Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu NH2C3H5(COOH)2 + NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + H2O, tài liệu bao gồm có định nghĩa, công thức tính và các dạng bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Phương trình NH2C3H5(COOH)2 + NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + H2O
1. Phương trình phản ứng
NH2C3H5(COOH)2 + 2NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + 2H2O
Trong phân tử axit glutamic HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH có chứa -COOH (tính axit) và nhóm - NH2 (tính bazơ)
⇒ Axit glutamic là chất có tính lưỡng tính
2. Điều kiện phản ứng
Nhiệt độ thường
3. Bản chất của NH2C3H5(COOH)2 (Axit glutamic) trong phản ứng
Do có nhóm COOH thể hiện tính axit nên axit glutamic tác dụng được với dung dịch bazo như NaOH, KOH,..
4. Tính chất hóa học của Axit glutamic
- Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH):
Axit glutamic có tính axit nên nó làm đổi màu qùy tím.
- Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2):
Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2).
- Phản ứng este hóa nhóm COOH
Tương tự axit cacboxylic, axit gultamic phản ứng được với ancol cho ra este.
5. Ứng dụng axit glutamic
Axit Glutamic sở hữu nhiều chức năng và vai trò quan trọng với cơ thể cũng như cuộc sống. Vì thế, axit Glutamic ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, ẩm thực... Cụ thể:
- Điều chế thuốc
- Ứng dụng trong y học
- Dùng làm gia vị thức ăn
- Trong lĩnh vực làm đẹp
6. Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho 0,225 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 275 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là :
Lời giải:
Giải thích:
X + NaOH = (Glutamic + HCl) + NaOH
Phương trình phản ứng hóa học
H2NC3H5(COOH)2 + 2NaOH → H2NC3H5(COONa)2 + 2H2O
0,225 → 0,45 mol
HCl + NaOH → NaCl + H2O
0,275 → 0,275
=> nNaOH = 0,45 + 0,275 = 0,725 mol
Câu 2. Amin Y chứa 1 nhóm -COOH và 2 nhóm -NH2. Cho 1 mol Y tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 205 gam muối khan. Tìm công thức phân tử của Y.
Lời giải:
Giải thích:
Gọi công thức tổng quát của phân tử Y là CxHyCOO(NH2)2
Phương trình hóa học phân tử Y và HCl
CxHyCOO(NH2)2 + 2HCl → CxHyCOOOH(NH3Cl)2
Ta có: 12x + y + 45 + 52,5.2 = 205 => 12x + y = 55
Biện luận phương trình ta chọn được giá trị x = 4, y = 7 thỏa mãn
Vậy công thức phân tử của Y là C5H12N2O2
Câu 3. Cho m gam axit glutamic tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của m là bao nhiêu
Lời giải:
Giải thích:
Theo đề bài ta có
nKOH = 0,15.1 = 0,15 mol
Phương trình hóa học xảy ra
HOOC-(CH2)2-CH(NH2)COOH + 2KOH → KOOC-(CH2)2-CH(NH2)COOK + 2H2O
0,075 ← 0,15 Mol
Theo phương trình phản ứng: naxit glutamic = 1/2nKOH = 1/2.0,15 = 0,075 mol
=> mglutamic = 0,075.147 = 11,025g
Câu 4. Chọn câu sai
A. Cho axit glutamic tác dụng với NaOH dư thì tạo sản phẩm là bột ngọt, mì chính.
B. Các aminoaxit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.
C. Axit glutamit làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Lysin làm quỳ tím hóa xanh.
Lời giải:
Giải thích:
Cho axit glutamic tác dụng với NaOH dư thì tạo sản phẩm là bột ngọt, mì chính.
Cho axit glutamic tác dụng với NaOH dư thì tạo ra muối ddinatri, bột ngọt là muối mononatri glutamat.
Câu 5. Cho axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được a gam muối. Tính giá trị m?
Lời giải:
Giải thích:
Ta có: nNaOH = 0,2.1 = 0,2 mol
Phương trình hóa học:
H2NC3H5(COOH)2 + 2NaOH → H2NC3H5(COONa)2+ 2H2O
Theo phương trình hóa học
nH2NC3H5(COONa)2 = nH2NC3H5(COOH)2 = 1/2nNaOH = 0,1 mol
và m = mH2NC3H5(COOH)2 = 0,1.147 = 14,7 gam
Câu 6. Cho a gam axit glutamic tác dụng với NaOH vừa đủ cô cạn thu được (a + 4,4) gam chất rắn. Nếu cho a gam axit glutamic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng HCl cần dùng là bao nhiêu?
Lời giải:
Giải thích:
Phương trình phản ứng hóa học
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH → NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa
1 mol 1 mol → mtăng = 2.23 - 2.1 = 44 gam
0,1 mol ← mtăng = 4,4 gam
Khi cho Glutamic phản ứng với HCl, do glutamic có 1 nhóm -NH2 nên ta có:
nHCl = nGlu = 0,1 mol => mHCl = 0,1.36,5 = 3,65 gam