Hình ảnh con đường trong bài thơ ẩn dụ cho điều gì? So sánh với ẩn dụ về con đường

2.2 K

Với giải Câu 4 trang 23 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Hành trang cuộc sống của thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 9: Hành trang cuộc sống

Bài tập 7 trang 23, 24 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

HÀNH LỘ NAN

Bình vàng, rượu trong, cốc đáng vạn,

Mâm ngọc, nhắm quý, giá mươi ngàn!

Dằn chén, ném đũa, nuốt không được,

Vung gươm bốn mặt, lòng mênh mang!

Băng đầy sông, khó nỗi vượt Hoàng Hài!

Tuyết mù trời, không đường lên Thái Hàng!

Rảnh rỗi buông câu bờ suối biếc,

Chợt cưỡi thuyền mơ bên thái dương.

Đường gian nan! Đường gian nan!

Bao ngả rẽ? Nay đâu rồi?

Đè sóng cưỡi gió, hẳn có lúc,

Treo thẳng buồm mây vượt bể khơi!

Hoàng Tạo dịch (Lý Bạch, Thơ Đường, Nam Trân tuyển chọn, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội, 1962, tr. 82)

Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hình ảnh con đường trong bài thơ ẩn dụ cho điều gì? So sánh với ẩn dụ về con đường trong bài thơ Con đường không chọn của Rô-bớt Phờ-rót.

Trả lời:

Hình ảnh con đường trong bài thơ được miêu tả thông qua các chi tiết: “Băng đầy sông, khó nỗi vượt Hoàng Hà!/ Tuyết mù trời, không đường lên Thái Hàng!”; trong lời cảm thán: “Đường gian nan! Đường gian nan!/ Bao ngả rẽ? Nay đâu rồi?”. Qua những chi tiết và lời cảm thán này, có thể thấy con đường ở đây tượng trưng cho đường đời nhiều khó khăn, chông gai, nhiều ngả rẽ, thử thách ý chí của con người. Trong bài thơ Con đường không chọn, con đường được miêu tả qua các chi tiết: “lối rẽ trong rừng vàng rực lá”, “khúc quanh giữa bụi bờ chìm khuất” “cỏ rậm muốn mời chân bước”, “thảm lá chưa chân ai hằn dấu thẫm“. Con đường ở đây được miêu tả như một hành trình vô định, mơ hồ, với nhiều lối rẽ mời gọi bước chân của con người. Cùng sử dụng hình tượng con đường để miêu tả hành trình cuộc đời, nhưng ý nghĩa và những liên tưởng, cảm xúc mà hai hình tượng gợi nên trong hai bài thơ lại rất khác nhau, thể hiện những tâm trạng và lựa chọn rất khác nhau của nhân vật trữ tình.

Đánh giá

0

0 đánh giá