Với giải Câu 7 trang 19 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Hành trang cuộc sống của thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 9: Hành trang cuộc sống
Bài tập 2 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc lại hai bản dịch bài thơ Con đường không chọn trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 104 - 105) và trả lời các câu hỏi:
Câu 7 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nêu nhận xét khái quát về mối quan hệ giữa hình ảnh con đường và hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Trả lời:
Trong bài thơ, giữa hình ảnh con đường và hình ảnh nhân vật trữ tình có sự thống nhất chặt chẽ, tuy hai nhưng cũng là một. Con đường không chỉ là con đường cụ thể trong rừng có lá vàng ngập bước chân đi vào một buổi sáng nào đó, mà còn là biểu tượng của đường đời, đường số phận, đúng hơn là biểu tượng của sự lựa chọn đường đi trong cuộc sống. Có thể nói, nếu không có “tôi” với những trăn trở về sự lựa chọn thì cũng sẽ không có con đường với hai lối rẽ khiến người lữ hành phải phân tâm như bài thơ cho biết. Như vậy, con đường là sự hình tượng hoá những trăn trở của chính nhà thơ, như được sinh ra từ những trăn trở ấy. Tuy bài thơ gợi lên câu chuyện có thật về những cuộc dạo chơi trong rừng giữa tác giả với người bạn thân của mình là Ét-uốt Thô-mớt-xơ (Edward Thomas), nhưng khi vào bài thơ, tính cụ thể của con đường đã bị mờ đi để tính biểu tượng nổi bật lên.
Xem thêm lời giải bài tập Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn.
Câu 5 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Bạn có đồng ý với quan điểm của tác giả không? Vì sao?
Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Xác định luận điểm chính của tác giả.
Câu 5 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Theo bạn, “chiều dài của cuộc đời” ở đây nghĩa là gì?
Câu 2 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tóm tắt những nội dung chính trong văn bản bằng một sơ đồ.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian
Bài 6: Nguyễn Trãi – Dành còn để trợ dân này
Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện