Tự hứa hẹn với mình rồi lại thấy sự hứa hẹn đó không lấy gì làm chắc chắn

425

Với giải Câu 4 trang 19 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Hành trang cuộc sống của thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 9: Hành trang cuộc sống

Bài tập 2 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc lại hai bản dịch bài thơ Con đường không chọn trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 104 - 105) và trả lời các câu hỏi:

Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tự hứa hẹn với mình rồi lại thấy sự hứa hẹn đó không lấy gì làm chắc chắn - điều gì đã khiến cho “tôi” rơi vào tình trạng ít tin tưởng ấy? Bạn nhận xét thế nào về đặc điểm con người của “tôi” được bộc lộ qua khổ thơ thứ ba?

Trả lời:

Ở ba dòng sau của khổ thơ thứ ba, ngay khi vừa mới nói lời hẹn ước (cũng là nỗi mong ước), nhân vật trữ tình đã lập tức bộc lộ cảm giác thiếu tin tưởng về “kế hoạch” do chính mình đặt ra. Lí do dẫn tới điều này có thể là:

- Nhân vật trữ tình dự cảm được những phức tạp của cuộc đời - nhân tố cản trở mỗi người có thể làm được điều dự định (hình ảnh “đường nối đường” nói lên sự đan cài ngược xuôi bộn bề của những hướng đi hay những khả năng lựa chọn mà người ta không dễ làm chủ).

- Nhân vật trữ tình chưa có được một động lực lớn lao, đủ cho mình theo đuổi đến cùng điều mong muốn (thực ra, điều mong muốn đó cũng chưa có gì rõ rệt).

Nhìn chung, qua khổ thơ thứ ba, nhân vật trữ tình tự thể hiện là một con người nhạy cảm, hay nghĩ ngợi, hiểu được sự bất toàn (không trọn vẹn) của mọi lựa chọn trong đời nhưng lại hơi thiếu tính quyết đoán.

Đánh giá

0

0 đánh giá