Mỗi chọn lựa hàm chứa một con đường và cơ hồ ta sẽ phải rải từng viên gạch cho con đường

0.9 K

Với giải Câu 4 trang 22 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Hành trang cuộc sống của thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 9: Hành trang cuộc sống

Bài tập 5 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Trong lựa chọn, đáng sợ nhất là đẩy người thân yêu của mình vào vai “thủ phạm” đã làm mình mù loà để tự huyễn hoặc thất bại đã qua. Tôi tệ nhất là tự tay đẩy sự lựa chọn đó vào tay ai khác không phải bản thân mình. Dối lừa nhiều nhất là kinh hoàng nhận ra ta mãi chẳng trưởng thành được vì cứ đưa tay cầu xin cuộc đời lựa chọn thay mình, để chẳng bao giờ phải soi gương xem mình đã hành xử ra sao trước hai ngả đường lạ lẫm.

Khi chạy trốn những chọn lựa, ta chỉ là đứa trẻ mãi bơi trong cái bể cao su do người thân yêu thổi sẵn cho chơi trong sân nhà.

Vậy, nếu mình phải tự chọn tất cả, và lỡ chân chọn sai thì sao?

Tôi đã trải qua cảm giác khó chịu đó suốt nhiều tháng dài. Đầu tiên là đối mặt với ý nghĩ: Mình sai chứ không phải lỗi của ai hết. Thừa nhận sai lầm của chính mình khó hơn nói xin lỗi bạn bè. Tôi thường quá kiêu ngạo để nhận ra mình đã sai và nhu cầu tự xin lỗi đến như một cuộc vật lộn.

Sau khi thừa nhận đó là một lựa chọn sai, tôi bắt đầu suy nghĩ vì sao mà mình chọn sai. Việc này có thể làm lúc nhàn rỗi. Tôi cứ nhấm nhẳng nhai cái sai lắm đó trong suốt nhiều năm, bởi nó là vật quy chiếu và giúp mình ngừng nhầm lẫn. Dù vậy, nó chẳng giúp đảm bảo tôi có sai tiếp hay không. Nó chỉ ngăn những nhầm lẫn kéo tới và khiến tôi mù loà.

Sau đó, lại phải chọn tiếp. Khi này, tôi đã ngẩng đầu lên, thở phào nhẹ nhõm vì mình không phải đổ lỗi cho cha mẹ về sai lầm của chính mình. Tôi không đẻ ra một nạn nhân để tự tha thứ cho mình vì đã hành xử ngu dốt, thiếu trách nhiệm. Thật may mắn vì tôi đã không cho cha mẹ quyền lựa chọn, họ đã không trở thành nạn nhân để tôi đổ lỗi.

Mỗi chọn lựa hàm chứa một con đường và cơ hồ ta sẽ phải rải từng viên gạch cho con đường hiện ra sau bờ bãi xa mù. Ta chỉ là một kẻ dại khờ, đeo lên mặt tấm băng đen và dùng bàn tay dò dẫm trong bóng tối của tương lai, vừa đi vừa xếp những viên gạch xuống con đường trước mặt.

Khi sợ hãi phải chọn lựa, hãy nhớ rằng bất cứ ai cũng mù loà như mình và cũng đang đi với bàn tay vất vả, đôi chân mò mẫm trong đường hầm tối tăm ấy.

Chẳng có cách nào khác ngoài lót gạch, bước đi và chịu đau.

(Theo Khải Đơn, Ta có bị quan không), NXB Thanh niên, Hà Nội, 2017, tr. 216 —- 218)

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: “Mỗi chọn lựa hàm chứa một con đường và cơ hồ ta sẽ phải rải từng viên gạch cho con đường hiện ra sau bờ bãi xa mù. Ta chỉ là một kẻ dại khờ, đeo lên mặt tấm băng đen và dùng bàn tay dò dẫm trong bóng tối của tương lai, vừa đi vừa xếp những viên gạch xuống con đường trước mặt”. Bạn hiểu như thế nào về nhận định này của tác giả?

Trả lời:

Tác giả nêu nhận định thông qua các hình ảnh ẩn dụ. Chọn lựa được ví như một con đường, mỗi hành động tiếp theo sau chọn lựa được ví như việc rải từng viên gạch cho con đường hiện ra sau bờ bãi xa mù, có nghĩa là không ai có thể chỉ cho ta nên đi thế nào, cũng như lát gạch cho ta đi, ta cần tự lựa chọn và tự bước đi trên con đường của chính mình. Biện pháp so sánh được sử dụng trong câu: “Ta chỉ là một kẻ dại khờ, đeo lên mặt tấm băng đen và dùng bàn tay dò dẫm trong bóng tối của tương lai, vừa đi vừa xếp những viên gạch xuống con đường trước mặt” làm nổi bật nhận thức rằng tương lai là cái mơ hồ, không ai có thể biết trước, mỗi người đều không đoán định được con đường sắp tới của mình, nhưng dù vậy, vẫn phải tự bước đi. Nói chung, cốt lõi của nhận định là: Dù không thể biết trước tương lai sẽ ra sao, nhưng mỗi cá nhân đều phải tự lựa chọn, tự bước đi, chấp nhận vấp ngã và tự chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của mình.

Đánh giá

0

0 đánh giá