Bài 4.21 trang 79 Toán 7 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán lớp 7

6.3 K

Với giải Bài 4.21 trang 79 Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Bài 4.21 trang 79 Toán lớp 7: Cho hình 4.56, biết AB=CD, BAC^=BDC^=90o. Chứng minh rằng ΔABE=ΔDCE.

Phương pháp giải:

Chứng minh 2 tam giác vuông AEB và DEC bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh - góc

Lời giải:

Vì tổng 3 góc trong 1 tam giác luôn bằng 180 độ.

Xét hai tam giác AED và DEC có:

AEB^=DEC^(đối đỉnh) và BAC^=BDC^=90o.

Suy ra: AEB^=DEC^

Xét 2 tam giác vuông AEB và DEC có:

AB=DC

AEB^=DEC^

=>ΔAEB=ΔDEC(g.c.g)

Bài tập vận dụng:

Bài 1. Mỗi hình sau có các cặp tam giác vuông nào bằng nhau? Vì sao?

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 5)

Hướng dẫn giải

a) Hai tam giác DEG (vuông tại G) và tam giác DFG (vuông tại G) có:

DG là cạnh chung

EDG^=FDG^

Nên ΔDEG=ΔDFG (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

b) Hai tam giác HIK (vuông tại I) và tam giác KJH (vuông tại J) có:

HK là cạnh chung

HI = KJ

Nên ΔHIK=ΔKJH (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

c) Hai tam giác MLO (vuông tại L) và tam giác ONM (vuông tại N) có:

MO là cạnh chung

LOM^=NMO^

Nên ΔMLO=ΔONM (cạnh huyền –góc nhọn).

d) Hai tam giác SRP (vuông tại R) và tam giác QPR (vuông tại P) có:

RP là cạnh chung

SR = QP

Nên ΔSRP=ΔQPR (hai cạnh góc vuông).

Bài 2. Cho hình chữ nhật ABCD, M là trung điểm của cạnh CD. Chứng minh rằng ΔADM=ΔBCM.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 6)

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 7)

ABCD là hình chữ nhật ⇒ AD = BC và ADM^=BCM^=90°

Xét tam giác ADM (vuông tại D) và tam giác BCM (vuông tại C) có:

AD = BC (chứng minh trên)

DM = CM (theo giả thiết)

⇒ ΔADM=ΔBCM (hai cạnh góc vuông)

Bài 3. Cho hình vẽ dưới đây, biết AB vuông góc với BC, AD vuông góc với CD và cạnh AB = AD. Chứng minh rằng:

a) ΔBAC=ΔDAC;

b) AC vuông góc với BD.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 8)

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 9)

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (ảnh 10)

a) Xét tam giác BAC (vuông tại B) và tam giác DAC (vuông tại D) có:

AC là cạnh chung

AB = AD (theo giả thiết)

ΔBAC=ΔDAC (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

b) Gọi H là giao điểm của AC và BD.

Vì ΔBAC=ΔDAC (theo câu a) ⇒ BAC^=DAC^ (hai góc tương ứng) hay BAH^=DAH^

Xét tam giác BAH và tam giác DAH có:

AB = AD (theo giả thiết)

BAH^=DAH^ (chứng minh trên)

AH là cạnh chung

ΔBAH=ΔDAH (c.g.c)

AHB^=AHD^ (hai góc tương ứng)

Mà AHB^+AHD^=180°(hai góc kề bù)

Nên AHB^=AHD^=90°

⇒AC ⊥ BD (đpcm).

Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá