20 Bài tập Định lí Pythagore (sách mới) có đáp án – Toán 8

32.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 8 Định lí Pythagore, được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Định lí Pythagore. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 8 Định lí Pythagore

A. Bài tập Định lí Pythagore

Bài 1. Cho tam giác ABC vuông tại A, tính độ dài cạnh còn lại trong các trường hợp sau:

a) AB = 5 cm, AC = 12 cm;

b) AB= 3 cm, BC=12 cm ;

c) AB – AC = 7 cm, AB + AC = 17 cm.

Hướng dẫn giải

a) Do tam giác ABC vuông tại A nên áp dụng định lý Pythagore, ta có:

BC= AB+ AC2

Suy ra BC= 5+ 12= 25 + 144 = 169.

Do đó BC =169=13 (cm)

Vậy BC = 13 cm.

b) Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

BC= AB+ AC2

Suy ra AC2=BC2AB2=12232=1443=141

Do đó AC=141=11,87 (cm)

Vậy AC = 11,87 cm.

c) Theo bài ta có: AB – AC = 7 suy ra AB = AC + 7

Mặt khác, AB + AC = 17 suy ra AC + 7 + AC = 17

Hay 2AC = 17 – 7 = 10 suy ra AC = 5 cm và AB = 12 cm

Do tam giác ABC vuông tại A nên áp dụng định lý Pythagore, ta có:

BC= AB+ AC2

Suy ra BC= 5+ 12= 25 + 144 = 169.

Do đó BC =169=13 (cm) .

Vậy BC = 13 cm.

Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết ABAC=43  và BC = 20 cm. Tính độ dài các cạnh AB và AC.

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

AB+ AC2  = BC= 20= 400.

Từ đề bài: ABAC=43  hay AB4=AC3  suy ra AB216=AC29 .

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

 

AB216=AC29=AB2+AC216+9=40025=16  

AB2  = 16.16 suy ra AB = 16 cm.

AC= 9 . 16 = 144 suy ra AC = 12 cm.

Vậy AB = 16 cm; AC = 12 cm.

Bài 3. Cho hình vẽ sau. Tìm giá trị của a.

Lý thuyết Toán 8 Cánh diều Bài 1: Định lí Pythagore

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lý Pythagore và tam giác ADE vuông tại A, ta có:

AD+ AE2  = DE2

AE2  = DE– AD2

 Suy ra AE = 4.

Suy ra AB = AE + EB = 4 + 4 = 8.

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

AB+ AC2  = BC2

Suy ra BC= 8+ 6= 100 suy ra BC = 10 hay a = 10.

Vậy a = 10.

Bài 4. Cho tam giác ABC vuông tại A.

a) Tính độ dài cạnh AB nếu biết BC = 20 dm, AC = 12 dm.

b) Tính độ dài cạnh AC nếu biết BC = 8 m, AB = 15 m.

c) Tính độ dài cạnh BC nếu biết AB = 12 cm, AC = 9 cm.

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

BC2 = AB2 + AC2

a) AB2 = BC– AC2 = 202 – 122 = 400 – 144 = 256 = 162.

Vậy cạnh AB dài 16 dm.

b) AC= BC– AB2 = 82 – 152 = 64 – 15 = 49 = 72.

Vậy cạnh AC dài 7 m.

c) BC2 = AB2 + AC2 = 122 + 92 = 144 + 81 = 225 = 152.

Vậy cạnh BC dài 15 cm.

Bài 5. Chứng minh tam giác ABC vuông trong các trường hợp sau:

a) AB = 10 cm, AC = 8 cm, BC = 6 cm.

b) AB = 8 dm, AC = 15 dm, BC = 17 dm.

Hướng dẫn giải

a) Ta có: 102 = 82 + 62, suy ra AB2 = AC2 + BC2.

Vậy tam giác ABC là tam giác vuông tại C.

b) Ta có: 172 = 82 + 152, suy ra BC2 = AB2 + AC2

Vậy tam giác ABC là tam giác vuông tại A.

Bài 6. Hình dưới mô tả một cánh buồm có dạng tam giác vuông, được buộc vào cột buồm thẳng đứng, với độ dài hai cạnh góc vuông là 12 m và 5 m (hình vẽ).

Lý thuyết Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Định lí Pythagore

a) Tính độ dài cạnh huyền của cánh buồm.

b) Vật liệu dùng để làm cánh buồm là vải. Tính diện tích vải dùng để làm một cánh buồm như vậy.

Hướng dẫn giải

a) Gọi x là độ dài cạnh huyền của cánh buồm.

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác vuông, ta có:

x= 122 + 5= 144 + 25 = 169 = 132

Vậy độ dài cạnh huyền của cánh buồm là 13 m.

b) Diện tích vải dùng để làm cánh buồm đó là: 5.122 = 30 (m2).

Bài 7.

Chọn phát biểu đúng nhất về định lí Pythagore:

  • A.
    Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
  • B.
    Trong một tam giác vuông, cạnh huyền bằng cạnh góc vuông.
  • C.
    Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng bình phương cạnh góc vuông.
  • D.
    Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng hai cạnh góc vuông.

Hướng dẫn giải

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :
Định lí Pythagore phát biểu là: Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.

Bài 8.

Cho tam giác ABC vuông cân ở A. Tính độ dài BC biết AB = AC = 2 dm

  • A.
    BC = 4 dm.        
  • B.
    BC=64dm.       
  • C.
    BC = 8 dm.
  • D.
    BC=8dm

Hướng dẫn giải

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tam giác ABC  vuông cân ở A nên theo định lý Pythagore ta có AB2+AC2=BC2  mà

AB = AC = 2 dm

Nên BC2=22+22=8BC=8dm

Bài 9. Cho hình vẽ. Tính x.

20 Bài tập Định lí Pythagore (sách mới) có đáp án – Toán 8 (ảnh 1)

  • A.
    x = 10 cm.
  • B.
    x = 11 cm.
  • C.
    x = 8 cm.
  • D.
    x = 5 cm
  • Hướng dẫn giải

    Đáp án : D

    Lời giải chi tiết :

    Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác ABC vuông tại B ta được :

    AC2=AB2+BC2AB2=AC2BC2x2=132122=25x=5cm

    Vậy x = 5 cm

B. Lý thuyết Định lí Pythagore

1. Định lí Pythagore

Định lí Pythagore:

Trong một tam giác vuông, bình phương độ dài của cạnh huyền bằng tổng các bình phương độ dài của hai cạnh góc vuông.

Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

GT

∆ABC, A^=90°

KL

BC2 = AB2 + AC2


Ví dụ 1.

a) Cho một hình tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là a = 5 cm, b = 6 cm. Tính độ dài cạnh huyền của tam giác vuông đó.

b) Cho tam giác vuông DEF có cạnh huyền EF = 5 cm và cạnh DE = 4 cm. Tính độ dài cạnh DF.

Hướng dẫn giải

a) Gọi c là độ dài cạnh huyền của tam giác vuông đã cho. Áp dụng định lí Pythagore, ta có:

c2 = a2 + b2 = 52 + 62 = 25 + 36 = 61.

Vậy độ dài cạnh huyền của tam giác đó là c = 61 cm.

b)

Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông DEF có cạnh huyền EF, ta có:

EF2 = DE2 + DF2

Suy ra DF2 = EF2 – DE2 = 52 – 42 = 25 – 16 = 9 = 32.

Vậy cạnh DF dài 3 cm.

2. Định lí Pythagore đảo

Định lí Pythagore đảo:

Nếu một tam giác có bình phương độ dài của một cạnh bằng tổng các bình phương độ dài của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.

Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

GT

∆ABC, BC2 = AB2 + AC2

KL

A^=90°

Ví dụ 2. Các tam giác sau có phải là tam giác vuông không?

a) Tam giác ABC có AB = 6 m, BC = 8 m, AC = 10 m.

b) Tam giác DEF có DE = 4 dm, DF = 10 dm, EF = 6 dm.

Hướng dẫn giải

a) Ta có: 102 = 62 + 82, suy ra AC2 = AB2 + BC2.

Vậy tam giác ABC vuông tại B.

b) Ta có DF là cạnh dài nhất và 102 ≠ 42 + 62, suy ra DF2 ≠ DE2 + EF2.

Vậy tam giác DEF không phải là tam giác vuông.

3. Vận dụng định lí Pythagore

Ta có thể vận dụng định lí Pythagore để tính nhiều yếu tố khoa học và đời sống như tính độ dài đoạn thẳng, khoảng cách giữa hai điểm, chiều dài, chiều cao của vật, …

Ví dụ 3. Một cái thang dài 5 m đang dựa vào một bức tường, chân thang cách chân tường 3 m (hình vẽ). Tính chiều cao mà thang có thể vươn tới.

Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải

Gọi AC là khoảng cách từ chân thang đến chân tường; BC là độ dài của thang và AB là chiều cao thang có thể vươn tới.

Ta được tam giác vuông ABC như hình dưới.

Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

BC2 = AB2 + AC2

Suy ra AB2 = BC2 – AC2 = 52 – 32 = 25 – 9 = 16 = 42.

Vậy chiều cao mà thang có thể vươn tới là AB = 4 m.

Video bài giảng Toán 8 Bài 1: Định lí Pythagore - Chân trời sáng tạo

Đánh giá

0

0 đánh giá