Vì sao nhân vật trữ tình (“tôi” - kẻ lữ hành) lại phân vân trước hai lối rẽ của con đường trong rừng thu

851

Với giải Câu 2 trang 19 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Hành trang cuộc sống của thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 9: Hành trang cuộc sống

Bài tập 2 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc lại hai bản dịch bài thơ Con đường không chọn trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 104 - 105) và trả lời các câu hỏi:

Câu 2 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Vì sao nhân vật trữ tình (“tôi” - kẻ lữ hành) lại phân vân trước hai lối rẽ của con đường trong rừng thu?

Trả lời:

Theo những dữ kiện trong bài, sở dĩ nhân vật trữ tình (“tôi”- kẻ lữ hành) mãi phân vân trước hai lối rẽ của con đường trong rừng thu là vì:

- Hai lối rẽ quá giống nhau: đều có “vệt mòn” dẫn tới đâu không rõ, đều ngập lá vàng trong “sáng ấy” và trên các “thảm lá” mà “chưa chân ai hằn dấu thẫm”

- Nhân vật trữ tình chưa có một định hướng rõ rệt, để khi đưa ra quyết định sau cùng, anh chỉ biết dựa vào một “thôi thúc” mơ hồ, cảm tính. Ở phần cuối bài thơ, nhân vật trữ tình tuy có lưu ý rằng con đường đã chọn là con đường “ít dấu chân người” nhưng không thể nói dấu hiệu này đã gây sự chú ý đặc biệt, chẳng qua, nó được nêu lên chỉ để phân biệt một cách tương đối hai lối rẽ với nhau mà thôi.

Đánh giá

0

0 đánh giá