Giải SGK Toán 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Giá trị lượng giác của một góc từ 0 đến 180

5.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 10 Bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 đến 180 chi tiết sách Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 10 Bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 đến 180

Video bài giảng Giá trị lượng giác của một góc từ 0 đến 180 - Chân trời sáng tạo

1. Giá trị lượng giác

Giải toán lớp 10 trang 61 Tập 1 Chân trời sáng tạo

HĐ Khám phá 1 trang 61 Toán lớp 10: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, nửa đường tròn tâm O bán kính R=1 nằm phía trên trục hoành được gọi là nửa đường tròn đơn vị. Cho trước một góc nhọn α,lấy điểm M trên nửa đường tròn đơn vị sao cho xOM^=α. Giả sử điểm M có tọa độ (x0;y0). Trong tam giác vuông OHM, áp dụng cách tính các tỉ số lượng giác của một góc nhọn đã học ở lớp 9, chứng tỏ rằng:

 sinα=y0;cosα=x0;tanα=y0x0;cotα=x0y0.

Phương pháp giải:

Tam giác vuông OHM có α=xOM^

sinα=MHOM;cosα=OHOM;tanα=sinαcosα;cotα=cosαsinα.

Lời giải:

Ta có: tam giác vuông OHM vuông tại H và α=xOM^

Do đó: sinα=MHOM;cosα=OHOM.

Mà MH=y0;OH=x0;OM=1.

sinα=y01=y0;cosα=x01=x0.

tanα=sinαcosα=y0x0;cotα=cosαsinα=x0y0.

Giải toán lớp 10 trang 62 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Thực hành 1 trang 62 Toán lớp 10: Tìm các giá trị lượng giác của góc 135o

Phương pháp giải:

Gọi M là điểm trên nửa đường tròn đơn vị sao cho xOM^=135o

Khi đó hoành độ và tung độ của điểm M lần lượt là các giá trị cos135o,sin135o

Từ đó suy ratan135o=sin135ocos135o,cot135o=cos135osin135o.

Lời giải:

Lấy điểm M trên nửa đường tròn đơn vị sao cho xOM^=135o, H là hình chiếu vuông góc của M trên Oy.

 

Ta có: MOy^=135o90o=45o.

Tam giác OMH vuông cân tại H nên OH=MH=OM2=12=22.

Vậy tọa độ điểm M là (22;22).

Vậy theo định nghĩa ta có:

 sin135o=22;cos135o=22;tan135o=1;cot135o=1.

Chú ý

Ta có thể sử dụng máy tính cầm tay để tính các giá trị lượng giác góc 135o

Với các loại máy tính fx-570 ES (VN hoặc VN PLUS) ta làm như sau:

Bấm phím “SHIFT” “MODE” rồi bấm phím “3” (để chọn đơn vị độ)

Tính sin135o, bấm phím:  sin  1  3  5  o’’’  = ta được kết quả là 22

Tính cos135o,bấm phím:  cos  1  3  5  o’’’  = ta được kết quả là 22

Tính tan135o, bấm phím:  tan  1  3  5  o’’’  = ta được kết quả là 1

(Để tính cot135o, ta tính 1:tan135o)

2. Quan hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau

HĐ Khám phá 2 trang 62 Toán lớp 10: Trên nửa đường tròn đơn vị, cho dây cung NM song song với trục Ox (Hình 4). Tính tổng số đo của hai góc xOM^ và xON^.

Phương pháp giải:

Tính góc xON^ theo góc xOM^.

Lời giải:

Gọi H là hình chiếu vuông góc của N Ox.

 

Ta có: NOH^=ONM^=OMN^=MOx^=α (do NM song song với Ox)

Mà xOM^+NOH^=180o

Suy ra xON^+MOx^=180o

Giải toán lớp 10 trang 63 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Thực hành 2 trang 63 Toán lớp 10: Tính các giá trị lượng giác: sin120o;cos150o;cot135o.

Phương pháp giải:

sin120o=sin(180o60o);cos150o=cos(180o30o);cot135o=cot(180o45o).

Lời giải: 

sin120o=sin(180o60o)=sin60o=32;cos150o=cos(180o30o)=cos30o=32;cot135o=cot(180o45o)=cot45o=1.

Vận dụng 1 trang 63 Toán lớp 10: Cho biết sinα=12, tìm góc α(0oα180o) bằng cách vẽ nửa đường tròn đơn vị.

Phương pháp giải:

Vẽ nửa đường tròn đơn vị.

sinα=12 nên lấy các điểm có tung độ là 12. Từ đó tính góc α.

Lời giải:

Gọi M là điểm thuộc nửa đường tròn đơn vị sao cho: xOM^=α

Do sinα=12 nên tung độ của M bằng 12.

Vậy ta xác định được hai điểm N và M thỏa mãn sinxON^=sinxOM^=12

Đặt β=xOM^xON^=180oβ

Xét tam giác OHM vuông tại H ta có: MH=12=OM2β=30o

xON^=180o30o=150o

Vậy α=30o hoặc α=150o

3. Giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt

Thực hành 3 trang 63 Toán lớp 10: Tính:

A=sin150o+tan135o+cot45o

B=2cos30o3tan150+cot135o

Phương pháp giải:

Sử dụng bảng giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt.

Lời giải:

A=sin150o+tan135o+cot45o

Sử dụng bảng giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt, ta có:

sin150o=12;tan135o=1;cot45o=1.

A=121+1=12.

B=2cos30o3tan150+cot135o

Sử dụng bảng giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt, ta có:

cos30o=32;tan150o=33;cot135o=1.

B=2.323.(33)+1=53+1.

Giải toán lớp 10 trang 64 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Vận dụng 2 trang 64 Toán lớp 10: Tìm góc α(0oα180o) trong mỗi trường hợp sau:

a) sinα=32

b) cosα=22

c) tanα=1

d) cotα=3

Phương pháp giải:

Sử dụng bảng giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt để tìm góc.

Lời giải:

a) Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt, hàng sinα ta có:

sinα=32 với α=60o và α=120o

b) Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt, hàng cosα ta có:

cosα=22 với α=135o

c) Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt, hàng tanα ta có:

tanα=1 với α=135o

d) Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt, hàng cotα ta có:

cotα=3 với α=150o

4. Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc

Giải toán lớp 10 trang 65 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Thực hành 4 trang 65 Toán lớp 10: a) Tính cos 80°43'51''tan 147°12'25''cot 99°9'19''

b) Tìm α (0°α180°), biết cos α=-0,723 

Phương pháp giải:

a) Sử dụng máy tính cầm tay, bấm liên tiếp các phím:

 

Để tính cot99o919 ta tính 1:tan99o919.

b) Sử dụng máy tính cầm tay, bấm liên tiếp các phím:

 

Lời giải:

a)

cos80o4351=0,161;tan147o1225=0,644;cot99o919=0,161

b) α=136o189,81.

Bài tập

Bài 1 trang 65 Toán lớp 10: Cho biết sin 30° = 12; sin60° = 32 ; tan45° = 1. Sử dụng mối liên hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau, phụ nhau để tính giá trị của E = 2cos30° + sin150° + tan135°.

Phương pháp giải:

cos30o=sin(90o30o)=sin60osin150o=sin(180o150o)=sin30otan135o=tan(180o135o)=tan45o

Lời giải:

Ta có:

cos30o=sin(90o30o)=sin60o=32;sin150o=sin(180o150o)=sin30o=12;tan135o=tan(180o135o)=tan45o=1

E=2.32+121=312.

Bài 2 trang 65 Toán lớp 10: Chứng minh rằng:

a) sin20° = sin160°;

b) cos50° =  – cos130°.

Phương pháp giải:

sin(180oα)=sinαcos(180oα)=cosα(0oα180o)

Lời giải:

a) sin20o=sin(180o160o)=sin160o

b) cos50o=cos(180o130o)=cos130o

Bài 3 trang 65 Toán lớp 10: Tìm α (0° ≤ α  ≤ 180°) trong mỗi trường hợp sau:

a) cosα  = 22 ;

b) sinα  = 0;

c) tanα  = 1;

d) cotα  không xác định.

Phương pháp giải:

Sử dụng bảng giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt để tìm góc.

Lời giải:

a) Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt, hàng cosα ta có:

cosα=22 với α=135o

b) Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt, hàng sinα ta có:

sinα=0 với α=0o và α=180o

c) Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt, hàng tanα ta có:

tanα=1 với α=45o

d) Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt, hàng cotα ta có:

cotα không xác định với α=0o

Bài 4 trang 65 Toán lớp 10: Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng:

a) sinA = sin(B + C);

b) cosA =  – cos(B + C).

Phương pháp giải:

sin(180oA)=sinAcos(180oA)=cosA(0oA^180o)

Lời giải: 

a)

sin(B+C)=sin(180oA)=sinA

Vậy sinA=sin(B+C)

b)

cos(B+C)=cos(180oA)=cosA

Vậy cosA=cos(B+C)

Bài 5 trang 65 Toán lớp 10: Chứng minh rằng với mọi góc α (0° ≤ α  ≤ 180°), ta đều có:

a) cos2α  + sin2α  = 1;

b) tanα  . cotα  = 1 (0° < α  < 180°, α  ≠ 90°).

c) 1 + tan2α  = 1cos2α (α  ≠ 90°);

d) 1 + cot2 α  = 1sin2α (0° < α  < 180°).

Lời giải:

a) cos2α+sin2α=1

Trên nửa đường tròn đơn vị, lấy điểm M sao cho xOM^=α

Gọi H, K lần lượt là các hình chiếu vuông góc của M trên Ox, Oy.

 

Ta có: tam giác vuông OHM vuông tại H và α=xOM^

Do đó: sinα=MHOM=MH;cosα=OHOM=OH.

cos2α+sin2α=OH2+MH2=OM2=1

b) tanα.cotα=1(0o<α<180o,α90o)

Ta có:

tanα=sinαcosα;cotα=cosαsinα.tanα.cotα=sinαcosα.cosαsinα=1

c) 1+tan2α=1cos2α(α90o)

Với α90o ta có:

tanα=sinαcosα;1+tan2α=1+sin2αcos2α=sin2α+cos2αcos2α=1cos2α

d) 1+cot2α=1sin2α(0o<α<180o)

Ta có:

cotα=cosαsinα;1+cot2α=1+cos2αsin2α=sin2α+cos2αsin2α=1sin2α

Bài 6 trang 65 Toán lớp 10: Cho góc α với cosα  = 22 . Tính giá trị của biểu thức A = 2sin2α  + 5cos2α .

Phương pháp giải:

Sử dụng đẳng thức cos2α+sin2α=1

Lời giải:

Ta có: A=2sin2α+5cos2α=2(sin2α+cos2α)+3cos2α

Mà cos2α+sin2α=1;cosα=22.

A=2+3.(22)2=2+3.12=72.

Bài 7 trang 65 Toán lớp 10: Dùng máy tính cầm tay, hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a) Tính: sin168°45'33"; cos17°22'35"; tan156°26'39"; cot 56°36'42".

b) Tìm α (0° ≤ α  ≤ 180°) trong các trường hợp sau:

i) sinα  = 0,862;

ii) cosα  =  – 0,567;

iii) tanα  = 0,334.

Phương pháp giải:

a) Để tính sin168o4533, bấm liên tiếp các phím:

Để tính cot56o3642 ta tính 1:tan56o3642.

b) Để tìm α biết sinα=0,862, bấm liên tiếp các phím:

Lời giải: 

a)

sin168o4533=0,195;cos17o2235=0,954;tan156o2639=0,436;cot56o3642=0,659

b)

i) α=59o3230,8.

ii) α=124o3228,65.

iii) α=18o289,55.

Xem thêm các bài giải SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 3

Bài 2: Định lí cosin và định lí sin

Bài 3: Giải tam giác và ứng dụng thực tế

Bài tập cuối chương 4

Đánh giá

0

0 đánh giá