp án, tài liệu bao gồm có định nghĩa, công thức tính và các dạng bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Oxit trung tính là gì? 20 Bài tập về Oxit trung tính có đáp án

1. Oxit trung tính là gì?

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Oxit trung tính là những hợp chất hóa học có chứa một nguyên tố hóa học liên kết với một hoặc nhiều nguyên tử oxy và không có tính chất axit hoặc bazơ.

Do đó, vì chúng không có tính chất axit và bazơ nên chúng không thể tạo thành muối khi chúng phản ứng với axit hoặc bazơ

2. Các oxit trung tính thường gặp

Nitơ monoxit (NO), cacbon monoxit (CO) và nitơ oxit (N2O) là những oxit trung tính.

3. Tính chất hóa học của oxit trung tính

Đây là oxit không phản ứng với nước để tạo bazơ hay axit, không phản ứng với bazơ hay axit để tạo muối.

Ví dụ: Cacbon monoxit – CO, Nitơ monoxit – NO,…

4. Cách xác định oxit trung tính

Cách xác định một oxit là trung tính hay không phụ thuộc vào tính chất hóa học của oxit đó và khả năng phản ứng với axit và bazơ. Dưới đây là chi tiết hơn về các phương pháp để xác định oxit trung tính:

- Phản ứng với axit và bazơ: Một cách đơn giản để xác định tính trung tính của một oxit là quan sát phản ứng của nó với axit và bazơ. Nếu oxit không phản ứng hoặc chỉ phản ứng rất yếu với axit hoặc bazơ và không tạo ra muối, thì có thể xem oxit đó là trung tính. Ví dụ, oxit nhôm (Al2O3) không phản ứng với axit hay bazơ, do đó nó được coi là một oxit trung tính.

- Đo pH: Một phương pháp khác để xác định tính trung tính của oxit là đo pH của dung dịch chứa oxit đó. pH là một chỉ số đo độ acid hoặc bazơ của một dung dịch. Nếu dung dịch có pH gần bằng 7 (gần trung bình), tức là không có tính acid hay bazơ quá mạnh, thì oxit có thể được xem là trung tính. Ví dụ, oxit silic (SiO2) không tác động lên độ pH của nước, cho nên nó được coi là một oxit trung tính.

- Tính tan trong nước: Tính tan của oxit trong nước có thể cung cấp thông tin về tính chất trung tính của nó. Một số oxit trung tính có thể tan rất ít hoặc không tan trong nước. Nếu oxit không tan hoặc chỉ tan rất ít mà không tạo ra dung dịch có tính acid hoặc bazơ đáng kể, thì có thể coi oxit đó là trung tính. Ví dụ, oxit bạc (Ag2O) tan rất ít trong nước và không tạo ra dung dịch có tính acid hoặc bazơ, do đó nó là một oxit trung tính.

- Phân tích cấu trúc và tính chất hóa học: Phương pháp này dựa trên nghiên cứu cấu trúc và tính chất hóa học của oxit để xác định tính trung tính. Bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích như phổ học, phân tích nguyên tử, phân tích phổ, ta có thể nghiên cứu cấu trúc và tính chất hóa học của oxit để xác định xem oxit đó có tính trung tính hay không.

=> Để xác định oxit trung tính, ta có thể sử dụng các phương pháp như phản ứng với axit và bazơ, đo pH, tính tan trong nước, cũng như nghiên cứu cấu trúc và tính chất hóa học của oxit. Kết hợp các phương pháp này sẽ giúp xác định tính trung tính của oxit một cách chính xác và đáng tin cậy.

5. Sự khác biệt giữa các oxit trung tính và lưỡng tính

Oxit là những hợp chất hóa học chứa một nguyên tố hóa học (kim loại hoặc phi kim) được liên kết với một hoặc nhiều nguyên tử oxy.

Oxit trung tính và lưỡng tính là hai trong bốn loại hợp chất oxit chính. Sự khác biệt cơ bản giữa các oxit trung tính và lưỡng tính là các oxit trung tính không có tính chất axit hoặc bazơ, trong khi các oxit lưỡng tính có cả tính chất axit và bazơ.

Do đó, oxit lưỡng tính có thể tạo muối và nước khi phản ứng với axit hoặc bazơ, trong khi oxit trung tính không thể tạo muối và nước khi phản ứng với axit hoặc bazơ.

Vì vậy, chúng ta có thể coi đây là một sự khác biệt nữa giữa các oxit trung tính và lưỡng tính, xuất phát từ sự khác biệt trước đó.

6. Bài tập vận dụng

Câu 1. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?

A. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2

B. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2

C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2

D. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, NO

Đáp án C

Loại A vì Al2O3,CuO không tan trong nước

Loại B vì CuO, CO không tan trong nước

C Đúng vì gồm các hợp chất tan trong nước: Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2

Na2O + H2O → 2 NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3 H2O → 2 H3PO4

SO3 + H2O → H2SO4

SO2 + H2O → H2SO3

Loại D vì Fe2O3, NO không tan trong nước

Câu 2. Khí CO thường được dùng làm chất đốt trong công nghiệp. Một loại khí CO có lẫn tạp chất CO2, SO2. Hoá chất rẻ tiền nào sau đây có thể loại bỏ những tạp chất trên ra khỏi CO?

A. H2O cất.

B. dung dịch HCl.

C. dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2

D. dung dịch xút.

Đáp án C

Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch Ca(OH)2dư, toàn bộ SO2 và CO2 bị hấp thụ hết do có phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

Khí CO không phản ưng, thoát ra và được thu lấy.

Câu 3. Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. SO2

B. Na2O

C. Al2O3

D. CO

Đáp án A

Câu 4. Oxit nào sau đây làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong dư?

A. CO2

B. NO

C. CuO

D. CO

Đáp án A

Oxit làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong dư là CO2

Phương trình phản ứng minh họa

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O

Câu 5. Oxit trung tính là:

A. Những oxit chỉ tác dụng được với muối

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước

C. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước

D. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước

Đáp án C

Oxit trung tính là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước

Câu 6. Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit trung tính?

A. Na2O

B. K2O

C. CrO3

D. N2O

Đáp án D

A. Na2O là oxit bazo

B. K2O là oxit bazo

C. CrO3 là oxit axit

D. N2O là oxit trung tính

Câu 7. Dãy chất nào sau đây đều là oxit axit

A. BaO, K2O, Na2O, CO

B. CO2, SO3, P2O5, N2O5

C. CO, CaO, MgO, N2O

D. CO, SO3, P2O5, N2O

Đáp án B

Loại A vì BaO, K2O, Na2O là oxit bazo

Đúng vì B gồm CO2, SO3, P2O5, N2O5là oxit axit

Loại C vì CO, N2O là oxit trung tính, CaO, MgO là oxit bazo

Loại D vì CO, N2O là oxit trung tính

Câu 8. Oxit nào sau đây là oxit trung tính?

A. N2O5

B. Cl2O7

C. NO

D. P2O5

Đáp án C

Câu 9. Oxit nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. CrO3.

B. MgO.

C. CaO.

D. Cr2O3.
Đáp án D

Câu 10. Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch axit?

A. K2O

B. CO

C. CaO

D. P2O5

Đáp án A

Loại A vì K2O tan trong nước tạo dung dịch kiềm

K2O + H2O → 2 KOH

Loại B vì CO là oxit trung tính không tan trong nước

Loại C CaO vì tan trong nước tạo dung dịch kiềm

CaO + H2O → Ca(OH)2

D đúng vì P2O5 tan trong nước tạo ra dung dịch axit

P2O5 + 3 H2O → 2 H3PO4

Câu 11. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?

A. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2

B. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2

C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2

D. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, SO2

Đáp án C

Dãy các chất tan trong nước là Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2

Câu 12. Oxit nào sau đây không được điều chế bằng phản ứng phân huỷ?

A. Na2O

B. CO2

C. SO2

D. CaO

Đáp án D

Câu 13. Dãy các chất nào sau đây tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng?

A. Fe2O3, CuO, Al2O3, MgO

B. Fe2O3, CuO, Al2O3, CO

C. P2O5, CuO, Al2O3, MgO

D. P2O5, CuO, SO3, MgO

Đáp án A

Dãy các chất nào sau đây tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng: Fe2O3, CuO, Al2O3, MgO

Câu 14. Dãy các chất tác dụng với lưu huỳnh đioxit là:

A. Na2O, CO2, NaOH, Ca(OH)2

B. CaO, K2O, KOH, Ca(OH)2

C. HCl, Na2O, Fe2O3, Fe(OH)3

D. Na2O, CuO, SO3, CO2

Đáp án B

Dãy các chất tác dụng với lưu huỳnh đioxit là: CaO, K2O, KOH, Ca(OH)2

 

Câu 15. Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:

A. Bari oxit và axit sunfuric loãng

B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng

C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng

D Bari clorua và axit sunfuric loãng

Đáp án C

Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí: Bari cacbonat và axit sunfuric loãng

Câu 16. Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao, sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, FeO, Al2O3, MgO

B. Cu, Fe, Zn, Mg

C. Cu, Fe, Al2O3, MgO

D. Cu, Fe, Al, MgO

Đáp án C

CO, H2 chỉ khử được các oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

CuO + CO → Cu + CO2

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

Al2O3 và MgO không bị CO khử ở nhiệt độ cao.

Như vậy chất rắn thu được sau phản ứng gồm: Al2O3, Cu, MgO, Fe

Câu 17. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chất rắn thu được gồm

A. Cu, Al, MgO

B. Cu, Al2O3, MgO

C. Cu, Al, Mg

D. Cu, Al2O3, Mg

Đáp án B

Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO(nung nóng)→ chất rắn thu được gồm Cu, Al2O3, MgO

Vì CuO + CO → Cu + CO2 

Câu 18. Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm

A. Al2O3, CaO, FeO, CuO

B. CuO, CaO, P2O5, CO2

C. Na2O, CaO, BaO, K2O

D. Fe2O3, BaO, SO2, CaO

Đáp án C

Oxit bazo tan (oxit của kim loại kiềm và kiểm thổ trừ BeO, MgO) tác dụng với nước ở nhiệt độ thưởng tạo ra dung dịch kiềm

A sai vì Al2O3, FeO, CuO là oxit bazo khôn tan

B. sai vì CuO là oxit bazo không tan, P2O5, CO2 là oxit axit tan trong nước tạo ra dung dịch axit

D. sai vì Fe2O3 oxit bazo không tan; SO2 là oxit axit tan trong nước tạo ra dung dịch axit

Câu 19. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH?

A. CO2, Na2O, SO3

B. N2O, BaO, CO2

C. N2O5, P2O5, CO2

D. CuO, CO2, Na2O

Đáp án C

Dãy chất gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH là

N2O5, P2O5, CO2

Phương trình phản ứng minh họa

Câu 20. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về oxit?

A. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó một nguyên tố là oxi.

B. Oxit được phân loại thành oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính, oxit trung tính.

C. Oxit axit có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

D. Tất cả các oxit bazơ đều có thể tác dụng với nước tạo thành bazơ.

Đáp án D

A đúng, đây là định nghĩa về oxit.

B đúng, oxit được phân loại thành 4 nhóm: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính, oxit trung tính.

C đúng, đây là tính chất hóa học của oxit axit.

D sai, chỉ có một số oxit bazơ của các kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ mới có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (VD: Na2O, K2O, BaO, CaO, …).

Đánh giá

0

0 đánh giá