Với giải Vận dụng 1 trang 19 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ
Vận dụng 1 trang 19 Toán 8 Tập 1: a) Một mảnh vườn hình vuông có cạnh 10 m được mở rộng cả hai cạnh thêm x (m) như Hình 2a. Viết biểu thức (dạng đa thức thu gọn) biểu thị diện tích mảnh vườn sau khi mở rộng.
b) Một mảnh vườn hình vuông sau khi mở rộng mỗi cạnh 5 m thì được một mảnh vườn hình vuông với cạnh là x (m) như Hình 2b. Viết biểu thức (dạng đa thức thu gọn) biểu thị diện tích mảnh vườn trước khi mở rộng.
Lời giải:
a) Mảnh vườn hình vuông có cạnh 10 m được mở rộng cả hai cạnh thêm x (m) nên mảnh vườn lúc này có dạng hình vuông với độ dài cạnh là 10 + x (m).
Diện tích mảnh vườn sau khi mở rộng là:
(10 + x)2 = 102 + 2.10.x + x2 = 100 + 20x + x2 (m2).
Vậy biểu thức biểu thị diện tích mảnh vườn sau khi mở rộng là 100 + 20x + x2 (m2).
b) Mảnh vườn hình vuông trước khi mở rộng có độ dài cạnh là: x – 5 (m).
Diện tích mảnh vườn hình vuông trước khi mở rộng là:
(x – 5)2 = x2 – 2.x.5 + 52 = x2 – 10x + 25 (m2).
Vậy biểu thức biểu thị diện tích mảnh vườn trước khi mở rộng là x2 – 10x + 25 (m2).
Lý thuyết Bình phương của một tổng, một hiệu
– Hai biểu thức (đại số) A và B có giá trị bằng nhau với bất kì giá trị nào của các biến thì ta nói hai biểu thức A và B bằng nhau hoặc đồng nhất với nhau.
Ta viết A = B, là một đồng nhất thức hoặc hằng đẳng thức.
– Với hai biểu thức tùy ý A và B, ta có:
Ví dụ 1.Tính:
a) (2x + y)2;
b) (3x2 – 2y)2.
Hướng dẫn giải.
a) (2x + y)2 = (2x)2 + 2 . 2x . y + y2 = 4x2 + 4xy + y2;
b) (3x2 – 2y)2 = (3x2)2 – 2 . 3x2 . 2y + (2y)2 = 9x4 – 12x2y + 4y2.
Ví dụ 2. Viết các biểu thức sau thành bình phương của một tổng hoặc một hiệu:
a) x2 – 4xy + 4y2;
b)
Hướng dẫn giải
a) x2 – 4xy + 4y2
= x2 – 2 . x . 2y + (2y)2
= (x – 2y)2;
Ví dụ 3. Tính nhanh:
a) 992;
b) 1012.
Hướng dẫn giải
a) 992
= (100 – 1)2
= 1002 – 2 . 100 . 1 + 12
= 10 000 – 200 + 1
= 9801;
b) 1012
= (100 + 1)2
= 1002 + 2 . 100 . 1 + 12
= 10 000 + 200 + 1
= 10 201.
Video bài giảng Toán 8 Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ - Chân trời sáng tạo
Xem thêm các lời giải bài tập Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Khởi động trang 18 Toán 8 Tập 1: Hãy tính nhanh:...
Thực hành 1 trang 19 Toán 8 Tập 1: Viết các biểu thức sau thành đa thức:...
Thực hành 3 trang 19 Toán 8 Tập 1: Tính nhanh:...
Thực hành 4 trang 20 Toán 8 Tập 1: Thực hiện các phép nhân:...
Thực hành 5 trang 20 Toán 8 Tập 1: Tính nhanh:...
Vận dụng 2 trang 20 Toán 8 Tập 1: Giải đáp câu hỏi ở Hoạt động khởi động (trang 18)...
Thực hành 6 trang 21 Toán 8 Tập 1: Tính:...
Thực hành 7 trang 21 Toán 8 Tập 1: Viết các đa thức sau dưới dạng tích:...
Thực hành 8 trang 21 Toán 8 Tập 1: Tính:...
Bài 1 trang 22 Toán 8 Tập 1: Tính:...
Bài 2 trang 22 Toán 8 Tập 1: Viết các biểu thức sau thành bình phương của một tổng hoặc một hiệu:...
Bài 3 trang 22 Toán 8 Tập 1: Viết các biểu thức sau thành đa thức:...
Bài 5 trang 22 Toán 8 Tập 1: Tính nhanh:...
Bài 6 trang 22 Toán 8 Tập 1: Viết các biểu thức sau thành đa thức:...
Bài 7 trang 22 Toán 8 Tập 1: Viết các biểu thức sau thành đa thức:...
Bài 8 trang 22 Toán 8 Tập 1: Viết các biểu thức sau thành đa thức:...
Bài 9 trang 22 Toán 8 Tập 1: a) Cho x + y = 12 và xy = 35. Tính (x − y)2...
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Các phép toán với đa thức nhiều biến
Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ