Cho OA và OB là hai bán kính vuông góc với nhau của đường tròn (O), C là điểm trên

126

Với giải Khám phá 3 trang 91 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Góc ở tâm, góc nội tiếp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài 3: Góc ở tâm, góc nội tiếp

Khám phá 3 trang 91 Toán 9 Tập 1: Cho OA và OB là hai bán kính vuông góc với nhau của đường tròn (O), C là điểm trên cung nhỏ AB (Hình 7). Ta coi số đo của một cung nhỏ là số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

a) Xác định số đo của cung AB.

b) So sánh số đo của hai cung AC và AB.

Khám phá 3 trang 91 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Lời giải:

a) Số đo của cung AB là số đo của AOB^ và bằng 90°.

b) Ta có số đo của cung AC là số đo của AOC^.

 AOC^<AOB^ nên số đo của cung AC nhỏ hơn số đo của cung AB.

Lý Thuyết Cung, số đo cung

Cung

Mỗi phần đường tròn giới hạn bởi hai điểm A, B trên đường tròn gọi là một cung AB, kí hiệu là AB.

Ví dụ:

Lý thuyết Góc ở tâm, góc nội tiếp (Chân trời sáng tạo 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 1)

Góc ở tâm AOB^ chắn cung AnB hay cung AnB bị chắn bởi góc ở tâm AOB^.

AnB là cung nhỏ và AmB là cung lớn.

Số đo cung

- Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

- Số đo của cung lớn bằng: 3600 - số đo cung nhỏ có chung đầu mút với cung lớn.

- Số đo của cung nửa đường tròn bằng 1800.

- Số đo của cung AB được kí hiệu là sđAB.

Chú ý:

- Cung nhỏ có số đo nhỏ hơn 1800, cung lớn có số đo lớn hơn 1800. Cung nửa đường tròn có số đo 1800.

- Khi hai mút của cung trùng nhau, ta có cung không với số đo 00 và cung cả đường tròn có số đo 3600.

- Một cung có số đo n0 thường được gọi tắt là cung n0.

- Trong một đường tròn, hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.

Đánh giá

0

0 đánh giá