Hình ảnh trung tâm của bài thơ là gì? Nó đã được nhân vật trữ tình nói đến như thế nào

664

Với giải Câu 1 trang 19 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Hành trang cuộc sống của thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 9: Hành trang cuộc sống

Bài tập 2 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc lại hai bản dịch bài thơ Con đường không chọn trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 104 - 105) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hình ảnh trung tâm của bài thơ là gì? Nó đã được nhân vật trữ tình nói đến như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh trung tâm của bài thơ, như nhan đề cho biết, là “con đường không chọn”. Hình ảnh này được nhân vật trữ tình nhắc đến nhiều lần trong bài thơ (trước khi ám ảnh độc giả, nó đã làm “tôi” luôn bận lòng):

- Lần thứ nhất, được nhắc trong sự phân vân khi con đường đang đi trong rừng bỗng mở trước mặt hai lối rẽ.

- Lần thứ hai, được nhắc trong sự hứa hẹn với chính bản thân rằng một ngày nào đó mình sẽ bước chân trên con đường này.

- Lần thứ ba, được nhắc trong dự cảm rằng lời tự hứa sẽ khó thực hiện.

- Lần thứ tư, được nhắc trong sự hồi nhớ về quyết định ban đầu - cái quyết định đã làm nên số phận của một con người.

Dĩ nhiên, trong bài thơ, hình ảnh “con đường đã chọn” cũng xuất hiện song song với hình ảnh “con đường không chọn” nhưng chính hình ảnh con đường không chọn mới để lại những mối ưu tư không dứt cho nhân vật trữ tình. Từ hình ảnh này, bài thơ gợi lên một vấn đề mang tính phổ quát: cuộc đời mỗi người luôn phụ thuộc vào những lựa chọn, nhưng cách lựa chọn, những điều chi phối sự lựa chọn luôn là một câu đố, một bí mật.

Đánh giá

0

0 đánh giá