So sánh cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Hành lộ nan của Lý Bạch

1 K

Với giải Câu 3 trang 23 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Hành trang cuộc sống của thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 9: Hành trang cuộc sống

Bài tập 7 trang 23, 24 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

HÀNH LỘ NAN

Bình vàng, rượu trong, cốc đáng vạn,

Mâm ngọc, nhắm quý, giá mươi ngàn!

Dằn chén, ném đũa, nuốt không được,

Vung gươm bốn mặt, lòng mênh mang!

Băng đầy sông, khó nỗi vượt Hoàng Hài!

Tuyết mù trời, không đường lên Thái Hàng!

Rảnh rỗi buông câu bờ suối biếc,

Chợt cưỡi thuyền mơ bên thái dương.

Đường gian nan! Đường gian nan!

Bao ngả rẽ? Nay đâu rồi?

Đè sóng cưỡi gió, hẳn có lúc,

Treo thẳng buồm mây vượt bể khơi!

Hoàng Tạo dịch (Lý Bạch, Thơ Đường, Nam Trân tuyển chọn, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội, 1962, tr. 82)

Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: So sánh cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Hành lộ nan của Lý Bạch và cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Con đường không chọn của Rô-bớt Phờ-rót.

Trả lời:

Có thể thấy, nhân vật trữ tình trong cả hai bài thơ đều được miêu tả trong trạng thái đứng trước con đường nhiều lối rẽ, nhiều lựa chọn. Nhưng, cảm xúc, tâm thế của hai nhân vật trữ tình rất khác nhau. Trong bài thơ Hành lộ nan của Lý Bạch, nhân vật trữ tình thể hiện một ý chí mạnh mẽ và lựa chọn quyết liệt để đi một con đường dẫu nhiều sóng gió, còn trong bài Con đường không chọn, nhân vật trữ tình lại hiện lên như một kẻ đầy băn khoăn, do dự, phân vân với mỗi lựa chọn của mình. Hai trạng thái đó cũng là những trạng thái nhân sinh phổ quát của con người nói chung khi đứng trước những lối rẽ khác nhau trong cuộc đời mình.

Đánh giá

0

0 đánh giá