Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu AgCl kết tủa màu gì, tài liệu bao gồm có định nghĩa, công thức tính và các dạng bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
AgCl kết tủa màu gì
1. AgCl là chất gì?
Bạc clorua hay Clorua bạc là hợp chất hóa học có công thức phân tử AgCl, ở trạng thái tinh thể rắn, màu trắng, dẻo, khi nóng chảy (có thể màu nâu - vàng) và sôi không phân hủy. AgCl rất ít tan trong nước, không tạo nên tinh thể ngậm nước (tinh thể hidrat hóa). Nó không bị axít mạnh phân hủy, phản ứng với kiềm đặc, tan trong dung dịch amoniac nhờ sự tạo phức chất.
AgCl là chất nhạy sáng nên được sử dụng làm giấy ảnh.
2. AgCl có kết tủa không?
AgCl có kết tủa trắng, là chất rắn, không tan trong nước, không tạo nên tinh thể ngậm nước,có mặt tự nhiên trong khoáng vật clorargyrit
Dùng Ag+ (AgNO3) để nhận biết AgCl.
Ag+ + Cl– → AgCl ↓ (trắng) (2AgCl → 2Ag ↓ + Cl2↑)
HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
Hiện tượng: có kết tủa trắng tạo thành
3. AgCl kết tủa màu gì?
AgCl kết tủa màu trắng
4. Tính chất của Bạc clorua
Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước; không tạo nên tinh thể ngậm nước (tinh thể hidrat hóa).
Nó không bị axít mạnh phân hủy, phản ứng với kiềm đặc.
2AgCl + 2NaOH → Ag2O + 2NaCl + H2O
Ví dụ: Tan trong dung dịch Na2S2O3 và dung dịch KCN:
AgCl + 2Na2S2O3 → Na3[Ag(S2O3)2] + NaCl
AgCl + 2KCN → K[Ag(CN)2] + KCl
5. Bài tập vận dụng
Bài 1: Đưa ống nghiệm chứa AgCl ra ngoài ánh sáng và nhỏ thêm vài giọt dung dịch quỳ tím. Hiện tượng xảy ra là
A. Không có hiện tượng gì.
B. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ sau đó mất màu.
C. Chất rắn chuyển sang màu đen.
D. Chất rắn chuyển sang màu đen và quỳ hóa đỏ sau đó mất màu.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Phương trình hóa học:
2AgCl Cl2 + 2Ag
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
HCl làm quỳ hóa đỏ sau đó HClO có tính oxi hóa mạnh làm mất màu quỳ
Bài 2: Cho sơ đồ phản ứng sau: AgCl Ag + X. Chất X là
A. Cl
B. Cl2
C. Ag
D. O2
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
2AgCl Cl2 + 2Ag
⇒ Chất X là khí Cl2.
Bài 3: Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phương trình sau:
AgCl Cl2 + Ag
A. 3
B. 4
C. 1
D. 5
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
2AgCl Cl2 + 2Ag
Tổng hệ số là 2 + 1 + 2 = 5