Với giải Khám phá 1 trang 18 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ
Khám phá 1 trang 18 Toán 8 Tập 1: a) Ba bạn An, Mai và Bình viết biểu thức biểu thị tổng diện tích S của các phần tô màu trong Hình 1 như sau:
An: S = (a + b)2.
Mai: S = a2 + b2 + ab + ba.
Bình: S = a2 + 2ab + b2.
Kết quả của mỗi bạn có đúng không? Giải thích.
b) Thực hiện phép nhân và rút gọn đa thức của bạn An.
c) Bằng cách làm tương tự ở câu b), có thể biến đổi biểu thức (a − b)2 thành biểu thức nào?
Lời giải:
a) Ta xét các cách tính diện tích của các phần tô màu trong Hình 1 như sau:
Cách 1: Tính diện tích của hình vuông được ghép bởi 4 hình:
Cạnh của hình vuông ABCD được tạo thành là: a + b.
Diện tích S của các phần tô màu chính là diện tích của hình vuông ABCD, và bằng:
S = (a + b)2 .
Do đó kết quả của bạn An là đúng.
Cách 2: Tính diện tích mỗi hình:
Diện tích hình vuông màu vàng AEHG là: a2.
Diện tích hình vuông màu xanh HICK là: b2.
Diện tích hình chữ nhật màu hồng EBIH là: ab.
Diện tích hình chữ nhật màu hồng GHKD là: ba.
Diện tích S của các phần tô màu là: a2 + b2 + ab + ba.
Do đó kết quả của bạn Mai là đúng.
Cách 3: Tính tổng diện tích hai hình chữ nhật ABIG và GICD (hình vẽ dưới đây).
Diện tích hình chữ nhật ABIG là: a.(a + b) = a.a + a.b = a2 + ab.
Diện tích hình chữ nhật GICD là: (a + b).b = a.b + b.b = ab + b2.
Diện tích S của các phần tô màu là: a2 + ab + ab + b2 = a2 + 2ab + b2.
Vậy kết quả của bạn Bình là đúng.
Lưu ý: Có nhiều cách tính diện tích S của các phần tô màu để khẳng định kết quả của cả ba bạn đều đúng.
b) Ta có: S = (a + b)2
= (a + b).(a + b)
= a.(a + b) + b.(a + b)
= a.a + a.b + b.a + b.b
= a2 + 2ab + b2.
c) Ta có: (a – b)2
= (a – b).(a – b)
= a.(a – b) – b.(a – b)
= a.a – a.b – b.a + b.b
= a2 – 2ab + b2.
Lý thuyết Bình phương của một tổng, một hiệu
– Hai biểu thức (đại số) A và B có giá trị bằng nhau với bất kì giá trị nào của các biến thì ta nói hai biểu thức A và B bằng nhau hoặc đồng nhất với nhau.
Ta viết A = B, là một đồng nhất thức hoặc hằng đẳng thức.
– Với hai biểu thức tùy ý A và B, ta có:
Ví dụ 1.Tính:
a) (2x + y)2;
b) (3x2 – 2y)2.
Hướng dẫn giải.
a) (2x + y)2 = (2x)2 + 2 . 2x . y + y2 = 4x2 + 4xy + y2;
b) (3x2 – 2y)2 = (3x2)2 – 2 . 3x2 . 2y + (2y)2 = 9x4 – 12x2y + 4y2.
Ví dụ 2. Viết các biểu thức sau thành bình phương của một tổng hoặc một hiệu:
a) x2 – 4xy + 4y2;
b)
Hướng dẫn giải
a) x2 – 4xy + 4y2
= x2 – 2 . x . 2y + (2y)2
= (x – 2y)2;
Ví dụ 3. Tính nhanh:
a) 992;
b) 1012.
Hướng dẫn giải
a) 992
= (100 – 1)2
= 1002 – 2 . 100 . 1 + 12
= 10 000 – 200 + 1
= 9801;
b) 1012
= (100 + 1)2
= 1002 + 2 . 100 . 1 + 12
= 10 000 + 200 + 1
= 10 201.
Video bài giảng Toán 8 Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ - Chân trời sáng tạo
Xem thêm các lời giải bài tập Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Khởi động trang 18 Toán 8 Tập 1: Hãy tính nhanh:...
Thực hành 1 trang 19 Toán 8 Tập 1: Viết các biểu thức sau thành đa thức:...
Thực hành 3 trang 19 Toán 8 Tập 1: Tính nhanh:...
Thực hành 4 trang 20 Toán 8 Tập 1: Thực hiện các phép nhân:...
Thực hành 5 trang 20 Toán 8 Tập 1: Tính nhanh:...
Vận dụng 2 trang 20 Toán 8 Tập 1: Giải đáp câu hỏi ở Hoạt động khởi động (trang 18)...
Thực hành 6 trang 21 Toán 8 Tập 1: Tính:...
Thực hành 7 trang 21 Toán 8 Tập 1: Viết các đa thức sau dưới dạng tích:...
Thực hành 8 trang 21 Toán 8 Tập 1: Tính:...
Bài 1 trang 22 Toán 8 Tập 1: Tính:...
Bài 2 trang 22 Toán 8 Tập 1: Viết các biểu thức sau thành bình phương của một tổng hoặc một hiệu:...
Bài 3 trang 22 Toán 8 Tập 1: Viết các biểu thức sau thành đa thức:...
Bài 5 trang 22 Toán 8 Tập 1: Tính nhanh:...
Bài 6 trang 22 Toán 8 Tập 1: Viết các biểu thức sau thành đa thức:...
Bài 7 trang 22 Toán 8 Tập 1: Viết các biểu thức sau thành đa thức:...
Bài 8 trang 22 Toán 8 Tập 1: Viết các biểu thức sau thành đa thức:...
Bài 9 trang 22 Toán 8 Tập 1: a) Cho x + y = 12 và xy = 35. Tính (x − y)2...
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Các phép toán với đa thức nhiều biến
Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ