Oxit lưỡng tính là gì? 20 Bài tập về Oxit lưỡng tính có đáp án

400

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Oxit lưỡng tính là gì? 20 Bài tập về Oxit lưỡng tính có đáp án, tài liệu bao gồm có định nghĩa, công thức tính và các dạng bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Oxit lưỡng tính là gì? 20 Bài tập về Oxit lưỡng tính có đáp án

1. Oxit lưỡng tính là gì?

Oxit lưỡng tính: Là những oxit vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, ví dụ như: Al2O3, ZnO, Cr2O3,...

Phương trình hóa học minh họa:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O

2. Tính lưỡng tính là gì?

Lưỡng tính là khả năng của một số chất tùy theo điều kiện mà thể hiện tính chất axit hoặc tính chất bazơ, tạo ra muối khi tác dụng với axit cũng như khi tác dụng với bazơ. Ví dụ:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Zn(OH)2 + 2HNO3 → Zn(NO3)2 + H2O

Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO2 + 2H2O

Như vậy, Al2O3, Zn(OH)2,…đều là các chất có tính lưỡng tính.

Nói rằng chất có tính lưỡng tính tác dụng được với axit và bazơ; vậy nói ngược lại, chất tác dụng với axit và bazơ là chất có tính lưỡng tính có đúng không?

Không nên nói ngược lại! Chất có tính lưỡng tính khi tác dụng với axit hoặc bazơ gây ra phản ứng trung hòa; nhưng nhiều loại hợp chất khi tác dụng với axit hoặc bazơ không gây ra phản ứng trung hòa. Đa số các muối tác dụng với axit tạo ra muối và axit hoặc tác dụng với bazơ tạo thành muối và bazơ.

Ví dụ:

CuCl2 + H2SO4 → CuSO4 + 2HCl

CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2

Như vậy, tùy theo bản chất của phản ứng mà xác định chất có tính lưỡng tính hay không!

3. Oxit lưỡng tính là chất nào

=> các hydroxit lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Be(OH)2, Cr(OH)3 ..

=> các oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO, SnO, PbO, BeO, Cr2O3 ...

=> Các muối mà gốc axit còn chứa H có khả năng phân ly ra H+ của đa axit yếu: HCO3- , HPO42-, H2PO4- , HS- , HSO3- (NaHCO3, NaHS....)

=> lưỡng tính 2 thành phần, thường tạo bởi cation của bazơ yếu + anion của axit yếu:

(NH4)2CO3, HCOONH4,.. .

CHÚ Ý:

*H3PO3 là axit 2 nấc, H3PO2 là axit 1 nấc, este, kim loại không phải chất lưỡng tính.

*Chất tác dụng cả với HCl và NaOH chưa chắc là chất lưỡng tính

Ví dụ:, ESTE, Al,Zn đều tác dụng NaOH và HCl nhưng không phải chất lưỡng tính

Cu(OH)2 còn nhiều tranh cãi và mâu thuẫn nên không được xem đây là chất lưỡng tính.

4. Phương pháp giải bài tập lưỡng tính 

Áp dụng công thức giải nhanh cho một số dạng bài tập

Tính Vdịch NaOH cần cho vào dd Al3+ để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:

nOH- = 3nktủa

nOH- = 4n Al3+ – nktủa

Tính Vdd NaOH cần cho vào dd Zn2+ để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:

nOH- = 2nktủa

nOH- = 4nZn2+ – 2nktủa

Xác định kim loại M có hiđroxit lưỡng tính dựa vào phản ứng dd Mn+ với dd kiềm.

Dù M là kim loại nào trong các kim loại có hiđroxit lưỡng tính (Zn, Cr, Sn, Pb, Be) thì số mol OH- dùng để Mn+ kết tủa toàn bộ sau đó tan vừa hết cũng được tính là:\

nOH- = 4nMn+ = 4nM

5. Vai trò của các oxit lưỡng tính

Các oxit lưỡng tính đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình và ứng dụng khác nhau. Dưới đây là một số vai trò chính của các oxit lưỡng tính:

- Tác nhân trung hòa: Các oxit lưỡng tính có khả năng tương tác với cả axit và bazơ, làm cho chúng trở thành tác nhân trung hòa. Khi tác dụng với axit, chúng tạo ra muối và nước, còn khi tác dụng với bazơ, chúng tạo ra muối và nước hoặc muối và hidroxit. Vai trò này giúp cân bằng pH trong các hệ thống hóa học.

- Chất xúc tác: Một số oxit lưỡng tính được sử dụng làm chất xúc tác trong các quá trình hóa học. Chúng có khả năng tăng tốc các phản ứng hóa học và giúp điều chỉnh quá trình tạo muối và ester. Ví dụ, oxit nhôm (Al2O3) thường được sử dụng trong quá trình craông dầu và quá trình sản xuất chất xúc tác.

- Vật liệu điện tử: Một số oxit lưỡng tính có tính chất dẫn điện, làm cho chúng trở thành vật liệu quan trọng trong công nghệ điện tử. Ví dụ, ôxit kẽm (ZnO) và ôxit thiếc (SnO2) được sử dụng trong các ứng dụng như các linh kiện điện tử, màn hình LCD, vi mạch và cảm biến.

- Vật liệu chống ăn mòn: Một số oxit lưỡng tính có khả năng chống ăn mòn và bảo vệ bề mặt kim loại khỏi sự tác động của môi trường ăn mòn. Chúng được sử dụng để phủ lớp bảo vệ trên các vật liệu kim loại như thép và nhôm, giúp gia tăng tuổi thọ và khả năng chống ăn mòn.

- Vật liệu chất lưu: Một số oxit lưỡng tính có khả năng hấp thụ và giải phóng nước, làm cho chúng trở thành vật liệu chất lưu hiệu quả. Chúng được sử dụng trong quá trình hấp thụ và tái tạo nước trong các ứng dụng như máy làm đá, máy lọc không khí và các hệ thống xử lý nước.

- Vật liệu xây dựng: Một số oxit lưỡng tính có tính chất cơ học và kháng thời tiết tốt, làm cho chúng trở thành vật liệu xây dựng phổ biến. Ví dụ, ôxit nhôm (Al2O3) và ôxit sắt (Fe2O3) được sử dụng trong việc sản xuất gạch, ngói, sơn và sơn chống cháy.

6. Bài tập vận dụng

Câu 1. Các oxit của crom: (a) Cr2O3, (b) CrO, (c) CrO3. Oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính có thứ tự là

A. b, a, c

B. c, b, a

C. c, a, b

D. a, b, c

Đáp án B 

Câu 2. Oxit nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. CrO3.

B. MgO.

C. CaO.

D. Cr2O3.

Đáp án D

CrO3 là oxit axit

MgO, CaO là oxit bazo

Cr2O3là oxit lưỡng tính

Câu 3. Dãy chất nào sau đây là oxit lưỡng tính

A. Al2O3, ZnO, PbO, Cr2O3

B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2

C. CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3

D. PbO2, Al2O3, K2O, SnO2

Đáp án A

Dãy chất nào sau đây là oxit lưỡng tính Al2O3, ZnO, PbO, Cr2O3

Loại B vì MgO, SnO2không phải oxit lưỡng tính

Loại C vì CaO, Na2O không phải oxit lưỡng tính

Loại C vì K2O, SnO2 không phải oxit lưỡng tính

Câu 4. Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. Al2(SO4)3.

B. Cr2O3.

C. Al2O3.

D. Al(OH)3.

Đáp án A

Hợp chất không có tính lưỡng tính: Al2(SO4)3.

Câu 5. Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3, NaHCO3. Số chất lưỡng tính trong dãy là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Đáp án C

Trong dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3, NaHCO3. Số chất lưỡng tính trong dãy là 3. Đó là các chất sau: Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3

Câu 6. Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazơ

A. CaO, CuO

B. CO, Na2O.

C. CO2, SO2

D. P2O5, MgO

Đáp án C

Chất vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ là oxit axit

=> CO2; SO2 thỏa mãn

Câu 7. Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl.

B. MgO, CaO, CuO, FeO.

C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4.

D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO.

Đáp án B

A. Chỉ có MgO là oxit

B. đúng

C. Chỉ có SO2, CO2 là oxit

D. Chỉ có CaO, BaO là oxit

Câu 8. Oxit lưỡng tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Đáp án B

Oxit lưỡng tính là: Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Câu 9. Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit lưỡng tính?

A. Na2O

B. K2O

C. CrO3

D. Cr2O3

Đáp án D

CrO3 là oxit axit

Na2O, K2O là oxi bazo

Cr2O3 là oxit lưỡng tính

Câu 10. Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl?

A. Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2.

B. Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2.

C. Cu(OH)2, Zn(OH)2, Sn(OH)2.

D. Zn(OH)2, Sn(OH)2, Mg(OH)2.

Đáp án A

Dãy chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl là: Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2.

Phương trình phản ứng minh họa

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Sn(OH)2 + 2 NaOH → Na2SnO2 + 2 H2O

Sn(OH)2 + 2 HCl → SnCl2 + 2 H2O

Câu 11. Al, Al2O3, Al(OH)3 đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Các chất có tính chất lưỡng tính là

A. Al và Al(OH)3.

B. Al và Al2O3.

C. Al, Al2O3 và Al(OH)3.

D. Al2O3, Al(OH)3.

Đáp án D

Al là kim loại nên không phải là chất lưỡng tính (không có kim loại lưỡng tính)

Al2O3và Al(OH)3 là chất lưỡng tính.

Phương trình phản ứng minh họa

Al2O3 + 6 HCl → 2 AlCl3 + 3 H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Câu 12. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch natri aluminat đến dư thì

A. không có phản ứng xảy ra.

B. tạo kết tủa Al(OH)3, phần dung dịch chứa Na2CO3.

C. tạo kết tủa Al(OH)3, phần dung dịch chứa NaHCO3.

D. tạo kết tủa Al(OH)3, sau đó kết tủa bị hòa tan lại.

Đáp án C

Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch natri aluminat đến dư thì tạo kết tủa Al(OH)3, phần dung dịch chứa NaHCO3.

Phương trình phản ứng minh họa

CO2 + NaAlO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3

Câu 13: Trong các dung dịch: HNO3, KCl, K2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là

A. HCl, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.

B. HCl, Ca(OH)2, KHSO4, K2SO4.

C. KCl, K2SO4, Ca(OH)2.

D. HCl, KCl, K2SO4.

Đáp án B

Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là HCl, Ca(OH)2, KHSO4, K2SO4.

Câu 14. Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A. Pb(OH)2, ZnO, Fe2O3 .

C. Na2SO4, HNO3, Al2O3.

B. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3.

D. Na2HPO4, Al2O3, Zn(OH)2.

Đáp án D

Phương trình phản ứng minh họa

2HCl + Na2HPO4 → 2NaCl + H3PO4

Na2HPO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O

Al2O3+ 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2+ H2O

Zn(OH)2+ 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Câu 15. Cho các hiđroxit sau: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Cr(OH)2. Số hiđroxit có tính lưỡng tính là

A. Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Fe(OH)3, Cr(OH)2

B. Mg(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3

C. Al(OH)3, Sn(OH)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3

D. Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Cr(OH)3

Đáp án D

Cho các hiđroxit sau: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Cr(OH)2. Số hiđroxit có tính lưỡng tính là Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Cr(OH)3

Câu 16. Cho dãy các oxit: MgO, FeO, CrO3, Cr2O3. Số oxit lưỡng tính trong dãy (theo Bronsted) là:

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Đáp án B. Oxit lưỡng tính trong dãy là: Cr2O3

Câu 17. Dãy gồm các chất tác dụng với cả hai dung dịch NaOH và dung dịch HCl là

A. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3, (NH4)2CO3.

B. Na2SO4, HNO3, Al2O3, Na2CO3.

C. Na2SO4, ZnO, Zn(OH)2, NaHCO3.

D. CuSO4, Al(OH)3, BaCl2, Na2CO3.

Đáp án A

Dãy gồm các chất có tác dụng với cả hai dung dịch NaOH và dung dịch HCl là Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3, (NH4)2CO3.

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

(NH4)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2NH3 + 2H2O

(NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O

Câu 18. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 hiện tượng xảy ra là

A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

B. Chỉ có kết tủa keo trắng.

C. Có kết tủa keo trắng và khí bay lên.

D. Không có kết tủa, có khí bay lên.

Đáp án A

Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.

Phương trình phản ứng minh họa

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt (vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính tan được trong dung dịch axit dư, và kiềm dư)

Phương trình phản ứng minh họa

NaOH + Al(OH)3→ NaAlO2 + 2H2O

 

Câu 19. Có những bazơ sau: NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2. Những bazo nào tác dụng được với dung dịch HCl, và NaOH

A. Cu(OH)2, Ba(OH)2.

B. NaOH, Zn(OH)2.

C. NaOH, Al(OH)3

D. Al(OH)3, Zn(OH)2

Đáp án D

Phương trình phản ứng minh họa

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Câu 20. Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là

A. 4

B. 6

C. 5

D. 7

Đáp án B

Các chất phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là Al, Al2O3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

NaHS + HCl → H2S + NaCl

NaHS + NaOH → Na2S + H2O

KHSO3 + HCl → KCl + SO 2 + H 2 O

2 KHSO3 + 2 NaOH → 2 H2O + K2SO3 + Na2SO3

(NH4)2CO3 + 2 HCl → H2O + CO2 + 2 NH4Cl

(NH4)2CO3 + 2 NaOH → Na2CO3 + 2 NH3 + 2 H2O

Câu 21. Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là

A. 11,7 gam.

B. 5,85 gam.

C. 4,68 gam.

D. 7,02 gam

Đáp án B

Phương trình hóa học

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Xét tỉ lệ: nNaOH/1=0,1< nHCl/1=0,2 => HCl dư, NaOH phản ứng hết

=> tính số mol NaCl theo NaOH

Phương trình hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Tỉ lệ phương trình: 1mol 1mol 1mol

Phản ứng: 0,1mol → 0,1mol

=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl= 0,1.58,5 = 5,85 gam

Đánh giá

0

0 đánh giá