Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác chi tiết sách Toán 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
Video giải Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo
1. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
HĐ 1 trang 59 Toán lớp 7: Hãy quan sát lăng trụ đứng tam giác (Hình 1) và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Tính tổng diện tích ba mặt bên của hình lăng trụ đứng
b) Gọi Cđáy là chu vi đáy và h là chiều cao của hình lăng trụ, tính Cđáy. h
c) So sánh kết quả của câu a và câu b
Phương pháp giải:
Diện tích hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b là: S = a.b
Lời giải:
a) Tổng diện tích ba mặt bên của hình lăng trụ đứng là: S = 2 .3,5 +4. 3,5 + 3. 3,5 = 31,5 (cm2)
b) Chu vi đáy là: Cđáy = 2+3+4 = 9 (cm)
Cđáy. h = 9.3,5 = 31,5 (cm2)
c) Kết quả của câu a và câu b là như nhau
Phương pháp giải:
Diện tích xung quanh lăng trụ đứng = chu vi đáy. chiều cao
Lời giải:
Diện tích xung quanh lăng trụ đứng trong Hình 2 là:
Sxq = Cđáy. h = (4 + 4 + 5 + 7). 6 = 120 (cm2)
2. Thể tích của hình lăng trụ đứng
a) Tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
b) Dự đoán thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác dựa vào thể tích hình hộp chữ nhật ở câu a.
c) Gọi Sđáy là diện tích mặt đáy và h là chiều cao của hình lăng trụ tam giác. Hãy tính Sđáy . h
d) So sánh Sđáy . h và kết quả dự đoán ở câu b.
Phương pháp giải:
Thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài đáy a, chiều rộng b, chiều cao c là: V = a.b.c
Diện tích hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b là: S = a.b
Lời giải:
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật là: V = 4.3.6 = 72 (cm3)
b) Vì hình hộp cắt đi một nửa thì được hình lăng trụ đứng nên dự đoán thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác bằng một nửa thể tích hình hộp chữ nhật ở câu a.
c) Sđáy = 4.3:2 = 6 (cm2)
Sđáy . h = 6.6 = 36 (cm3)
d) Sđáy . h = 36 = . 72 = .Vhình hộp
Vậy Sđáy . h và kết quả dự đoán ở câu b là như nhau.
Phương pháp giải:
Diện tích xung quanh lăng trụ đứng = chu vi đáy. chiều cao
Lời giải:
Diện tích xung quanh của cột bê tông đó là:
Sxq = Cđáy . h = (0,5 + 0,5 +0,5). 2 = 3 (m2)
Phương pháp giải:
Thể tích hình lăng trụ là: V = Diện tích đáy . chiều cao
Diện tích hình thang có 2 đáy là a và b, chiều cao h là: S = (a+b).h : 2
Lời giải:
Diện tích đáy của lăng trụ là:
Sđáy = (5+8).4:2 = 26 (cm2)
Thể tích hình lăng trụ đứng trong Hình 5 là:
V = Sđáy . h = 26 . 12 = 312 (cm3)
3. Diện tích xung quanh và thể tích của một số hình khối trong thực tiễn
Phương pháp giải:
Thể tích lăng trụ đứng là: V = Sđáy . h
Lời giải:
Thể tích khối bê tông là: V = Sđáy . h = (m3)
Phương pháp giải:
Lăng trụ đứng có đáy là hình thang.
Bước 1: Tính Sxq = Cđáy . h
Bước 2: Tính Sđáy
Bước 3: Diện tích phần cần sơn = Sxq + Sđáy
Lời giải:
Diện tích xung quanh chiếc hộp là:
Sxq = Cđáy . h = (6+4+8+4+10).3 = 96 (cm2)
Diện tích đáy là:
Sđáy = (10+4).8 : 2 = 56 (cm2)
Diện tích phần cần sơn là:
96 + 56 = 152 (cm2)
Bài tập
Phương pháp giải:
Sxq = Cđáy . h
Lời giải:
Diện tích xung quanh của chiếc hộp là:
Sxq = Cđáy . h = (20+12+16). 25 = 1200 (cm2)
Phương pháp giải:
Diện tích tấm bạt = Sxq + Sđáy (trong đó, Sxq = Cđáy . h)
Thể tích lều là: V = Sđáy . h
Chú ý: Diện tích tam giác =. Chiều cao. Đáy tương ứng
Lời giải:
Diện tích tấm bạt có thể phủ kín toàn bộ lều (không tính mặt tiếp giáp với đất) là:
S = Sxq + Sđáy = (4+2,5+2,5).6 + .4.1,5 = 57 (m2)
Thể tích của chiếc lều là:
V = Sđáy . h = .4.1,5 . 6 = 12 (m3)
Bài 3 trang 62 Toán lớp 7: Một cái bục hình lăng trụ đứng có kích thước như Hình 12.
a) Người ta muốn sơn tất cả các mặt của cái bục. Diện tích cần sơn là bao nhiêu?
b) Tính thể tích của cái bục.
Phương pháp giải:
Bục là hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang
Diện tích cần sơn = Sxq + 2. Sđáy
Thể tích bục là: V = Sđáy . h
Lời giải:
Diện tích xung quanh của lăng trụ là: (4+8+5+5). 12 = 264 (dm2)
Diện tích đáy của lăng trụ là: (5+8).4:2 = 26 (dm2)
Diện tích cần sơn là:
Sxq + 2. Sđáy = 264 + 2. 26 = 316 (dm2)
Thể tích bục là:
V = Sđáy . h = 26. 12 = 312 (dm3)
Phương pháp giải:
Thể tích lăng trụ đứng là: V = Sđáy . h
Shình thang = (đáy lớn + đáy nhỏ). Chiều cao : 2
Lời giải:
Diện tích đáy là:
(8+4).3:2 = 18 (cm2)
Thể tích lăng trụ đứng là:
V = Sđáy . h = 18.9 = 162 (cm3)
Phương pháp giải:
Khối bê tông là hình lăng trụ có đáy là hình thang, chiều cao 6 m
Tính thể tích lăng trụ đứng là: V = Sđáy . h
Chi phí = thể tích . giá đúc 1 m3
Lời giải:
Diện tích đáy hình thang là: (2+2+9).4:2 = 26 (m2)
Thể tích khối bê tông đó là:
V = Sđáy . h = 26. 6 = 156 (m3)
Chi phí để đúc khối bê tông đó là:
156 . 1,2 = 187,2 (triệu đồng)
Phương pháp giải:
Tính diện tích đáy của lăng trụ = Tổng diện tích 2 tam giác (Trong đó, diện tích tam giác =. Chiều cao. Đáy tương ứng)
Tính thể tích lăng trụ đứng là: V = Sđáy . h
Lời giải:
Diện tích đáy của lăng trụ là:
= 21 (cm2)
Tính thể tích lăng trụ đứng là:
V = Sđáy . h = 21.7 = 147 (cm3)
Lý thuyết Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác
1. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.
Sxq = Cđáy . h
(Cđáy là chu vi đáy, h là chiều cao).
Chú ý: Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
Ví dụ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF sau:
Hướng dẫn giải
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF là:
Sxq = Cđáy . h = (3 + 4 + 5 ) . 7 = 84 (cm2).
Diện tích một đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF là:
Sđáy = (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF là:
84 + 2. 6 = 96 (cm2)
Vậy diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF lần lượt là 84 cm2 và 96 cm2.
2. Thể tích của hình lăng trụ đứng
Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
V = Sđáy . h
(Sđáy là diện tích đáy, h là chiều cao).
Ví dụ: Tính thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình chữ nhật chiều rộng là 3 cm, chiều dài là 4 cm, và chiều cao của lăng trụ là 5,5 cm.
Hướng dẫn giải
Ta có đáy là hình chữ nhật nên diện tích đáy là:
Sđáy = 3 . 4 = 12 (cm2)
Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác đó là:
V = Sđáy . h = 12 . 5,5 = 66 (cm3).
Vậy thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác đó là 66 cm3.
3. Diện tích xung quanh và thể tích của một số hình khối trong thực tiễn
Ví dụ: Một tấm lịch để bàn có dạng hình lăng trụ đứng tam giác. Tính diện tích xung quanh của tấm lịch.
Hướng dẫn giải
Diện tích xung quanh của tấm lịch để bàn là:
Sxq = Cđáy . h = (7 + 15 + 15) . 16 = 592 (cm2)
Vậy diện tích xung quanh của tấm lịch là 592 cm2.
Ví dụ: Để thi công một con dốc, người ta đúc một khối bê tông hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước như hình sau.
Hãy tính thể tích của khối bê tông.
Hướng dẫn giải
Diện tích đáy của hình lăng trụ đứng tam giác là:
Sđáy = = 84 (m2).
Thể tích của khối bê tông là:
V = Sđáy . h = 84 . 22 = 1 848 (m3).
Vậy thể tích của khối bê tông là 1 848 m3.
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác
Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Các bài toán về đo đạc và gấp hình
Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt