Giải SGK Toán 7 Bài 1 (Kết nối tri thức): Tập hợp các số hữu tỉ

7.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ chi tiết sách Toán 7 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp  7 Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

Video bài giảng Tập hợp các số hữu tỉ - Kết nối tri thức

1. Khái niệm số hữu tỉ và biểu diễn số hữu tỉ trên trục số

Giải Toán 7 trang 6 Tập 1

Phương pháp giải:

Tính chỉ số WHtR của mỗi ông:

Chỉ số WHtR = Số đo vòng bụng : Chiều cao

Lời giải:

Chỉ số WHtR của ông An là: 108180=0,6

Chỉ số WHtR của ông Chung là: 70160=0,4375

HĐ 2 trang 6 Toán lớp 7: Ta có thể viết 1,5=32=64=96=....

Tương tự, em hãy viết ba phân số bằng nhau và bằng:

a) 2,5;   

b) 234

Phương pháp giải:

a) + Viết số thập phân dưới dạng phân số

+ Nhân cả tử và mẫu với một số nguyên khác 0, ta được phân số mới bằng phân số đã cho.

b) + Viết hỗn số dưới dạng phân số

+ Nhân cả tử và mẫu với một số nguyên khác 0, ta được phân số mới bằng phân số đã cho.

Lời giải:

a)2,5=52=104=156=....b)234=114=228=3312=...

Luyện tập 1 trang 6 Toán lớp 7: Giải thích vì sao các số 8;3,3;323 đều là các số hữu tỉ. Tìm số đối của mỗi số đó

Phương pháp giải:

Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số ab(a,bZ,b0)

Số đối của số hữu tỉ ab là số hữu tỉ ab.

Lời giải:

Các số 8;3,3;323 đều là các số hữu tỉ vì các số này đều viết được dưới dạng phân số ab(a,bZ,b0)

(8=81;3,3=3310;323=113)

Số đối của 8 là -8

Số đối của -3,3 là 3,3

Số đối của 323 là 323

Giải Toán 7 trang 7 Tập 1

Câu hỏi trang 7 Toán lớp 7: Mỗi điểm A, B, C trên trục số Hình 1.4 biểu diễn số hữu tỉ nào?

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Xác định số vạch chia và khoảng cách từ gốc O đến điểm đó là bao nhiêu phần.

Các điểm nằm bên trái gốc O biểu diễn số hữu tỉ âm; các điểm nằm bên phải gốc O biểu diễn số hữu tỉ dương.

Lời giải:

Điểm A biểu diễn số 106=53

Điểm B biểu diễn số 56

Điểm C biểu diễn số 136

Luyện tập 2 trang 7 Toán lớp 7: Biểu diễn các số hữu tỉ 54 và 54 trên trục số.

Phương pháp giải:

Chia đoạn thẳng đơn vị thành 4 phần bằng nhau. Lấy một đoạn làm đơn vị mới ( đơn vị mới bằng 14 đơn vị cũ)

Số hữu tỉ 54 được biểu diễn bằng điểm nằm bên phải gốc O, cách gốc O một đoạn bằng 5 đơn vị mới.

Số hữu tỉ 54 được biểu diễn bằng điểm nằm bên trái gốc O, cách gốc O một đoạn bằng 5 đơn vị mới.

Lời giải:

 (ảnh 1)

Giải Toán 7 trang 8 Tập 1

2. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ

HĐ 3 trang 8 Toán lớp 7: Viết các số hữu tỉ dưới dạng phân số rồi so sánh:

a) -1,5 và 52;                    b) -0,375 và 58

Phương pháp giải:

Viết các số hữu tỉ dưới dạng phân số

So sánh 2 phân số.

Số hữu tỉ dương luôn lớn hơn số hữu tỉ âm.

Lời giải:

a) Ta có: 1,5=1510=32

Vì -3 < 5 nên 32<52hay -1,5 < 52

b) Ta có: 0,375=3751000=38

Vì 3 < 5 nên -3 > -5, do đó 38>58

Vậy -0,375 > 58

HĐ 4 trang 8 Toán lớp 7: Biểu diễn hai số hữu tỉ -1,5 và 52 trên trục số. Em hãy cho biết điểm -1,5 nằm trước hay nằm sau điểm 52 trên trục số.

Phương pháp giải:

Vẽ trục số, chia đoạn thẳng đơn vị thành 2 phần bằng nhau. Lấy một đoạn làm đơn vị mới ( đơn vị mới bằng 12 đơn vị cũ)

Quan sát vị trí của 2 điểm vừa biểu diễn

Lời giải:

Điểm -1,5 nằm trước điểm 52 trên trục số.

Chú ý: Nhận xét: Trên trục số nằm ngang, điểm biểu diễn số hữu tỉ nhỏ hơn nằm trước điểm biểu diễn số hữu tỉ lớn hơn.

Luyện tập 3 trang 8 Toán lớp 7: Sắp xếp các số hữu tỉ sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

514;2;3,125;32.

Phương pháp giải:

Số hữu tỉ dương luôn lớn hơn số hữu tỉ âm.

Cách 1:+) Bước 1: Viết các số hữu tỉ dưới dạng phân số.

+) Bước 2:  Quy đồng mẫu số các phân số

+) Bước 3: Sắp xếp các số hữu tỉ theo thứ tự từ bé đến lớn.

Cách 2: +) Bước 1: Đưa các số hữu tỉ về dạng số thập phân.

+) Bước 2: So sánh các số thập phân

+) Bước 3: Sắp xếp các số hữu tỉ theo thứ tự từ bé đến lớn

Lời giải:

Cách 1: Ta có:

 514=5.4+14=214=4282=1683,125=31251000=25832=128

Vì -16 < -12 < 25 < 42 nên 168<128<258<428 hay -2 < 32 < 3,125 < 514

Vậy các số hữu tỉ trên sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: -2; 32; 3,125; 514

Cách 2: Ta có: 514= 5,25

32= -1,5

Vì -2 < -1,5 < 0 < 3,125 < 5,25 nên -2 < 32 < 3,125 < 514

Vậy các số hữu tỉ trên sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: -2; 32; 3,125; 514

Vận dụng trang 8 Toán lớp 7: Em hãy giải bài toán mở đầu.

Chỉ số WHtR (Waist to Height Ratio) của một người trưởng thành, được tính bằng tỉ số giữa số đo vòng bụng và số đo chiều cao (cùng một đơn vị đo). Chỉ số này được coi là một công cụ đo lường sức khỏe hữu ích vì có thể dự báo được nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch,… Bảng bên cho biết nguy cơ thừa cân, bép phì của một người đàn ông trưởng thành dựa vào chỉ số WHtR.

(Theo hospitamedia.com)

Ông An cao 180 cm, vòng bụng 108 cm.

Ông Chung cao 160 cm, vòng bụng 70 cm.

Theo em, nếu tính theo chỉ số WHtR, sức khỏe của ông An hay ông Chung tốt hơn?

Phương pháp giải:

Tính chỉ số WHtR của mỗi ông:

Chỉ số WHtR = Số đo vòng bụng : Chiều cao

Đối chiếu số liệu vừa tính được với bảng trên.

Lời giải:

Chỉ số WHtR của ông An là: 108180=0,6

Chỉ số WHtR của ông Chung là: 70160=0,4375

Ta thấy: Chỉ số WHtR của ông An lớn hơn 0,57 và nhỏ hơn 0,63 nên ông An thừa cân.

Chỉ số WHtR của ông Chung lớn hơn 0,42 và nhỏ hơn hoặc bằng 0,52 nên ông Chung có chỉ số tốt.

Vậy nếu tính theo chỉ số WHtR, sức khỏe của ông Chung tốt hơn.

Giải Toán 7 trang 9 Tập 1

Bài tập

Bài 1.1 trang 9 Toán lớp 7: Hãy cho biết tính đúng, sai của mỗi khẳng định sau:

a)0,25Q;b)67Q;c)235Q

Phương pháp giải:

Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số ab(a,bZ,b0)

Lời giải:

a) Đúng vì 0,25=25100=14là số hữu tỉ

b) Đúng vì 67 là số hữu tỉ

c) Sai vì 235=2351 là số hữu tỉ.

Chú ý: Một số nguyên cũng là một số hữu tỉ.

Bài 1.2 trang 9 Toán lớp 7: Tìm số đối của các số hữu tỉ sau:

a)0,75;b)615.

Phương pháp giải:

Số đối của số hữu tỉ ab là số hữu tỉ ab

Lời giải:

a) Số đối của -0,75 là 0,75

b) Số đối của 615 là 615

Bài 1.3 trang 9 Toán lớp 7: Các điểm A,B,C,D (H.1.7) biểu diễn những số hữu tỉ nào?

Phương pháp giải:

Xác định số vạch chia và khoảng cách từ gốc O đến điểm đó là bao nhiêu phần.

Các điểm nằm bên trái gốc O biểu diễn số hữu tỉ âm; các điểm nằm bên phải gốc O biểu diễn số hữu tỉ dương.

Lời giải:

Điểm A biểu diễn số 76

Điểm B biểu diễn số 26=13

Điểm C biểu diễn số 36=12

Điểm D biểu diễn số 86=43

Bài 1.4 trang 9 Toán lớp 7: a) Trong các phân số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ -0,625?

58;1016;2032;1016;2540;3548.

b) Biểu diễn số hữu tỉ -0,625 trên trục số.

Phương pháp giải:

a) Bước 1: Viết -0,625 dưới dạng phân số

Bước 2: Rút gọn các phân số đã cho

Bước 3: Tìm các phân số bằng -0,625

b) Vẽ trục số

Lời giải:

a) Ta có: 0,625=6251000=58

58=58;1016=10:216:2=58;2032=20:(4)(32):(4)=58;1016=(10):216:2=58;2540=(25):540:5=58;3548

Vậy các phân số biểu diễn số hữu tỉ -0,625 là: 58;2032;1016;2540

b)

Bài 1.5 trang 9 Toán lớp 7: So sánh:

a) -2,5 và -2,125; 

b) 110000 và 123456

Phương pháp giải:

a) Nếu a < b thì –a > -b

b) Sử dụng tính chất bắc cầu: Nếu a < b; b < c thì a < c

Lời giải:

a) Vì 2,5 > 2,125 nên -2,5 < -2,125

b) Vì 110000< 0 và 0 < 123456nên 110000 < 123456

Chú ý: Số hữu tỉ âm luôn nhỏ hơn số hữu tỉ dương.

Bài 1.6 trang 9 Toán lớp 7: Tuổi thọ trung bình dự kiến của những người sinh năm 2019 ở một số quốc gia được cho trong bảng sau:

Quốc gia

Australia

Pháp

Tây Ban Nha

Anh

Mỹ

Tuổi thọ trung bình dự kiến

83

82,5

8315

8125

7812

( Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, 2020)

Sắp xếp các quốc gia theo tuổi thọ trung bình dự kiến từ nhỏ đến lớn.

Phương pháp giải:

Cách 1: Biểu diễn các số hữu tỉ về dạng số thập phân rồi so sánh

Sắp xếp các quốc gia theo tuổi thọ trung bình dự kiến từ nhỏ đến lớn.

Cách 2: Sử dụng tính chất bắc cầu để so sánh các số hữu tỉ

Lời giải:

Cách 1:

Ta có: 8315=83,2

8125=81,4

7812= 78,5

Vì 78,5 < 81,4 < 82,5 < 83 < 83,2

Vậy các quốc gia theo tuổi thọ trung bình dự kiến từ nhỏ đến lớn là: Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Tây Ban Nha.

Cách 2:

Vì 7812 < 79 < 8125< 82 < 82,5 < 83 < 8315 nên 7812 < 8125 < 82 < 82,5 < 8315

Vậy các quốc gia theo tuổi thọ trung bình dự kiến từ nhỏ đến lớn là: Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Tây Ban Nha.

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ

1. Khái niệm số hữu tỉ và biểu diễn số hữu tỉ trên trục số

• Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số ab  với a, b  , b ≠ 0.

Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là  .

• Cách biểu diễn số hữu tỉ ab  trên trục số:

 + Chia đoạn thẳng đơn vị thành b phần bằng nhau, lấy một đoạn làm đơn vị mới.

 + Điểm biểu diễn số hữu tỉ ab  cách O một đoạn bằng a đơn vị mới và nằm trước O (nếu số hữu tỉ âm) hoặc nằm sau O (nếu số hữu tỉ dương).

Ví dụ 1:

+  Các số – 7; 0,3; – 234 là các số hữu tỉ vì chúng viết được dưới dạng phân số: – 7 = 71 ; 0,3 = 310 ; – 2  = 114 .

+ Biểu diễn số hữu tỉ  trên trục số ta làm như sau:

Chia đoạn thẳng đơn vị thành 2 phần bằng nhau. Lấy một đoạn làm đơn vị mới (H.a).

Số hữu tỉ 32  được biểu diễn bởi điểm N (nằm sau gốc O) và cách O một đoạn bằng 3 đơn vị mới (H.b)

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ – Toán lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Số đối của số hữu tỉ 32  là số hữu tỉ -32  được biểu diễn bởi điểm M (nằm trước gốc O). Ta có OM = ON.

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ – Toán lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chú ý:

• Mỗi số hữu tỉ đều có một số đối. Số đối của số hữu tỉ m là số hữu tỉ – m.

• Số thập phân có thể viết dưới dạng phân số thập phân nên chúng đều là các số hữu tỉ. Tương tự, số nguyên, hỗn số cũng là các số hữu tỉ.

• Trên trục số, hai điểm biểu diễn của hai số hữu tỉ đối nhau nằm về hai phía khác nhau so với điểm O và có cùng khoảng cách đến O.

Ví dụ 2: Số đối của các số hữu tỉ sau: 9,7;  358;  12;6.

Hướng dẫn giải

Số đối của 0 – 9,7 là – (– 9,7) = 9,7;

Số đối của 358 là -358 ;

Số đối của 12 là 12=12 ;

Số đối của 6 là  – 6.

2. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ

 Ta có thể so sánh hai số hữu tỉ bất kì bằng cách viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh hai phân số đó.

 Với hai số hữu tỉ a, b bất kì, ta luôn có hoặc a = b hoặc a < b hoặc a > b.

Cho ba số hữu tỉ a, b, c. Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu).

 Trên trục số, nếu a < b thì điểm a nằm trước điểm b.

Ví dụ:

+ So sánh 0,5 và 34  ta làm như sau:

Ta có 0,5 =  510=12=24

Vì 2 < 3 nên 24   34hay 0,5 < 34 .

+ 0,5 < 34  nên 0,5 nằm trước 34  trên trục số.

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ – Toán lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Ta có thể cử dụng tính chất bắc cầu để so sánh hai số hữu tỉ 56  và 65  như sau:

Vì 56<66=1 và 1=55<65 nên 56 < 1 < 65 .

Vậy 56<65 .

Chú ý:

• Trên trục số, các điểm nằm trước gốc O biểu diễn số hữu tỉ âm (tức số hữu tỉ nhỏ hơn 0); các điểm nằm sau gốc O biểu diễn số hữu tỉ dương (tức số hữu tỉ lớn hơn 0). Số 0 không là số hữu tỉ dương, cũng không là số hữu tỉ âm.

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ

Luyện tập chung trang 14

Bài 3: Lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ

Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc chuyển vế 

Đánh giá

0

0 đánh giá