Luận điểm chính được tác giả trình bày trong văn bản là gì? Luận điểm đó được khai triển

350

Với giải Câu 1 trang 25 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Hành trang cuộc sống của thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 9: Hành trang cuộc sống

Bài tập 8 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Điên rồ” là từ mọi người gọi An-tô-ni-ô Vi-xen-tê (Antonio Vicente), một người Bra-xin (Brazil) muốn trồng lại rừng ở xứ rừng. Bra-xin nổi tiếng có đến 60% diện tích rừng A-ma-dôn (Amazon), rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Từ những năm 60 của thế kỉ trước, rừng A-ma-dôn bắt đầu bị thu hẹp bởi chính sách phát triển nông nghiệp của Bra-xin. Chính phủ khuyến khích đẩy mạnh chăn nuôi bò nên những chủ đồn điền tới chặt hạ rừng để trồng cỏ.

Từ Đông sang Tây, còn nhiều con người điên rồ, mơ mộng như vậy nữa. Tôi có thể kể đến cặp vợ chồng già Thơ-bát (Tubbat) và Thô-xơn-xa-gan (Tosontsagaan) đã mất 15 năm để biến sa mạc thành ốc đảo. Công việc của họ là bản trường ca chiến đấu với sa mạc, họ dùng xe máy chở nước để trồng loài cây xa-xo (saxaul)1” trên sa mạc, sa mạc biến công sức họ thành cát bụi bởi gió, cát và nắng nóng. Cây chết, họ lại tiếp tục trồng cây mới, làm hàng rào ngăn cát, xe máy hỏng thì đổi xe mới, không lùi bước. Sau 15 năm, hỏng 7 chiếc xe máy, họ đã trồng được 50 000 cây. Cây xa-xo chính là những cái bơm nước sinh học, có cây xa-xo, cỏ mọc lại, sự sống hồi sinh trên sa mạc. Tôi cũng có thể kể đến ông già 78 tuổi Vương Thiên Xương (Wang Tianchang) cùng người con trai Vương Ngân Cát (Wang Yinji) đã trồng cây trong suốt 30 năm để tạo nên một ốc đảo rộng 500 ha ở sa mạc Đằng Cách Lý (Tenggeli), đông bắc Trung Quốc. Ốc đảo cây ấy đã góp phần bảo vệ làng của họ khỏi sự tấn công của sa mạc. Tôi có thể kể đến kẻ điên rồ Ya-cu-ba Xa-va-đô-gô (Yacouba Sawadogo), người đã bị cười nhạo khi muốn trồng rừng ở nơi tất cả các tổ chức, nhà khoa học đã phải bó tay: vùng sa mạc Xa-ha-ra (Sahara) ở Buốc-ki-na Pha-xô (Burkina Farso).

Và tôi còn có thể kể đến nhiều cái tên khác...

Những kẻ mơ mộng đó đã làm nên những kì tích mà hầu hết chúng ta không thể làm nổi. Nhưng ngay cả những chiến công của họ cũng là rất nhỏ bé nếu đem so với những gì con người đã gây ra cho thiên nhiên. Những kẻ mơ mộng ấy muốn rằng càng ngày càng có thêm nhiều người mơ mộng, để trồng thêm dù chỉ một cái cây, và nhiều cây sẽ thành một khu rừng.

Con đường vạn dặm nào cũng bắt đầu từ những bước đi đầu tiên. Trồng một cái cây, làm tổ cho bọ rùa, hay trồng hoa cho lũ ong,... biết đâu một ngày nào đó sẽ có một khu rừng mọc lên?

(Theo CANDID, Đời luôn sẵn kẻ mộng mơ, báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 5/3/2018)

1 Xa-xo: loài cây có khả năng chịu hạn cao, được trồng nhiều ở Trung Quốc và một số quốc gia Trung Á để chống lại hiện tượng sa mạc hoá.

Câu 1 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Luận điểm chính được tác giả trình bày trong văn bản là gì? Luận điểm đó được khai triển dựa trên những lí lẽ, bằng chứng nào?

Trả lời:

Luận điểm chính được tác giả trình bày trong văn bản là: Mỗi hành động rất nhỏ của con người để bảo vệ môi trường đều có thể tạo nên một sự thay đổi lớn lao cho Trái Đất.

Luận điểm này được triển khai dựa trên các bằng chứng: Câu chuyện về An-tô-ni-ô Vi-xen-tê ở Bra-xin muốn trồng lại rừng ở xứ rừng, câu chuyện về cặp vợ chồng già Thơ-bát và Thô-xơn-xa-gan mất 15 năm biến sa mạc thành ốc đảo, câu chuyện về ông già 78 tuổi Vương Thiên Xương cùng người con trai Vương Ngân Cát đã trồng cây trong suốt 30 năm để tạo nên một ốc đảo rộng 500 ha ở sa mạc Đằng Cách Lý, đông bắc Trung Quốc. Đây là những bằng chứng cụ thể, khách quan, có thể kiểm chứng và đồng thời gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, vì thế là những bằng chứng rất có sức thuyết phục.

Đánh giá

0

0 đánh giá