Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu C12H22O11 là chất điện li mạnh hay yếu, tài liệu bao gồm có định nghĩa, công thức tính và các dạng bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
C12H22O11 là chất điện li mạnh hay yếu
1. Saccarozo là gì?
Saccarozo (C12H22011) là loại đường phổ biến nhất, có trnog nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.
Tùy theo nguồn gốc thực vật, các thương phẩm từ saccarozo có tên là đường mía, đường củ cải...
2. Tính chất vật lý
Saccarozo là chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, nóng chảy ở 185 độ C. Saccarozo tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ (ở 20 độ C, 100 ml nước hòa tan 211,5 gam saccarozo; ở 90 độ C, 100 ml nước hòa tan 420 gam saccarozo).
3. C12H22O11 là chất điện li mạnh hay yếu
Saccarozơ (C12H22O11) không là chất điện li.
Chất điện li là chất khi hòa tan trong nước phân li ra ion (thường là các chất có liên kết ion).
Dung dịch saccarozơ C12H22O11 không phân li ra ion → không phải là chất điện li
Vậy nên C12H22O11 không điện li trong nước
4. Tính chất hóa học
Do không có nhóm chức andehit nên saccarozo không có tính khử như glucozo, nhưng có tính chất của ancol đa chức. Mặt khác, do được cấu tạo từ hai gốc monosaccatit nên saccarozo có phản ứng thủy phân.
a. Phản ứng với Cu(OH)2
Trong dung dịch, saccarozo phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch đồng saccarat màu xanh lam.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
b. Phản ứng thủy phân
Khi đun nóng dung dịch saccarozo có axit vô cơ làm xúc tác, saccarozo bị thủy phân thành glucozo và fructozo:
C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
Sacca Gluco Fruc
Phản ứng thủy phân saccarozo cũng xảy ra khi có xúc tác enzim.
5. Bài tập vận dụng
Câu 1. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li thực chất là quá trình trao đổi chất để tạo ra chất mới
D. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D.
Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
Câu 2. Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được?
A. Ba(OH)2
B. C12H22O11
C. CH3COOK
D. Al2(SO4)3
Đáp án B
Câu 3. Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là
A. NaOH, C2H5OH, H2CO3.
B. PbS, Cu(OH)2, CH3COOH.
C. H2O, NaNO3, Ca(OH)3.
D. H2SO4, K2CO3, NaOH.
Đáp án D
Câu 4. Dãy gồm các chất đều là chất điện li yếu là
A. Na2SO4, NaOH, Ba(NO3)2, CH3COONa
B. H2S, Cu(OH)2, CH3COOH, HF.
C. BaSO4, H2S, CaCO3, AgCl.
D. FeSO4, KCl, HF, KOH.
Đáp án B
Câu 5. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O
A. Zn(OH)2+ 2HCl → ZnCl2 + 2H2O.
B. CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O.
C. Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O.
D. Ba(OH)2 + H2SO4→ BaSO4 + 2H2O.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
A có phương trình ion rút gọn: Zn(OH)2 + 2H+ → Zn2+ + 2H2O.
B có phương trình ion rút gọn: CH3COOH + OH- → CH3COO- + H2O.
D có phương trình ion rút gọn: Ca2+ + SO42-→ CaSO4.
C có phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O.
Câu 6. Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
A. NaClO và AlCl3.
B. NaOH và NaCl.
C. NaNO3 và HCl.
D. Ca(OH)2 và AlCl3.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D