Sách bài tập Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

6.4 K

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

Giải SBT Toán 7 trang 63 Tập 1

Bài 1 trang 63 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Một chiếc hộp hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 3 cm, chiều cao 7 cm. Nam cắt chiếc hộp thành hai hình lăng trụ đứng tứ giác với kích thước các đoạn cắt trên như Hình 6.

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tính thể tích của hai hình lăng trụ đứng tứ giác sau khi cắt.

Lời giải

Quan sát Hình 6 ta thấy hai hình lăng trụ vừa cắt là hai hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thang.

Hình lăng trụ đứng phía trên có chiều cao h1 = 3 cm và đáy là hình thang có các kích thước là 4 cm (đáy lớn), 2 cm (đáy bé), 3 cm (chiều cao hình thang).

Diện tích đáy của hình lăng trụ đứng ở phía trên là: S1 = (4 + 2) . 3 : 2 = 9 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ đứng ở phía trên là: V1 = S1 . h1 = 9 . 3 = 27 (cm3).

Thể tích của hình hộp chữ nhật là: V = 3 . 3 . 7 = 63 (cm3).

Thể tích của hình lăng trụ đứng ở phía dưới là: V2 = V – V1 = 63 – 27 = 36 (cm3).

Bài 2 trang 63 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Mô hình một ngôi nhà có kích thước như Hình 7. Tính thể tích của mô hình ngôi nhà.

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Cách 1:

Quan sát Hình 7 ta thấy mô hình ngôi nhà gồm hai hình lăng trụ đứng (lăng trụ đứng tam giác và lăng trụ đứng tứ giác) ghép với nhau cùng có chiều cao là h = 17 cm.

+ Hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình chữ nhật với các kích thước là 45 cm và 20 cm nên diện tích đáy này là: S1 = 45 . 20 = 900 (cm2).

Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác là: V1 = S1 . h = 900 . 17 = 15 300 (cm3).

+ Hình lăng trụ đứng tam giác có đáy là tam giác có chiều cao là 18 cm và cạnh đáy ứng với chiều cao đó có độ dài là 45 cm nên diện tích đáy này là: S2 = 12 . 18 . 45 = 405 (cm2).

Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác là: V2 = S2 . h = 405 . 17 = 6 885 (cm3).

Vậy thể tích của mô hình ngôi nhà là: V = V1 + V2 = 15 300 + 6 885 = 22 185 (cm3).

Cách 2:

Có thể xem mô hình ngôi nhà là hình lăng trụ có đáy là hình gồm một tứ giác và tam giác ghép lại và chiều cao h = 17 cm.

Diện tích mặt đáy là: S = 45 . 20 + 12 . 18 . 45 = 1 305 (cm2).

Thể tích của mô hình ngôi nhà là: V = S . h = 1 305 . 17 = 22 185 (cm3).

Bài 3 trang 63 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Một khối gỗ có kích thước như Hình 8 (đơn vị dm).

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Tính thể tích của khối gỗ.

b) Tính diện tích toàn phần của khối gỗ.

Lời giải

a) Quan sát Hình 8 ta thấy khối gỗ được ghép bởi hai khối hộp chữ nhật.

+ Khối hộp chữ nhật ở phía dưới có kích thước là 10 dm, 8 dm và 10 dm, do đó thể tích của khối hộp chữ nhật phía dưới là: V1 = 10 . 8 . 10 = 800 (dm3).

+ Khối hộp chữ nhật ở phía trên có:

- Chiều dài là 10 dm;

- Chiều rộng là: 10 – 2 – 2 = 6 (dm);

- Chiều cao là: 12 – 8 = 4 (dm).

Thể tích của khối hộp chữ nhật ở phía trên là: V2 = 10 . 6 . 4 = 240 (dm3).

Vậy thể tích của khối gỗ là V = V1 + V2 = 800 + 240 = 1 040 (dm3).

b) Có thể xem khối gỗ là hình lăng trụ có đáy hình gồm 2 hình chữ nhật ghép lại với nhau và chiều cao là h = 10 dm.

Chu vi đáy là: CVđáy = 10 + 8 + 2 + 4 + 6 + 4 + 2 + 8 = 44 (dm).

Diện tích xung quanh của khối gỗ là: Sxq = CVđáy  . h = 44 . 10 = 440 (dm2).

Diện tích hai mặt đáy là: S2đáy = 2 . (10 . 8 + 6 . 4) = 208 (dm2).

Diện tích toàn phần của khối gỗ là: Stp = Sxq + S2đáy = 440 + 208 = 648 (dm2).

Bài 4 trang 63 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Một chi tiết máy bằng thép hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là một hình thoi có độ dài hai đường chéo là 16 cm và 18 cm, chiều cao 10 cm. Người ta khoét một lỗ hình hộp chữ nhật (Hình 9) có kích thước hai cạnh đáy là 2 cm và 6 cm. Tính thể tích còn lại của khối thép.

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Diện tích đáy hình thoi của khối lăng trụ là: Sđ = 12 . 16 . 18 = 144 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ có đáy là hình thoi là: V = 144 . 10 = 1 440 (cm3).

Lỗ hình hộp chữ nhật có kích thước hai cạnh đáy là 2 cm và 6 cm và chiều cao chính bằng chiều cao của hình lăng trụ có đáy là hình thoi và là 10 cm. Do đó, thể tích cái lỗ hình hộp chữ nhật là: Vl = 2 . 6 . 10 = 120 (cm3).

Thể tích còn lại của khối thép là: Vcl = V – Vl = 1 440 – 120 = 1 320 (cm3).

Bài 5 trang 63 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tính thể tích của một hình lăng trụ đứng đáy là một tứ giác như Hình 10, có độ dài AC = 5 m, BM = DN = 3 m, chiều cao của lăng trụ 7 m.

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Từ Hình 10, ta thấy đáy của hình lăng trụ là một tứ giác, ta chia tứ giác đó thành 2 tam giác.

Tam giác ABC có chiều cao BM = 3 m và cạnh đáy AC = 5 m, diện tích tam giác ABC là SABC = 12BM . AC = 12 . 3 . 5 = 152 (m2).

Tam giác ADC có chiều cao DN = 3 m và cạnh đáy AC = 5 m, diện tích tam giác ADC là SADC = 12DN . AC = 12 . 3 . 5 = 152 (m2).

Diện tích đáy của hình lăng trụ đã cho là: Sđ = SABC + SADC = 152 152 = 15 (m2).

Thể tích của hình lăng trụ là: V = Sđ . h = 15 . 7 = 105 (m3).

Bài 6 trang 63 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Một bể cá có kích thước như Hình 11, người ta đổ vào đó 6,25 lít nước. Khoảng cách từ mực nước đến miệng bể là bao nhiêu?

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Bể cá có dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước là 20 cm, 50 cm, 25 cm.

Thể tích của bể cá là: 20 . 50 . 25 = 25 000 (cm3).

Đổi: 6,25 lít = 6,25 dm3 = 6 250 cm3.

Thể tích phần bể không chứa nước là: 25 000 – 6 250 = 18 750 (cm3).

Phần bể không chứa nước có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước đáy giống bể cá và chiều cao chính là khoảng cách từ mực nước đến miệng bể.

Vậy khoảng cách từ mực nước đến miệng bể là:  (cm).

Giải SBT Toán 7 trang 64 Tập 1

Bài 7 trang 64 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Một khối bê tông hình lăng trụ đứng tam giác, bên trong khoét một cái lỗ có kích thước như Hình 12 (đơn vị dm).

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tính thể tích của khối bê tông.

Lời giải

Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác là: V1 = 12.13.16.14=1456 (dm3).

Phần lỗ khoét có dạng hình hộp chữ nhật với các kích thước là 3 dm, 6 dm và 14 dm nên thể tích cái lỗ là: V2 = 3 . 6 . 14 = 252 (dm3).

Thể tích của khối bê tông là: V = V1 – V2 = 1 456 – 252 = 1 204 (dm3).

Bài 8 trang 64 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Một công trường xây dựng cần 30 khúc gỗ để làm khung cho một tòa nhà. Mỗi khúc gỗ có dạng hình hộp chữ nhật đáy là hình vuông cạnh 0,5 m, chiều dài 8 m. Hỏi phần không gian mà 30 khúc gỗ chiếm là bao nhiêu?

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Thể tích của một khúc gỗ dạng hình hộp chữ nhật là: V1 = 0,5 . 0,5 . 8 = 2 (m3).

30 khúc gỗ có thể tích là: 2 . 30 = 60 (m3).

Vậy phần không gian mà 30 khúc gỗ chiếm có thể tích là 60 m3.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

Bài tập cuối chương 3

Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt

Bài 2: Tia phân giác

Lý thuyết Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

1. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.

Sxq = Cđáy . h

(Cđáy là chu vi đáy, h là chiều cao).

Chú ý: Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.

Ví dụ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF sau:

Lý thuyết Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác,  lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF là:

Sxq = Cđáy . h = (3 + 4 + 5 ) . 7 = 84 (cm2).

Diện tích một đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF là: 

Sđáy =  12.3.4=6 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF là:

84 + 2. 6 = 96 (cm2)

Vậy diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF lần lượt là 84 cm2 và 96 cm2.

2. Thể tích của hình lăng trụ đứng

Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.

V = Sđáy . h

(Sđáy là diện tích đáy, h là chiều cao).

Ví dụ: Tính thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình chữ nhật chiều rộng là 3 cm, chiều dài là 4 cm, và chiều cao của lăng trụ là 5,5 cm.

Hướng dẫn giải

Ta có đáy là hình chữ nhật nên diện tích đáy là:

Sđáy = 3 . 4 = 12 (cm2)

Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác đó là: 

V = Sđáy . h = 12 . 5,5 = 66 (cm3).

Vậy thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác đó là 66 cm3.

3. Diện tích xung quanh và thể tích của một số hình khối trong thực tiễn

Ví dụ: Một tấm lịch để bàn có dạng hình lăng trụ đứng tam giác. Tính diện tích xung quanh của tấm lịch.

Lý thuyết Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác,  lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Diện tích xung quanh của tấm lịch để bàn là:

Sxq = Cđáy . h = (7 + 15 + 15) . 16 = 592 (cm2)

Vậy diện tích xung quanh của tấm lịch là 592 cm2.

Ví dụ: Để thi công một con dốc, người ta đúc một khối bê tông hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước như hình sau.

Lý thuyết Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác,  lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hãy tính thể tích của khối bê tông.

Hướng dẫn giải

Diện tích đáy của hình lăng trụ đứng tam giác là:

Sđáy = 12.7.24 = 84 (m2).

Thể tích của khối bê tông là:

V = Sđáy . h = 84 . 22 = 1 848 (m3).

Vậy thể tích của khối bê tông là 1 848 m3.

Đánh giá

0

0 đánh giá