Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu NaNO3 có kết tủa không? 20 Bài tập muối Natri nitrat, tài liệu bao gồm có định nghĩa, công thức tính và các dạng bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
NaNO3 có kết tủa không? 20 Bài tập muối Natri nitrat
1. NaNO3 là muối gì?
Natri nitrat hay còn gọi là Muối diêm tiêu Chile hay diêm tiêu Peru, là một chất rắn màu trắng tan tốt trong nước.
Muối diêm, xíu, Soda nitre, Chile saltpeter, Sodium saltpeter, Nitratine, Nitric acid sodium salt, Natriumnitrat.
2. NaNO3 có kết tủa không?
NaNO3 không phải là chất kết tủa
Sodium nitrate là muối tan
3. Tính chất của NaNO3
3.1. Tính chất vật lí
- NaNO3 là một chất rắn có màu trắng, có vị ngọt, tan được trong nước, cồn và tan tốt trong ammoniac. Tại 0°C, độ tan của NaNO3 là 730 g/l.
- Khối lượng mol của NaNO3 là 84.9947 g/mol.
- Khối lượng riêng của NaNO3 là 2.257 g/cm3.
- Điểm nóng chảy và điểm sôi lần lượt là 308 °C và 380 °C.
3.2. Tính chất hóa học của NaNO3
Là muối trung hòa được cấu tạo bởi 1 kim loại mạnh và 1 gốc axit mạnh => khi phân hủy trong nước cho môi trường trung tính
=> không làm đổi màu chất chỉ thị.
NaNO3 → NaNO2+ O2
NaNO3 + 7NaOH + 4Zn → 2H2O + NH3 + 4Na2ZnO2
H2SO4 + NaNO3 → HNO3 + NaHSO4 (đặc)
NaNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa như HNO3; oxi hóa được 1 số kim loại (Cu, Fe, Mg…) và 1 số hợp chất (FeO; H2S…)
3Cu + 4H2SO4 + 2NaNO3 → 4H2O + Na2SO4 + 2NO + 3CuSO4
4. Bài tập vận dụng
Bài 3: Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là?
A. NaNO2
B. NaOH
C. Na2O
D. Na
Đáp án A
Các muối nitrat của kim loại đứng trước Mg bị nhiệt phân thu được muối nitrit.
Bài 4: Khi nhiệt phân muối NaNO3, các chất thu được là:
A. NaNO2 và NO2
B. NaNO2 và O2
C. NaNO2, N2 và O2
D. NaNO2, N2 và CO2
Đáp án B
Bài 5:
a. Trong các phương trình hoá học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?
A. 5
B. 7
C. 9
D. 21
b. Trong phương trình hoá học của phản ứng nhiệt phân thuỷ ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?
A. 5
B. 7
C. 9
D. 21
Lời giải:
a. Đáp án D
Phương trình của phản ứng nhiệt phân
4Fe(NO3)3 → 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2 (nhiệt độ)
b. Đáp án A
Phương trình của phản ứng nhiệt phân
Hg(NO3)2 → Hg + 2NO2 ↑ + O2 ↑
Lưu ý: Phản ứng nhiệt phân muối nitrat
Muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh (K, Na…) bị phân hủy tạo muối nitrit và O2.
Muối nitrat của kim loại Mg, Zn, Fe, Cu, Pb…. bị phân hủy tạo oxit kim loại tương ứng, NO2 và O2-.
Muối nitrat của Ag, Au, Hg… bị phân hủy tạo thành kim loại tương ứng, NO2 và O2.
Bài 6: Viết phương trình hóa học của phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau:
NO2 (1) → HNO3 (2) → CU(NO3)2
(3) → Cu(OH)2 (4) → Cu(NO3)2
(5) → CuO (6) → Cu (7) → CuCl2
Lời giải:
(1) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
(2) 8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
Hoặc CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
(3) Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaNO3
(4) Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O
(5) 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2↑ + O2↑
(6) CuO + H2 → Cu + H2O (nhiệt độ)
(7) Cu + Cl2 → CuCl2 (nhiệt độ)
Bài 7: Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lít nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.
Lời giải:
n(HNO3) = 1.5. 1.00 = 1.50 (mol)
n(NO) = 6.72/ 22.4 = 0,3(mol)
PTHH:
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (1)
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)
Theo phương trình (1), n(Cu) = 3/2 x n(NO) = 3/2 x 0.3 = 0.45 mol
Gọi n(CuO) = y mol
Ta có: m(hỗn hợp) = m(Cu) + m(CuO) = 0.45 x 64 + 80y = 30,00
⇒ y = 0,015 ⇒ n(CuO) = 0.015 mol ⇒ m(CuO) = 0.015. 80 = 1.2g
(Hoặc m(CuO) = 30 - 0.45 x 64 = 1.2g)
%CuO = 1.2/30 x 100% = 4%
Theo pt (1), n Cu(NO3)2 = nCu = 0.45 mol
Theo pt (2), n Cu(NO3)2 = n(CuO) = 0.015 mol
⇒ Tổng nCu(NO3)2 = 0.45 + 0.015 = 0.465 mol
CM(Cu(NO3)2 = 0.465/ 1.5 = 0.31 (M)
Theo pt(1) n(HNO3) = 4 x n(NO) = 4 x 0.3 = 1.2 mol
Theo pt(2) n(HNO3) = 2 x n(CuO) = 2 x 0.015 = 0.03 mol
n(HNO3) dư = 1.5 - 1.2 - 0.03 = 0.27 mol
CM HNO3 = 0.27/ 1.5 = 0.18 (M)