Sách bài tập Toán 7 Bài 1 (Kết nối tri thức): Tập hợp các số hữu tỉ

8 K

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

Giải SBT Toán 7 trang 7 Tập 1

Bài 1.1 trang 7 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? Khẳng định nào sai?

a) Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số hữu tỉ dương;

b) Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số tự nhiên;

c) Số 0 là số hữu tỉ dương;

d) Số nguyên âm không phải số hữu tỉ âm;

e) Tập hợp ℚ gồm các số hữu tỉ dương và các số hữu tỉ âm.

Lời giải:

a) Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số hữu tỉ dương.

Đây là một khẳng định đúng vì số hữu tỉ âm luôn nhỏ hơn số hữu tỉ dương.

b) Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số tự nhiên.

Đây là khẳng định đúng vì số tự nhiên cũng là số hữu tỉ dương mà số hữu tỉ dương luôn lớn hơn số hữu tỉ âm.

c) Số 0 là số hữu tỉ dương.

Đây là khẳng định sai vì số 0 không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm.

d) Số nguyên âm không phải số hữu tỉ âm.

Đây là khẳng định sai vì số nguyên âm cũng là số hữu tỉ âm.

e) Tập hợp ℚ gồm các số hữu tỉ dương và các số hữu tỉ âm.

Đây là khẳng định sai vì tập hợp ℚ gồm các số hữu tỉ âm, các số hữu tỉ dương và số 0.

Bài 1.2 trang 7 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Điền kí hiệu (∈, ∉) thích hợp vào ô vuông:

7;7;7;35;35

Lời giải:

7;7;7;35;35

Bài 1.3 trang 7 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khẳng định đúng:

a) 08

1) Là số hữu tỉ âm.

b) 75

2) Là số hữu tỉ dương.

c) 29

3) Không là số hữu tỉ âm, cũng không là số hữu tỉ dương.

d) 50

4) Không là số hữu tỉ.

Lời giải:

Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khẳng định đúng

Bài 1.4 trang 7 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: So sánh các số hữu tỉ sau:

a) 572021 và 16345;

b) 1935 và 1321;

c) 673 và 982.

Lời giải:

a) 572021 và 16345

Vì 572021 là số hữu tỉ âm và 16345 là số hữu tỉ dương nên 572021<16345.

b) 1935 và 1321

Ta có:

1935=19.335.3=571051321=13.521.5=65105

Vì -57 > -65 nên 57105>65105. Do đó 1935>1321.

c) 673 và 982

Ta có:

673=6.8273.82=4925986982=9.7382.73=6575986

Vì 657 > 492 nên 6575986>4925986. Do đó, 673<982.

Bài 1.5 trang 7 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Máy ảnh thường có nhiều tốc độ màn trập (tức khoảng thời gian mà màn trập mở cửa). Tốc độ màn trập tính bằng giây, thường là 1125;115;0,125;160;0,004 và 14. Hãy sắp xếp các tốc độ này từ nhanh nhất đến chậm nhất.

(Theo imaging.nikon.com)

Lời giải:

Tốc độ trập nhanh nhất nghĩa là thời gian mà màn hình mở cửa là nhỏ nhất.

Ta đi so sánh các số với nhau:

Ta có:

0,125=1251000=180,004=41000=1250.

Ta có: 1125=1.48125.48=486000

115=1.40015.400=4006000

18=1.7508.750=7506000

160=1.10060.100=1006000

1250=1.24250.24=246000

14=1.15004.1500=15006000

Vì 24 < 48 < 100 < 400 < 750 < 1500 nên

246000<486000<1006000<4006000<7506000<15006000

Vậy tốc độ được sắp sếp từ nhanh nhất đến châm nhất là:

0,004; 1125;160;115;18;14.

Giải SBT Toán 7 trang 8 Tập 1

Bài 1.6 trang 8 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Các điểm A, B, C, D (H. 1.3) lần lượt biểu diễn các số hữu tỉ nào?

Các điểm A, B, C, D lần lượt biểu diễn các số hữu tỉ nào

Lời giải:

Ta thấy đoạn thẳng đơn vị từ điểm 0 đến điểm 1 được chia thành 6 phần bằng nhau nên mỗi đơn vị mới bằng 16 đơn vị cũ.

Điểm A nằm về bên trái điểm 0 và cách điểm 0 ba đơn vị mới nên điểm A biểu diễn số hữu tỉ 36 hay 12.

Điểm B nằm về bên trái điểm 0 và cách điểm 0 hai đơn vị mới nên điểm B biểu diễn số hữu tỉ 26 hay 13.

Điểm C nằm về bên phải điểm 0 và cách điểm 0 hai đơn vị mới nên điểm C biểu diễn số hữu tỉ 26 hay 13.

Điểm D nằm về bên phải điểm 0 và cách điểm 0 bảy đơn vị mới nên điểm D biểu diễn số hữu tỉ 76.

Bài 1.7 trang 8 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Hãy biểu diễn hai số hữu tỉ 45 và 12 trên cùng một trục số.

Lời giải:

Ta có:

45=81012=510.

Ta chia đoạn thẳng đơn vị thành 10 phần bằng nhau. Khi đó, đoạn thẳng đơn vị mới bằng 1 phần mười đoạn thẳng đơn vị cũ.

Điểm biểu diễn phân số 810 nằm về phía bên trái điểm 0 và cách 0 tám đơn vị mới.

Điểm biểu diễn phân số 510 nằm về phía bên phải điểm 0 và cách 0 năm đơn vị mới.

Hãy biểu diễn hai số hữu tỉ -4/5 và 1/2 trên cùng một trục số

Bài 1.8 trang 8 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Chỉ ra hai phân số có mẫu bằng 7, lớn hơn 38 và nhỏ hơn 18.

Lời giải:

Gọi tử số của phân số cần tìm là x ta có:

38<x7<18.

Quy đồng mẫu số ta được:

3.78.7<x.87.8<1.78.7 hay 2156<8x56<756

Mà 8x chia hết cho 8 nên 8x∈ {-16; -8}

Với 8x = -16 thì x = -2.

Với 8x = -8 thì x = -1.

Vậy hai phân số cần tìm là 27 và 17

Bài 1.9 trang 8 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1:Bảng sau thống kê thành tích ghi bàn của cầu thủ bóng đá Lionel Messi cho câu lạc bộ FC Barcelona tại giải bóng đá vô địch quốc gia La Liga của Tây Ban Nha trong 5 mùa giải gần đây.

Bảng sau thống kê thành tích ghi bàn của cầu thủ bóng đá Lionel Messi

Biết hiệu suất ghi bàn được tính bằng tỉ số giữa số bàn thắng và số trận đấu. Em hãy sắp xếp hiệu suất ghi bàn của Messi từ bé đến lớn và cho biết mùa giải nào thì Messi ghi bàn tốt nhất.

Lời giải:

Hiệu suất ghi bàn của mùa giải 2020 – 2021 là 3035=67

Hiệu suất ghi bàn của mùa giải 2019 – 2020 là 2533

Hiệu suất ghi bàn của mùa giải 2018 – 2019 là 3634=1817

Hiệu suất ghi bàn của mùa giải 2017 – 2018 là 3436=1718

Hiệu suất ghi bàn của mùa giải 2016 – 2017 là 3734

Ở đây ta thấy có hai tỉ số có tử số lớn hơn mẫu số và hai tỉ số có mẫu sô lớn hơn tử số nên ta chia thành hai nhóm để so sánh:

Nhóm 1: Tử số lớn hơn mẫu số 1817 và 3734.

Vì tử số lớn hơn mẫu số nên hai phân số này đều lớn hơn 1.

Ta có: 1817=18.217.2=3634.

Vì 36 < 37 nên 3634<3734. Hay 1817<3734.

Nhóm 2: Tử số bé hơn mẫu số 672533 và 1718

Quy đồng mẫu số:

67=6.1987.198=11881386

2533=25.4233.42=10501368

1718=17.7618.76=12921368

Vì 1050 < 1188 < 1292 nên

10501368<11881386<12921368 hay 2533<67<1718

Sắp xếp hiệu xuất ghi bàn từ bé đến lớn là:

2533<67<1718<1817<3734.

Mùa giải 2016 – 2017 Messi ghi bàn tốt nhất.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

Bài 2: Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ

Bài 3: Luỹ thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ

Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc chuyển vế

SBT Toán 7: Ôn tập chương 1

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ

1. Khái niệm số hữu tỉ và biểu diễn số hữu tỉ trên trục số

• Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số ab  với a, b  , b ≠ 0.

Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là  .

• Cách biểu diễn số hữu tỉ ab  trên trục số:

 + Chia đoạn thẳng đơn vị thành b phần bằng nhau, lấy một đoạn làm đơn vị mới.

 + Điểm biểu diễn số hữu tỉ ab  cách O một đoạn bằng a đơn vị mới và nằm trước O (nếu số hữu tỉ âm) hoặc nằm sau O (nếu số hữu tỉ dương).

Ví dụ 1:

+  Các số – 7; 0,3; – 234 là các số hữu tỉ vì chúng viết được dưới dạng phân số: – 7 = 71 ; 0,3 = 310 ; – 2  = 114 .

+ Biểu diễn số hữu tỉ  trên trục số ta làm như sau:

Chia đoạn thẳng đơn vị thành 2 phần bằng nhau. Lấy một đoạn làm đơn vị mới (H.a).

Số hữu tỉ 32  được biểu diễn bởi điểm N (nằm sau gốc O) và cách O một đoạn bằng 3 đơn vị mới (H.b)

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ – Toán lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Số đối của số hữu tỉ 32  là số hữu tỉ -32  được biểu diễn bởi điểm M (nằm trước gốc O). Ta có OM = ON.

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ – Toán lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chú ý:

• Mỗi số hữu tỉ đều có một số đối. Số đối của số hữu tỉ m là số hữu tỉ – m.

• Số thập phân có thể viết dưới dạng phân số thập phân nên chúng đều là các số hữu tỉ. Tương tự, số nguyên, hỗn số cũng là các số hữu tỉ.

• Trên trục số, hai điểm biểu diễn của hai số hữu tỉ đối nhau nằm về hai phía khác nhau so với điểm O và có cùng khoảng cách đến O.

Ví dụ 2: Số đối của các số hữu tỉ sau: 9,7;  358;  12;6.

Hướng dẫn giải

Số đối của 0 – 9,7 là – (– 9,7) = 9,7;

Số đối của 358 là -358 ;

Số đối của 12 là 12=12 ;

Số đối của 6 là  – 6.

2. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ

 Ta có thể so sánh hai số hữu tỉ bất kì bằng cách viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh hai phân số đó.

 Với hai số hữu tỉ a, b bất kì, ta luôn có hoặc a = b hoặc a < b hoặc a > b.

Cho ba số hữu tỉ a, b, c. Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu).

 Trên trục số, nếu a < b thì điểm a nằm trước điểm b.

Ví dụ:

+ So sánh 0,5 và 34  ta làm như sau:

Ta có 0,5 =  510=12=24

Vì 2 < 3 nên 24   34hay 0,5 < 34 .

+ 0,5 < 34  nên 0,5 nằm trước 34  trên trục số.

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ – Toán lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Ta có thể cử dụng tính chất bắc cầu để so sánh hai số hữu tỉ 56  và 65  như sau:

Vì 56<66=1 và 1=55<65 nên 56 < 1 < 65 .

Vậy 56<65 .

Chú ý:

• Trên trục số, các điểm nằm trước gốc O biểu diễn số hữu tỉ âm (tức số hữu tỉ nhỏ hơn 0); các điểm nằm sau gốc O biểu diễn số hữu tỉ dương (tức số hữu tỉ lớn hơn 0). Số 0 không là số hữu tỉ dương, cũng không là số hữu tỉ âm.

Đánh giá

0

0 đánh giá