Với giải Thực hành 3 trang 60 Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Chương 3 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 7 Chương 3 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
Thực hành 3 trang 60 Toán lớp 7: Tính thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thang với kích thước cho trong Hình 5
Phương pháp giải:
Thể tích hình lăng trụ là: V = Diện tích đáy . chiều cao
Diện tích hình thang có 2 đáy là a và b, chiều cao h là: S = (a+b).h : 2
Lời giải:
Diện tích đáy của lăng trụ là:
Sđáy = (5+8).4:2 = 26 (cm2)
Thể tích hình lăng trụ đứng trong Hình 5 là:
V = Sđáy . h = 26 . 12 = 312 (cm3)
Lý thuyết Thể tích của hình lăng trụ đứng
Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
V = Sđáy . h
(Sđáy là diện tích đáy, h là chiều cao).
Ví dụ: Tính thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình chữ nhật chiều rộng là 3 cm, chiều dài là 4 cm, và chiều cao của lăng trụ là 5,5 cm.
Hướng dẫn giải
Ta có đáy là hình chữ nhật nên diện tích đáy là:
Sđáy = 3 . 4 = 12 (cm2)
Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác đó là:
V = Sđáy . h = 12 . 5,5 = 66 (cm3).
Vậy thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác đó là 66 cm3.
Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3 trang 62 Toán lớp 7: Một cái bục hình lăng trụ đứng có kích thước như Hình 12...
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác
Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Các bài toán về đo đạc và gấp hình
Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt