Giọng điệu trần thuật của văn bản có gì đặc biệt? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu trần thuật đó

887

Với giải Câu 3 trang 20 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Hành trang cuộc sống của thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 9: Hành trang cuộc sống

Bài tập 4 trang 20, 21 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc lại văn bản Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 121 - 123) và trả lời các câu hỏi:

Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Giọng điệu trần thuật của văn bản có gì đặc biệt? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu trần thuật đó?

Trả lời:

Giọng điệu bao trùm toàn bộ văn bản là giọng điệu hân hoan, háo hức, bâng khuâng, trăn trở của một người lính trẻ lần đầu nhập ngũ. Giọng điệu này được tạo nên bởi lời độc thoại nội tâm với rất nhiều những trăn trở, tự vấn (“Thế là thế nào?”; “Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế”; “Mình đã lớn rồi. Học bao lâu mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”), bởi hình thức câu văn nghi vấn và cảm thán xuất hiện với một tần suất dày đặc trong suốt văn bản (ở đâu, khuôn mặt thân yêu ấy?”; “Bước lên giảng đường, bạn có nhớ tới mình không?”; “Xe ơi, lao nhanh hơn, cho ta chóng tới gia đình lớn”;...), bởi điểm nhìn trần thuật bên trong, cho phép soi tỏ những suy tư, thậm chí cảm giác thoáng qua của người trần thuật. Giọng điệu này làm nên chất trữ tình cho văn bản.

Đánh giá

0

0 đánh giá