20 Bài tập Góc ở tâm, góc nội tiếp lớp 9 (sách mới) có đáp án

674

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 9 Góc ở tâm, góc nội tiếp được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Góc ở tâm, góc nội tiếp. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 9 Góc ở tâm, góc nội tiếp

A. Bài tập Góc ở tâm, góc nội tiếp

Bài 1. Hình nào sau đây biểu diễn góc nội tiếp?

Góc ở tâm. Góc nội tiếp (Lý thuyết Toán lớp 9) | Cánh diều

A. Hình 1;

B. Hình 2;

C. Hình 3;

D. Hình 4.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Hình 1 biểu diễn góc ở tâm AOB^ vì có đỉnh trùng với tâm của đường tròn.

Hình 2 biểu diễn góc nội tiếp DEF^ vì có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh DE, DF chứa hai dây cung của đường tròn.

Hình 3, Hình 4 không phải là góc nội tiếp vì có đỉnh không nằm trên đường tròn.

Vậy ta chọn phương án B.

Bài 2. Xác định số đo các cung  AB,BC,CAtrong mỗi hình vẽ sau.

Góc ở tâm, góc nội tiếp (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo

Góc ở tâm, góc nội tiếp (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải

a) Xét tam giác ABC, ta có:

BAC^=180°CBA^ACB^=180°60°40°=80°.

 

• sđBC=2BAC^=2.80°=160° (vì BC và BAC^  cùng chắn cung BC).

 sđAB=2ACB^=2.40°=80° (vì AB và ACB^ cùng chắn cung AB).

 sđAC=2ABC^=2.60°=120° (vì AC và ABC^  cùng chắn cung AC).

b) Ta có sđBC và góc ở tâm BOC^ cùng chắn cung BC suy ra sđBC=BOC^=140°.

Xét ∆OAB có OA = OB = R suy ra ∆OAB cân tại O.

Mặt khác OBA^=40° nên AOB^=180°2OBA^=180°2.40°=100°.

Ta có sđAB=AOB^=100° (vì AB và AOB^ cùng chắn cung AB).

Suy ra sđAC=360°sđABsđBC=360°100°140°=120°.

Bài 3. Cho đường tròn (O) và hai đường kính AB, CD vuông góc với nhau. Lấy một điểm M trên cung nhỏ AC rồi vẽ tiếp tuyến với đường tròn (O) tại M. Tiếp tuyến này cắt đường thẳng CD tại S. Chứng minh rằng MSD^=2MBA^.

Hướng dẫn giải

Góc ở tâm. Góc nội tiếp (Lý thuyết Toán lớp 9) | Cánh diều

Vì SM là tiếp tuyến của (O) tại M nên OMS^=90°.

Tam giác OMS vuông tại M, có: O1^+OSM^=90° (hai góc nhọn trong tam giác vuông bằng 90°).

Mà O1^+O2^=90° (do AB ⊥ CD) nên OSM^=O2^. (1)

Mặt khác, O2^ và MBA^ lần lượt là góc ở tâm và góc nội tiếp cùng chắn cung AM của đường tròn (O) nên MBA^=12O2^ hayO2^=2MBA^. (2)

Từ (1), (2), ta cóMSD^=2MBA^.

Bài 4. Xác định số đo cung nhỏ AB trong hình ngôi sao năm cánh sau biết các đỉnh của ngôi sao chia đường tròn thành các cung bằng nhau:

Góc ở tâm. Góc nội tiếp (Lý thuyết Toán lớp 9) | Cánh diều

Hướng dẫn giải

Vì số đo của cung cả đường tròn gấp năm lần số đo cung nhỏ AB và cung cả đường tròn có số đo bằng 360° nên sđAB=15360°=72°.

Vậy số đo cung nhỏ AB trong hình ngôi sao năm cánh đã cho bằng 72°.

Bài 5. Nếu tứ giác ABCD là một tứ giác nội tiếp đường tròn. Chọn khẳng định sai.

A.BAD^+BCD^=180°;

B. ABD^=ACD^;

C. Tổng 4 góc là 360°;

D. ADB^=DAC^.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Góc ở tâm, góc nội tiếp (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo

Xét đường tròn (O) có:

BAD^+BCD^=180° (tổng hai góc đối)

ABD^=ACD^ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AD )

A^+B^+C^+D^=360° (tổng 4 góc trong tứ giác).

B. Lý thuyết Góc ở tâm, góc nội tiếp

1. Góc ở tâm

Định nghĩa

Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn.

Lý thuyết Góc ở tâm. Góc nội tiếp (Cánh diều 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 1)

Nhận xét: Đường kính chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần được gọi là một nửa đường tròn.

2. Cung, số đo cung

Cung

Phần đường tròn nối liền hai điểm A, B trên đường tròn được gọi là một cung (hay cung tròn) AB, kí hiệu là AB.

Lý thuyết Góc ở tâm. Góc nội tiếp (Cánh diều 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 2)

Góc ở tâm AOB^ chắn cung AnB hay cung AnB bị chắn bởi góc ở tâm AOB^.

AnB là cung nhỏ và AmB là cung lớn.

Số đo cung

- Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

- Số đo của cung lớn bằng: 3600 - số đo cung nhỏ (có chung đầu mút với cung lớn).

- Số đo của cung nửa đường tròn bằng 1800.

- Số đo của cung AB được kí hiệu là sđAB.

Quy ước: Khi hai mút của cung trùng nhau, ta có “cung không” với số đo 00 và cung cả đường tròn có số đo 3600.

Nhận xét: Góc ở tâm chắn một cung mà cung đó là nửa đường tròn thì có số đo bằng 1800.

Nếu điểm C là một điểm nằm trên cung AB thì sđACB = sđAC + sđCB.

Chú ý:

- Khác với so sánh hai góc, ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau. Cụ thể:

+ Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau;

+ Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.

Hai cung AB và CD bằng nhau được kí hiệu là AB=CD.

Cung EG nhỏ hơn cung HK được kí hiệu là EG<HK. Trong trường hợp này, ta cũng nói cung HK lớn hơn cung EG và kí hiệu là HK>EG.

- Cho điểm A thuộc đường tròn (O) và số thực α với 0<α<360. Sử dụng thược thẳng và thước đo độ, ta vẽ điểm B thuộc đường tròn (O) như sau:

+ Nếu 0<α180 thì ta vẽ theo chiểu quay của kim đồng hồ góc ở tâm AOB có số đo bằng α0. Khi đó sđAmB=α0

Lý thuyết Góc ở tâm. Góc nội tiếp (Cánh diều 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 3)

+ Nếu 180<α360 thì ta vẽ theo ngược chiểu quay của kim đồng hồ góc ở tâm AOB có số đo bằng α01800. Khi đó sđAnB=α0.

Lý thuyết Góc ở tâm. Góc nội tiếp (Cánh diều 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 4)

3. Góc nội tiếp

Định nghĩa

Góc nội tiếp là góc có đỉnh thuộc đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.

Cung nằm bên trong của góc được gọi là cung bị chắn.

Định lí

Một góc ở tâm có số đo gấp hai lần số đo góc nội tiếp cùng chắn một cung.

Số đo góc nội tiếp

Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.

Góc nội tiếp chắn nửa cung tròn có số đo bằng 900.

Ví dụ:

Lý thuyết Góc ở tâm. Góc nội tiếp (Cánh diều 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 5)

AMB^ là góc nội tiếp chắn AB trên đường tròn (O) nên AMB^=12AB.

Nhận xét: Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

Sơ đồ tư duy Góc ở tâm. Góc nội tiếp

Đánh giá

0

0 đánh giá